Vụ “không được chết vì nợ thôn 1,7 triệu“: Táng tận lương tâm!

(Kiến Thức) - Chỉ vì còn nợ 1,7 triệu đồng tiền thuế phí, ủng hộ mà một người phụ nữ tàn tật khi chết không được làm giấy chứng tử, không cho mượn đồ tang...

Vụ “không được chết vì nợ thôn 1,7 triệu“: Táng tận lương tâm!

Dư luận hiện đang bàng hoàng trước thông tin về việc một người tàn tật qua đời bị chính quyền địa phương ở xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) “bỏ rơi”, không cho làm giấy chứng tử, không phát loa truyền thanh thông báo, không cho mượn xe tang, kèn trống… chỉ vì người chết còn nợ thuế đất nông nghiệp và các khoản đóng góp an ninh quốc phòng, ủng hộ đồng bào lũ lụt, quỹ bảo trợ trẻ em, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học, hội xuân… với số tiền hơn 1,7 triệu đồng (Theo báo Lao động Thủ đô).

Người đàn bà “xấu số” đó là bà Nguyễn Thị Lê, ở thôn Chùa, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Bà bị tàn tật từ nhỏ, thuộc hộ nghèo, đã từng được cấp trên cấp cho mảnh đất để sinh sống nhưng qua mấy năm rồi mà chính quyền xã vẫn không chịu giải quyết. Nghèo khó, tàn tật nhưng bà còn phải chăm nuôi hai người em cũng bị tật nguyền như mình.
Phải nói chi tiết “hoàn cảnh” như thế để thấy rằng, về độ “giàu sang phú quí”, bà ở dưới đáy xã hội. Hơn thế, bà là người dễ bị tổn thương nhất bởi sự bất công của tạo hóa. Đáng lẽ, người như bà phải được xã hội mà trước hết là chính quyền địa phương nơi bà sinh sống quan tâm chia sẻ. Đằng này…
Gia đình bà Lê đang trao đổi với phóng viên. Ảnh: Lao động Thủ đô.
 Gia đình bà Lê đang trao đổi với phóng viên. Ảnh: Lao động Thủ đô.
Hãy nghe ông trưởng thôn Chùa Nguyễn Văn Khúc “tâm sự”: “Gia đình tôi và gia đình bà Lê có quan hệ họ hàng rất gần. Việc này cũng làm tôi mất ngủ và suy nghĩ nhiều. Tuy nhiên, nếu không làm thế thì người dân có ý kiến. Trước khi làm, tôi đã hỏi ý kiến của lãnh đạo cấp trên, họp chi bộ thôn và căn cứ vào hương ước của làng. Bà Lê bị tàn tật, thuộc hộ nghèo đã nhận được hỗ trợ của nhà nước, còn nghĩa vụ đóng góp với địa phương, xã hội thì vẫn phải làm. Tổng số tiền bà Lê chưa đóng góp, còn nợ là 1.716.000 đồng. Ở thôn có 11 hộ nghèo cũng đều phải đóng góp đầy đủ những khoản thu ấy…”.
Chưa bàn đến chuyện chế độ chính sách Nhà nước được thôn xã thực hiện trong trường hợp này (dám chắc là sai trăm phần trăm vì Nghị định số 55/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ đã nêu miễn 100% tiền thuế đất nông nghiệp và các khoản đóng góp khác cho hộ nghèo, người tàn tật), mà chỉ nói đến tình người thôi đã thấy “ghê” trước thái độ của ông trưởng thôn và lãnh đạo cấp trên của ông. Trong họ, ông với bà Lê là người bà con; ngoài làng ông là trưởng thôn – chức quan bé nhất trong “phẩm hàm” nhà nước hiện nay. Chức trách của trưởng thôn đã lấn át tình thân, rộng ra một chút là tình làng nghĩa xóm, là tình đồng loại để rồi cuối cùng vì sợ trách nhiệm, ông nhất quyết không chấp nhận cái chết của người bà con với mình vì món nợ 1,7 triệu đồng phi lí mà người xấu số phải gánh chịu.
Nghĩa tử là nghĩa tận. Các ông đã bất chấp đạo lí ngàn đời ấy của cha ông. Cho dù bà Lê có nợ tiền theo đúng qui định của nhà nước đi chăng nữa thì khi bà qua đời, việc trước hết là phải lo ma chay, tiễn đưa người quá cố về nơi yên nghỉ cuối cùng. Đằng này, các vị chỉ chăm chắm vào món nợ đáng lí ra không phải có đối với người đàn bà khốn khổ, bệnh tật. Các vị hành sự chức việc một cách vô hồn, vô cảm, bất chấp luật pháp và đạo lí ở đời.
Câu nói của người anh trai bà Lê như mũi dao nhói vào tim bạn đọc: “Em gái tôi qua đời, chính quyền thôn cũng không cho nó được chết như người khác chỉ vì một khoản nợ vô cùng vô lý, trái quy định…”.
Người ta đang đề nghị xóa khoản nợ thuế 1.300 tỉ đồng cho các doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ khiến đại biểu Quốc hội và cử tri lo ngại sẽ tạo ra tiền lệ xấu, dẫn đến tình trạng “hòa cả làng, hết trách nhiệm” đối với những quan chức quản lý yếu kém gây thất thoát tài sản của dân, thâm thủng ngân sách nhà nước.
Tôi đặt câu hỏi, 1,7 triệu tiền gọi là “nợ” các khoản đóng góp của bà Nguyễn Thị Lê với hàng ngàn tỉ quan tham đút túi hay món nợ 1.300 tỉ kia của các doanh nghiệp có quan hệ gì với nhau không?
Lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước kém cỏi gây thất thoát ngân sách, góp phần khiến nợ công tăng nhanh lại được xóa nợ, phủi trách nhiệm, ung dung sống khỏe trên “ngai vàng” của mình? Còn bà Lê, người phụ nữ tật nguyền, nghèo khó, chỉ vì chưa đến hai triệu đồng tiền nợ phi lí, trái qui định của nhà nước mà đến khi chết cũng không được yên?
Nghĩ đến đây, tôi chỉ còn biết dằn lòng mà kêu lên chua chát: Táng tận lương tâm!

(Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả)

Hình ảnh ít ngờ ở những nơi nghèo nhất nước Mỹ

(Kiến Thức) - Dù Mỹ là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới song những nơi nghèo nhất nước Mỹ vẫn khiến người ta giật mình.

Hình ảnh ít ngờ ở những nơi nghèo nhất nước Mỹ
Hinh anh it ngo o nhung noi ngheo nhat nuoc My

Dựa trên con số ước tính thu nhập trung bình hàng năm của các hộ gia đình, Quận McCreary ở bang Kentucky chính là nơi nghèo nhất nước Mỹ. Vùng này có thu nhập hộ gia đình trung bình chỉ từ 20.972 – 22.064 USD/năm, chỉ bằng 1/2 mức trung bình của tiểu bang là 43.036 USD.

GS.TS Vũ Quang Côn: "Tôi chỉ ước có nhiều người kế cận"

(Kiến Thức) - GS.TS Vũ Quang Côn, Chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam tâm tư, làm khoa học mà không có người kế cận thì coi như thất bại.

GS.TS Vũ Quang Côn: "Tôi chỉ ước có nhiều người kế cận"
GS.TS Vũ Quang Côn.
GS.TS Vũ Quang Côn. 
GS.TS Vũ Quang Côn, Chủ tịch Hội Côn trùng học Việt Nam tâm tư, nhiều người “mắng” ông rằng sao ông lúc nào cũng chỉ “nhăm nhăm” đào tạo cả một lực lượng đông đảo xung quanh kế cận như thế. Ông bảo, làm khoa học mà không có người kế cận thì coi như thất bại.

Cốt cách nem Phùng

(Kiến Thức) - Không phải bởi thành kiến yêu nên tốt, ghét nên xấu mà gọi nem Phùng là thức có cốt cách.

Cốt cách nem Phùng
Các thức gọi là nem, tôi đã ăn nhiều lắm. Quê tôi ở Xuân Thủy (Nam Định) cũng vốn có thứ nem nắm đã đi vào thi ca, đã gieo sầu nhung nhớ cho những người xa xứ nhớ đến quê nhà vào những chiều mưa gió. Nhưng quả tình, không thể vì thế mà đi thiên vị cho rằng nem quê mình ngon hơn nem Phùng.
Thức nhắm ngày mưa

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.