Vũ khí laser: "Bùa hộ mệnh" TSB Mỹ trước Trung Quốc

(Kiến Thức) - Để đối phó với sát thủ diệt hạm DF-21D của Trung Quốc, Hải quân Mỹ đang tìm cách đưa hệ thống vũ khí laser lên tàu sân bay thế hệ mới.

Vũ khí laser: "Bùa hộ mệnh" TSB Mỹ trước Trung Quốc
The National Interest dẫn lời quan chức Hải quân Mỹ cho biết, tàu sân bay USS Gerald R.Ford của nước này rất có thể sẽ được trang bị hệ thống vũ khí laser.
Giám đốc văn phòng tác chiến trên không Bộ tác chiến Hải quân Mỹ Michael Manazir cho rằng, tàu sân bay là một nền tảng tuyệt vời để lắp đặt vũ khí laser Hiện nay vũ khí này có thể được sử dụng chỉ với mục đích phòng thủ, tuy nhiên, ông Manazir tin rằng, khi công nghệ ngày càng phát triển vượt trội, tàu sân bay Mỹ có thể được trang bị công nghệ tấn công bằng laser mới.
Vu khi laser:
Mỹ đưa vũ khí laser lên tàu sân bay mới.
Theo thông tin trên thì tàu sân bay Gerald R. Ford có thể cung cấp nguồn điện 13.800 volt, gấp ba lần so với các tàu sân bay lớp Nimitz, 4.160 volt. Một phần điện năng của tàu sẽ được dùng để vận hành Hệ thống phóng máy bay bằng điện từ (EMALS), phần còn lại có thể được sử dụng cho những vũ khí laser và súng điện từ railgun. Ngoài ra, trong tương lai tàu sân bay lớp Ford rất có thể sẽ có nguồn điện nhiều hơn.
Ông Manazir cho rằng, vũ khí laser trang bị trên tàu sân bay tương đối hợp lý. Hiện nhiều người lo ngại về việc tàu sân bay ngày càng lỗi thời, vì vũ khí chống hạm dẫn đường chính xác, mà đáng chú ý nhất là tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D của Trung Quốc đang rơi vào tay kẻ thù của Mỹ, mà những kẻ thù này có thể dùng những tên lửa này để tấn công tàu sân bay của Mỹ.
Nhóm tàu sân bay chiến đấu của Hải quân Mỹ có khả năng phòng không và chống tên lửa mạnh, nhưng hệ thống chống tên lửa truyền thống vẫn còn có vấn đề. Đầu tiên, so với tên lửa đánh chặn, giá thành chế tạo và vận hành của tên lửa kiểu tấn công vẫn thấp hơn nhiều. Ngoài ra, tàu chiến chỉ có thể mang được số lượng tên lửa đánh chặn nhất định.
Hải quân Mỹ đã vận hành hệ thống vũ khí năng lượng định hướng (*) có tên là LaWS, được triển khai trên tàu USS Ponce. Nó chủ yếu dùng để đối phó với máy bay không người lái của Iran, cũng như các mối đe như tàu nhỏ có thể được dùng để nhấn chìm tàu chiến của Mỹ tại vịnh Ba Tư.
Tuy hệ thống vũ khí laser cũng có khả năng tác chiến nhất định, nhưng muốn phát huy được hết tiềm năng, vẫn còn một quãng đường rất dài. Trong báo cáo về vấn đề này của Trung tâm an ninh Mỹ chỉ ra, “sau gần nửa thế kỷ tìm hiểu, cuối cùng quân đội Mỹ cũng sắp đưa vũ khí năng lượng định hướng có khả năng tác chiến tương đối mạnh vào chiến trường. Mặc dù khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo của vũ khí laser MW dường như vẫn còn xa vời, nhưng vũ khí laser chiến thuật hiện nay đối với máy bay không người lái và tàu nhỏ vẫn là phương tiến có thể đóng vai trò hiệu quả nhất”.
Giám đốc dự án tàu sân bay của Hải quân Mỹ Thomas Moore từng cho rằng, cần phải có một nguồn năng lượng khoảng 300Kw thì vũ khí laser mới bắt đầu hoạt động hiệu quả. Có được nguồn năng lượng càng nhiều, thì vũ khí laser phát huy vai trò càng lớn. 

Sự thật gây sốc nặng về vũ khí laser của Mỹ

(Kiến Thức) - Ít ai ngờ rằng, vũ khí laser tối tân của Mỹ ngày nay lại là sản phẩm dựa trên thiết kế của Hải quân Liên xô.

Sự thật gây sốc nặng về vũ khí laser của Mỹ
Tờ RIR trích dẫn thông báo chính thức từ Hải quân Mỹ cho hay, Mỹ đã thử nghiệm thành công hệ thống vũ khí laser đầu tiên của mình trên vùng biển thuộc vùng Vịnh Péc Xích. Hệ thống vũ khí này được triển khai trên tàu đổ bộ USS Ponce còn được biết tới như soái hạm của Hạm đội 5 Hải quân Mỹ đang hoạt động tại khu vực vùng Vịnh.

Ảnh xe tăng bí hiểm của Quân đội Nga

Chiếc xe tăng được bọc kín một lớp bạt trùm che gọn tháp pháo, theo một số nguồn tin đó có thể là tăng T-95 tuyệt mật của Nga.

Ảnh xe tăng bí hiểm của Quân đội Nga
Anh xe tang bi hiem cua Quan doi Nga
Trang mạng Militaryphotos đã đăng tải một số hình ảnh về một mẫu xe tăng khá lạ. Phần tháp pháo được phủ bạt nên rất khó nhận dạng loại xe tăng này. 
Anh xe tang bi hiem cua Quan doi Nga-Hinh-2
Theo một số chuyên gia thì có khả năng đây là xe tăng thuộc Dự án 195 là chương trình phát triển xe tăng bí mật của Nga. Rất nhiều thông tin trái chiều về chương trình xe tăng này, một số nguồn tin cho rằng Dự án 195 là T-95 Back Eagle. 

Khoảnh khắc máy bay vận tải KC-390 Brazil cất cánh lần đầu

(Kiến Thức) - Sau gần 9 năm phát triển, máy bay vận tải chiến thuật KC-390 của Brazil đã hoàn tất cuộc bay thử nghiệm đầu tiên.

Khoảnh khắc máy bay vận tải KC-390 Brazil cất cánh lần đầu
Khoanh khac may bay van tai KC-390 Brazil cat canh lan dau
Airrecognition trích dẫn thông báo của hãng chế tạo máy bay Embraer của Brazil cho biết, nguyên mẫu đầu tiên của máy bay vận tải KC-390 do hãng này thiết kế và phát triển đã hoàn thành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên, sau khi được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 10/2014.

Đọc nhiều nhất

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

Toàn cảnh bên trong nhà máy sản xuất súng lớn nhất Việt Nam

(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.

Tin mới

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Ukraine cho nổ tung xe tăng M-1 Abrams của chính mình

Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.