Vụ bê bối chính trị lớn nhất nước Mỹ năm Quý Sửu 1973

Vụ bê bối chính trị lớn nhất nước Mỹ năm Quý Sửu 1973

(Kiến Thức) - Một vụ bê bối chính trị xảy ra trong năm Quý Sửu 1973 gây rúng động dư luận. Cảnh sát bắt quả tang 5 người đột nhập và ăn cắp tài liệu ở khu nhà Watergate. Sự việc này khiến Tổng thống Mỹ phải từ chức.

Ngày 17/6/1972, cảnh sát bắt quả tang 5 người đàn ông đang đột nhập và ăn cắp tài liệu từ trụ sở của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ ở khu nhà Watergate, thủ đô Washington D.C, Mỹ.  Vụ bê bối chính trị này diễn ra 5 tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Ngày 17/6/1972, cảnh sát bắt quả tang 5 người đàn ông đang đột nhập và ăn cắp tài liệu từ trụ sở của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ ở khu nhà Watergate, thủ đô Washington D.C, Mỹ. Vụ bê bối chính trị này diễn ra 5 tháng trước cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Chính vì vậy, dư luận Mỹ và thế giới càng chú ý đến sự việc này hơn. Theo điều tra của cảnh sát, đây là lần thứ hai nhóm trên đột nhập vào Watergate. Trong lần đầu tiên đột nhập vào Watergate, nhóm tội phạm lấy đi một số tài liệu và cài máy nghe lén trong trụ sở của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ.
Chính vì vậy, dư luận Mỹ và thế giới càng chú ý đến sự việc này hơn. Theo điều tra của cảnh sát, đây là lần thứ hai nhóm trên đột nhập vào Watergate. Trong lần đầu tiên đột nhập vào Watergate, nhóm tội phạm lấy đi một số tài liệu và cài máy nghe lén trong trụ sở của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ.
Tới lần đột nhập thứ hai diễn ra vào ngày 17/6, nhóm tội phạm lẻn vào Watergate để thay thế thiết bị nghe lén sau khi cái đầu tiên gặp trục trặc. Không lâu sau khi bắt giữ 5 kẻ trộm, các nhà điều tra xác định được danh tính và thân phận của những kẻ đột nhập. Trong số này có 2 người có liên hệ với Nhà Trắng và ủy ban tái tranh cử của Tổng thống Mỹ khi ấy là Richard Nixon.
Tới lần đột nhập thứ hai diễn ra vào ngày 17/6, nhóm tội phạm lẻn vào Watergate để thay thế thiết bị nghe lén sau khi cái đầu tiên gặp trục trặc. Không lâu sau khi bắt giữ 5 kẻ trộm, các nhà điều tra xác định được danh tính và thân phận của những kẻ đột nhập. Trong số này có 2 người có liên hệ với Nhà Trắng và ủy ban tái tranh cử của Tổng thống Mỹ khi ấy là Richard Nixon.
Một trong 2 người đó là James McCord Jr., người phụ trách an ninh của Ủy ban Tái tranh cử của Tổng thống Nixon và Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa. Trước bê bối chính trị này, tháng 8/1972, Tổng thống Nixon cam đoan, các nhân viên Nhà Trắng không liên quan đến vụ đột nhập. Khi vụ bê bối chính trị chưa được làm rõ, cuộc bầu cử năm 1972 diễn ra bình thường. Kết thúc bầu cử, ông Nixon tái đắc cử Tổng thống Mỹ.
Một trong 2 người đó là James McCord Jr., người phụ trách an ninh của Ủy ban Tái tranh cử của Tổng thống Nixon và Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa. Trước bê bối chính trị này, tháng 8/1972, Tổng thống Nixon cam đoan, các nhân viên Nhà Trắng không liên quan đến vụ đột nhập. Khi vụ bê bối chính trị chưa được làm rõ, cuộc bầu cử năm 1972 diễn ra bình thường. Kết thúc bầu cử, ông Nixon tái đắc cử Tổng thống Mỹ.
Vụ bê bối Watergate "nóng" trở lại khi Chánh thẩm của tòa án cấp quận ở Washington D.C., John Sirica công bố một bức thư của một trong 5 kẻ đột nhập đã bị kết tội. Bức thư được công bố tháng 3/1973 với nội dung các quan chức Nhà Trắng đã gây áp lực để ông nhận tội.
Vụ bê bối Watergate "nóng" trở lại khi Chánh thẩm của tòa án cấp quận ở Washington D.C., John Sirica công bố một bức thư của một trong 5 kẻ đột nhập đã bị kết tội. Bức thư được công bố tháng 3/1973 với nội dung các quan chức Nhà Trắng đã gây áp lực để ông nhận tội.
Trước làn sóng phẫn nộ của dư luận, giới chức Mỹ thành lập 2 nhóm điều tra độc lập. Trong đó, một nhóm do công tố viên đặc biệt Archibalad Cox dẫn đầu và nhóm còn lại là Ủy ban Watergate của Thượng viện Mỹ do Thượng nghị sĩ bang North Carolina Sam Ervin phụ trách.
Trước làn sóng phẫn nộ của dư luận, giới chức Mỹ thành lập 2 nhóm điều tra độc lập. Trong đó, một nhóm do công tố viên đặc biệt Archibalad Cox dẫn đầu và nhóm còn lại là Ủy ban Watergate của Thượng viện Mỹ do Thượng nghị sĩ bang North Carolina Sam Ervin phụ trách.
Cuộc điều tra vụ bê bối trên có sự thay đổi lớn khi cố vấn Nhà Trắng John W. Dean III tố cáo Tổng thống Nixon có liên quan trực tiếp đến nghe lén. Thậm chí, ông John còn cho hay, các cuộc trò chuyện của ông với Tổng thống Nixon đều bị ghi âm.
Cuộc điều tra vụ bê bối trên có sự thay đổi lớn khi cố vấn Nhà Trắng John W. Dean III tố cáo Tổng thống Nixon có liên quan trực tiếp đến nghe lén. Thậm chí, ông John còn cho hay, các cuộc trò chuyện của ông với Tổng thống Nixon đều bị ghi âm.
Khi ấy, Tổng thống Nixon phủ nhận tất cả các cáo buộc của cựu cố vấn John. Nhưng không lâu sau, trợ lý của Tổng thống Nixon là Alexander Porter Butterfield thừa nhận trước ủy ban điều tra của Thượng viện rằng, có lắp đặt hệ thống ghi âm trong Nhà Trắng. Theo đó, công tố viên đặc biệt Archibalad Cox yêu cầu Tổng thống Nixon giao nộp băng ghi âm nhưng bị từ chối. Vào đêm 20/10/1973, công tố viên Cox bị sa thải.
Khi ấy, Tổng thống Nixon phủ nhận tất cả các cáo buộc của cựu cố vấn John. Nhưng không lâu sau, trợ lý của Tổng thống Nixon là Alexander Porter Butterfield thừa nhận trước ủy ban điều tra của Thượng viện rằng, có lắp đặt hệ thống ghi âm trong Nhà Trắng. Theo đó, công tố viên đặc biệt Archibalad Cox yêu cầu Tổng thống Nixon giao nộp băng ghi âm nhưng bị từ chối. Vào đêm 20/10/1973, công tố viên Cox bị sa thải.
Trước sức ép của dư luận, Nhà Trắng về sau giao hàng ngàn trang ghi chép về các cuộc hội thoại của Tổng thống Nixon trong khoảng thời gian xảy ra vụ bê bối. Đến ngày 24/7/1974, Tòa án Tối cao Mỹ ra lệnh Tổng thống Nixon phải giao nộp các băng ghi âm. Lúc này, ông chủ Nhà Trắng không thể chống lại lệnh tòa. Vì vậy, khi đoạn băng ghi âm được tiết lộ ngày 5/8/1974, Tổng thống Nixon mất toàn bộ tín nhiệm của người dân cũng như các quan chức trong chính quyền. Trong khi Ủy ban Tư pháp Hạ viện đang chuẩn bị luận tội Tổng thống Mỹ thì ông Nixon thông báo từ chức.
Trước sức ép của dư luận, Nhà Trắng về sau giao hàng ngàn trang ghi chép về các cuộc hội thoại của Tổng thống Nixon trong khoảng thời gian xảy ra vụ bê bối. Đến ngày 24/7/1974, Tòa án Tối cao Mỹ ra lệnh Tổng thống Nixon phải giao nộp các băng ghi âm. Lúc này, ông chủ Nhà Trắng không thể chống lại lệnh tòa. Vì vậy, khi đoạn băng ghi âm được tiết lộ ngày 5/8/1974, Tổng thống Nixon mất toàn bộ tín nhiệm của người dân cũng như các quan chức trong chính quyền. Trong khi Ủy ban Tư pháp Hạ viện đang chuẩn bị luận tội Tổng thống Mỹ thì ông Nixon thông báo từ chức.
Sau khi từ chức, ông Nixon vẫn phủ nhận các cáo buộc liên quan đến vụ đột nhập vào Watergate. Phó tổng thống Gerald Ford ngay sau đó tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ. Không lâu sau khi trở thành chủ nhân Nhà Trắng, Tổng thống Ford ân xá cho ông Nixon. Nhờ vậy, ông Nixon không bao giờ bị luận tội hay truy tố vì những cáo buộc liên quan đến bê bối chính trị lớn nhất lịch sử Mỹ.
Sau khi từ chức, ông Nixon vẫn phủ nhận các cáo buộc liên quan đến vụ đột nhập vào Watergate. Phó tổng thống Gerald Ford ngay sau đó tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ. Không lâu sau khi trở thành chủ nhân Nhà Trắng, Tổng thống Ford ân xá cho ông Nixon. Nhờ vậy, ông Nixon không bao giờ bị luận tội hay truy tố vì những cáo buộc liên quan đến bê bối chính trị lớn nhất lịch sử Mỹ.
Mời độc giả xem video: Tân Tổng Thống Mỹ Joe Biden tuyên thệ nhậm chức. Nguồn: VTV TSTC.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.