Vụ Ấn Độ điều tra chống bán phá giá thép: Việt Nam yêu cầu xem xét khách quan, công bằng

(Vietnamdaily) - Liên quan đến việc Ấn Độ điều tra chống bán phá giá thép cuộn không gỉ của Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho rằng Ấn Độ phải khách quan, công bằng, đảm bảo lợi ích chính đáng của người tiêu dùng và doanh nghiệp hai nước”.

Tại buổi họp báo chiều 25/7, Bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã nêu rõ quan điểm của Việt Nam trong vụ việc Ấn Độ sẽ tiến hành điều tra chống bán phá giá thép cuộn không gỉ của Việt Nam tại thị trường nước này.

Bà Hằng cho biết Việt Nam yêu cầu Ấn Độ phải khách quan, công bằng trong vụ điều tra chống bán phá giá thép, đặc biệt khẳng định Việt Nam luôn thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các cam kết trong WTO cũng như các hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam ký kết.

Vu An Do dieu tra chong ban pha gia thep: Viet Nam yeu cau xem xet khach quan, cong bang-Hinh-2
 

"Các vấn đề thương mại giữa 2 nước cần được xem xét một cách khách quan, công bằng phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng như các thỏa thuận tự do thương mại song phương và đa phương mà hai nước cùng tham gia, đảm bảo lợi ích chính đáng của người tiêu dùng và doanh nghiệp hai nước”, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Vụ điều tra chống bán phá giá thép đối với sản phẩm thép cuộn không gỉ cán phẳng nhập khẩu vào thị trường Ấn Độ từ một số quốc gia, trong đó có Việt Nam đã được Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) nêu ra vào ngày 3/7.

Theo DGTR, các sản phẩm thép (nằm trong danh sách điều tra) từ các nước nói trên đang bị bán phá giá tại thị trường Ấn Độ, khiến ngành sản xuất của nước này bị thiệt hại to lớn.

Ấn Độ cho biết thời gian điều tra chống bán phá giá thép sẽ áp dụng từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019. Thời kỳ xác định thiệt hại trong các năm 2015-2016, 2016-2017, 2017-2018 và thời kỳ điều tra.

Các sản phẩm bị diều tra chống phá giá là các sản phẩm thép cuộn không gỉ cán phẳng bao gồm phân nhóm HS 7219, 7220 theo đạo luật thuế quan Hải quan năm 1975 trừ các sản phẩm trong phạm vi loại trừ cụ thể trong thông báo.

Cơ quan DGTR của Ấn Độ yêu cầu các bên liên quan cung cấp thông tin, trả lời bản câu hỏi và gửi cơ quan điều tra trong vòng là 40 ngày kể từ ngày đăng công báo. Trong trường hợp không nhận được phản hồi/bản trả lời trong thời gian nêu trên hoặc doanh nghiệp không hợp tác, cơ quan điều tra có thể sẽ dựa trên các dữ kiện có sẵn để đưa ra kết luận về vụ việc với kết quả bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Diễn biến các cổ phiếu trên sàn chứng khoán cần quan tâm tuần qua

(Vietnamdaily) - Thị trường tiếp tục duy trì đà tăng nhẹ, nhiều cổ phiếu được đưa ra khuyến nghị cũng giao dịch khởi sắc dù còn cách khá xa so với mức giá kỳ vọng.

* Theo BSC, cổ phiếu VIB sẽ kiểm tra lại ngưỡng 19-19.5

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều đang cho thấy tín hiệu tích cực với xu thế tăng mạnh mẽ. Đường giá VIB cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku cho thấy xu hướng tăng giá khá vững chắc trong trung hạn. Như vậy, VIB có thể sẽ kiểm tra lại ngưỡng kháng cự tiếp theo tại vùng giá 19-19.5 trong các phiên giao dịch tới.

Tương tự, VIB cũng đã đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên giảm ngày 17/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VIB tăng 1.100 đồng/Cp (+6,21%) từ mức 17.700 đồng/Cp lên 18.800 đồng/Cp.

* MBS khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu REE

Chúng tôi khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu REE của CTCP Cơ điện lạnh với giá mục tiêu 38.200 đồng/cp dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền.

Trái với khuyến nghị của MBS, tuần qua cổ phiếu REE đã liên tiếp chịu áp lực bán ra và điều chỉnh giảm. Thống kê với 4 phiên giảm và duy nhất 1 phiên tăng ngày đầu tuần 15/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu REE giảm 650 đồng/Cp (-1,93%) từ mức 33.700 đồng/Cp xuống 33.050 đồng/Cp. Như vậy, so với mức giá mục tiêu mà MBS đưa ra là 38.200 đồng/CP, giá hiện tại của REE còn thấp hơn 13,48%.

* KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu GMD với giá mục tiêu 33.100 đồng/CP

Chúng tôi đánh giá tiềm năng tăng trưởng của GMD còn lớn dựa trên triển vọng trung của ngành cảng biển cùng với việc mở rộng công suất khai thác tại khu vực cảng Hải Phòng và khu vực Cái Mép Thị Vải. Dựa trên kết quả định giá và triển vọng kinh doanh, chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu GMD. Giá mục tiêu là 33.100 đồng/CP, cao hơn 22.6% so với giá ngày 11/07/2019.

Mặc dù tiềm năng tăng trưởng của Gemadept khá tích cực nhưng diễn biến cổ phiếu GMD tuần qua vẫn giằng co và chưa thể bứt lên mức giá 27.000 đồng/CP. Thống kê với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GMD không biến động và giữ nguyên mức 26.850 đồng/CP. Như vậy, so với mức giá mục tiêu mà KBSV đưa ra là 33.100 đồng/CP, thị giá hiện tại của GMD còn thấp hơn 18,88%.

* PHS khuyến nghị mua cổ phiếu DGW

Bằng phương pháp định giá DCF và P/E, ước tính mức giá hợp lý cho cổ phiếu DGW vào khoảng 27,415 đồng/cổ phiếu (tương đương với P/E forward 10x), cao hơn +19.2% so với giá hiện tại. Từ đó đưa ra khuyến nghị mua cho cổ phiếu này.

Digiworld đã có báo cáo tài chính quý II/2019 với doanh thu ghi nhận mức cao nhất kể từ ngày thành lập, đạt 2.006 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 56%, đạt 35,3 tỷ đồng. Với thông tin khả quan trên, cổ phiếu DGW đã có phiên giao dịch tăng vọt ngày đầu tuần 15/7. Tổng cộng cả tuần, với việc đón nhận 2 phiên tăng và 3 phiên giảm, giá cổ phiếu DGW tăng 600 đồng/Cp (+2,62%) từ mức 22.900 đồng/Cp lên 23.500 đồng/Cp.

* MBS khuyến nghị khả quan đối với TNG

Chúng tôi khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu TNG của CTCP Đầu tư và Thương mại TNG, với giá mục tiêu 12 tháng 23.900 đồng/cổ phiếu theo Phương pháp chiết khấu dòng tiền. Mức giá mục tiêu tương ứng P/E forward khoảng 6,1 lần.

Cũng là 1 trong những doanh nghiệp báo cáo tài chính quý II/2019 khả quan với việc ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.236 tỷ đồng, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 55,6 tỷ đồng, tăng trưởng 23,6%, cổ phiếu TNG đã có những phiên giao dịch khá khởi sắc. Thống kê với 2 phiên tăng và 3 phiên điều chỉnh nhẹ vào giữa tuần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu TNG tăng 700 đồng/Cp (+3,2%) từ mức 20.900 đồng/Cp lên 21.600 đồng/Cp.

* Theo BSC, cổ phiếu SSI sẽ tăng trở lại ngưỡng 28

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD cũng đều ủng hộ xu hứng này. Đường giá SSI cũng đã vượt lên dải mây Ichimoku và cho thấy tín hiệu tăng khá vững chắc. Vận động 3 đường MA cũng củng cố xu hướng tăng giá trong ngắn hạn. Như vậy, SSI sẽ tăng trở lại ngưỡng giá kháng cự 28 trong các phiên giao dịch tới.

Tuần qua, cổ phiếu SSI vẫn nhích từng bước nhẹ với những phiên tăng giảm xen kẽ. Cụ thể, với 2 phiên giảm, 2 phiên tăng và 1 phiên đứng giá ngày 16/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu SSI tăng 550 đồng/Cp (+2,2%) từ mức 25.050 đồng/Cp lên 25.600 đồng/Cp. So với mức giá mục tiêu mà BSC đưa ra là 28.000 đồng/CP, thị giá hiện tại của SSI còn thấp hơn 8,57%.

* VCSC khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho HSG với giá mục tiêu 8.400 đồng/CP

Chúng tôi đưa ra khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho HSG với giá mục tiêu 8.400 đồng/CP, TL tăng 10%. Theo giá đóng cửa phiên hôm nay 7.630 đồng/CP, HSG hiện đang giao dịch tại mức P/E 2019 là 12,6 lần trên cơ sở dự báo của chúng tôi.

Trong khi nhiều mã ngành thép đều chịu áp lực điều chỉnh thì HSG lại có một tuần giao dịch khởi sắc với thông tin tích cực lợi nhuận sau thuế quý III niên độ tài chính 2018-2019 tăng 90%, đạt 158 tỷ đồng. Thống kê với 3 phiên tăng, 1 phiên giảm ngày 10/7 và 1 phiên đứng giá ngày đầu tuần 8/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HSG tăng 350 đồng/Cp (+4,79%) từ mức 7.300 đồng/Cp lên 7.650 đồng/Cp.

* VCSC khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho HVN với giá mục tiêu 43.000 đồng/CP

Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị phù hợp thị trường dành cho HVN với giá mục tiêu 43.000 đồng/CP, tương ứng với tổng mức sinh lời 4,5%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,4%.

Tuần qua, HVN cũng đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2019 với doanh thu hợp nhất ước đạt 51.662 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ; lợi nhuận trước thuế ước đạt 1.650 tỷ đồng, vượt 30% kế hoạch 6 tháng. Mặc dù kết quả kinh doanh khá khả quan nhưng diễn biến cổ phiếu HVN không được như kỳ vọng.

Cụ thể, với 3 phiên giảm, 1 phiên tăng ngày 17/7 và 1 phiên đứng giá ngày 18/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HVN giảm 1.850 đồng/Cp (-4,21%) từ mức 43.900 đồng/Cp xuống 42.050 đồng/Cp.

* Theo VCSC, giá mục tiêu của VHC là 117.600 đồng/CP

Chúng tôi hiện đang có giá mục tiêu 117.600 đồng/CP cho VHC, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phóng 36,5%, bao gồm lợi suất cổ tức 4,5%.

Tuần qua, cổ phiếu VHC đã đón nhận 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, tổng cộng cả tuần, giá cổ phiếu VHC tăng 1.500 đồng/Cp (+1,68%) từ mức 89.500 đồng/Cp lên 91.000 đồng/Cp. Tuy nhiên, so với mức giá mục tiêu mà VCSC đưa ra là 117.600 đồng/CP, giá hiện tại của VHC còn thấp hơn 22,62%.

* VCSC khuyến nghị mua dành cho STB với giá 17.900 đồng/CP

Số liệu sơ bộ không cho phép chúng tôi tính toán diễn biến NIM trong quý 2/2019, vốn là thước đo quan trọng của STB. Chúng tôi hiện đang có khuyến nghị mua dành cho STB với giá 17.900 đồng/CP.

Nếu trong tuần trước thị trường gặp khó khi loay hoay với mốc 980 điểm thì trong tuần này, sự hỗ trợ tích cực của nhóm cổ phiếu vua đã giúp VN-Index vượt thành công ngưỡng kháng cự này.

Là một trong những thành viên của dòng bank, cổ phiếu STB cũng có tuần khởi sắc. Cụ thể, thống kê với 3 phiên tăng, 1 phiên giảm ngày 15/7 và 1 phiên đứng giá ngày 18/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu STB tăng 300 đồng/Cp (+2,63%) từ mức 11.400 đồng/Cp lên 11.700 đồng/CP.

* Theo BSC, cổ phiếu MBB sẽ tăng trở lại vùng giá vùng giá 26

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD cũng duy trì xu hướng này. Đường giá MBB nằm trên dải mây Ichimoku và vượt ngưỡng MA200 xác định xu hướng tăng khá vững chắc trong trung hạn. Vận động 3 đường MA cho thấy xu hướng tích cực khi MA20 vượt lên 2 đường MA50 và MA200. Như vậy, MBB sẽ tăng trở lại vùng giá vùng giá 26 trong các phiên giao dịch tới.

Cũng đón nhận 4 phiên tăng và 1 phiên đứng giá ngày cuối tuần 19/7, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MBB tăng 850 đồng/Cp (+3,98%) từ mức 21.350 đồng/Cp lên 22.200 đồng/CP.

Nhận định tỷ giá ngoại tệ tuần này 22-26/7: Triển vọng USD

(Vietnamdaily) - Investing.com đã tổng hợp một danh sách các sự kiện quan trọng có khả năng ảnh hưởng đến thị trường tuần này.

Tuần này, cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương Châu Âu sẽ được theo dõi chặt chẽ khi các nhà đầu tư chờ xem Mario Draghi sẽ thực hiện những bước đi nào để hỗ trợ nền kinh tế khu vực đồng euro.

Tuần này cũng sẽ mang lại những hiểu biết mới về triển vọng kinh tế toàn cầu, với dữ liệu sản xuất cho Nhật Bản, khu vực đồng euro và Hoa Kỳ, vào thứ 4. Lịch cũng sẽ có cái nhìn đầu tiên về cách nền kinh tế Hoa Kỳ thực hiện trong quý thứ II.

Ở Anh, tên của thủ tướng mới sẽ xuất hiện vào cuối tuần, vì những lo ngại về triển vọng của Brexit không có thỏa thuận tiếp tục được xây dựng.

Đồng USD của Mỹ đã tăng vào thứ 6 bất chấp lo ngại về việc cắt giảm lãi suất 50 điểm cơ bản lớn hơn dự kiến vào tháng 7 đã giảm sau khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ tại New York rút lại những bình luận ôn hòa từ tổng thống Donald Trump vào ngày hôm trước.

Tại một hội nghị vào thứ 5, Chủ tịch Fed tại New York John Williams đã tranh luận về các biện pháp phủ đầu để tránh phải đối phó với lạm phát và lãi suất quá thấp.

Đồng USD đã giảm trước khi hồi phục sau khi một đại diện của Fed ở New York sau đó nói rằng những bình luận của Williams không phải là về định hướng chính sách ngay lập tức.

Chỉ số USD, đạt mức thấp nhất trong hai tuần là 96,648 điểm vào thứ 5,  nhưng hiện đã tăng hơn 0,38% đạt 97,81 điểm.

Đồng euro đã giảm so với USD hồi phục vào thứ 6 khi các nhà đầu tư tăng cường đặt cược cho việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Nhan dinh ty gia ngoai te tuan nay 22-26/7: Trien vong USD
Không hẳn là tất cả các nhà phân tích đã bị thuyết phục.

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.