VsetGroup huy động vốn từ cổ phiếu, trái phiếu đến vàng với lãi suất cao đáng ngờ

(Vietnamdaily) - VsetGroup liên tục huy động vốn bằng nhiều phương cách từ cổ phiếu, trái phiếu tới vàng với lãi suất cao gấp đôi ngân hàng.

Liên tục huy động vốn dưới nhiều hình thức từ cổ phiếu, trái phiếu đến vàng

Tập đoàn VsetGroup cho biết, cuối tháng 1 vừa qua, HĐQT đã thông qua việc phát hành thêm 35 triệu cổ phần cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng.

Theo đó, các cổ đông hiện hữu đã tham gia mua gồm Chủ tịch Trương Ngọc Anh mua 24,5 triệu cổ phần, tương đương 70% và là cổ đông lớn nhất tính tới thời điểm hiện tại; ông Nguyễn Văn Châu mua 5 triệu cổ phần, tương đương 10% và bà Nguyễn Ngọc Mỹ Linh mua 10 triệu cổ phần, tương đương 20%.

VsetGroup huy dong von tu co phieu, trai phieu den vang voi lai suat cao dang ngo
 Chủ tịch Trương Ngọc Anh 

Theo công ty, việc phát hành thêm cổ phần nhằm phục vụ cho hoạt động mở rộng kinh doanh trong năm 2021 và giai đoạn tiếp theo.

Chưa dừng lại ở đó, VsetGroup cũng có thông báo phát hành 327,5 tỷ đồng trái phiếu đợt 1 trong quý 1/2021 này. Trái phiếu có mệnh giá từ 5 triệu đến 1 tỷ đồng với lãi suất cao từ 13-17%/năm.

Hay hồi tháng 9/2020, VsetGroup còn triển khai huy động vốn bằng hình thức góp vàng, tương ứng giá trị mỗi hợp đồng vàng góp tối thiểu 1 chỉ và lợi tức lên tới 14,21%/năm theo tỷ giá quy đổi. 

VsetGroup huy dong von tu co phieu, trai phieu den vang voi lai suat cao dang ngo-Hinh-2
 

Tháng 9/2020, VsetGroup cho biết chào bán 10 triệu cổ phiếu VSG trên OTC với giá khởi điểm 15.000 đồng/cp.

Nhìn lại, tháng 1/2020 Vsetgroup đã phát hành riêng lẻ 2050 trái phiếu với tổng giá trị là 163 tỷ 750 triệu đồng có kỳ hạn từ 1-5 năm với mức lãi suất từ 15,8-20,3%/năm. Lãi suất cố định theo tháng, quý hay năm lên đến 60,9%/3 năm.

VsetGroup có đáng tin?

Cũng theo nội dung trên website công ty, VsetGroup thành lập ngày 26/3/2014 với tiền thân là CTCP Điện tử Viễn thông Tin học Việt Nam (Vsetcom).

Sau 7 năm phát triển, đến nay, Tập đoàn VsetGroup có 8 công ty thành viên gồm: Điện tử Viễn thông VsetCom, Đầu tư Xây dựng Trương Gia, Hợp tác xã Dịch vụ Vận tải Gia Khang, Dịch vụ Giải trí Khang Anh, Cảnh Quan VsetNature, Ôtô Vset Thống Phát, Thời Trang VSMan, Đầu tư Tài chính VsetCredit. VsetGroup còn dự kiến lấn sân sang mảng khách sạn và sẽ có cơ sở tại quận Gò Vấp.

Thậm chí, theo kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025, VsetGroup sẽ có thêm 2 công ty thành viên nữa tham gia vào lĩnh vực Giáo dục (VsetEdu), Nông nghiệp - thực phẩm sạch (VsetEco).

Định hướng trong năm 2025, cổ phiếu VsetGroup sẽ niêm yết thành công trên sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) .

Đó là tham vọng của VsetGroup, còn hiện tại như thế nào?

VsetGroup có vốn điều lệ 150 tỷ đồng, tổng tài sản gần 294 tỷ đồng. Năm 2020 trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và những ngành của VsetGroup không nằm ngoài ảnh hưởng này nhưng VsetGroup vẫn đạt doanh thu gần 410 tỷ đồng, tăng trưởng 85%.

Lợi nhuận gộp ghi nhận tới 182 tỷ đồng, tương ứng tỷ suất lãi gộp biên rất cao với 44,6%. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 45 tỷ đồng, tăng 143% so với năm trước.

Tại thời điểm cuối năm 2020, công ty chỉ vay nợ ngắn hạn gần 37 tỷ và dài hạn là hơn 8 tỷ đồng. Lưu chuyển từ hoạt động tài chính ghi nhận dương gần 40 tỷ, trong đó thu tiền từ đi vay gần 64 tỷ đồng, trả nợ gốc vay 24 tỷ đồng và tuyệt nhiên không phát sinh thu từ phát hành cổ phiếu.

Những điểm trên có thể thấy rằng, VsetGroup liên tục huy động vốn bằng nhiều phương cách từ cổ phiếu, trái phiếu tới vàng với lãi suất cao gấp đôi ngân hàng.

Câu hỏi đặt ra là tại sao VsetGroup không đi vay ngân hàng mà phải huy động vốn với lãi suất cao như vậy? Trong khi nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả như VsetGroup thì sẽ dễ dàng vay vốn ngân hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh với lãi suất thấp.

2 công ty đa cấp tại TPHCM bị phạt 410 triệu đồng

Công ty Unicity Marketing Việt Nam và Mỹ phẩm Thường Xuân có trụ sở ở TP.HCM bị Cục Cạnh tranh xử phạt vì vi phạm nhiều quy định trong kinh doanh đa cấp.

Mới đây, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) đã quyết định xử phạt 3 công ty: Greenlife, Unicity Marketing Việt Nam và mỹ phẩm Thường Xuân, trong đó 2 doanh nghiệp có trụ sở tại TP.HCM, với tổng số tiền 920 triệu đồng.

Thêm một công ty đa cấp bị xóa sổ

(Kiến Thức) - Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương vừa thông báo về việc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp của Công ty TNHH Thương mại Tiến Thịnh Phát.

Theo đó, Công ty TNHH Thương mại Tiến Thịnh Phát có trụ sở chính tại 284A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP HCM đã bị chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp trên toàn quốc từ ngày 26/9/2016. Cục Quản lý canh tranh cũng quyết định giải tỏa số tiền ký quỹ của Công ty Tiến Thịnh Phát với lý do Công ty giải thể và chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp.
Them mot cong ty da cap bi xoa so
 Tranh minh họa: Zing.

Tin mới