Theo đó, VPBank dự kiến phát hành 1,97 tỷ cổ phiếu, trong đó dành 1,53 tỷ cổ phiếu trả cổ tức, còn lại gần 441 triệu cổ phiếu thưởng từ vốn chủ sở hữu.
Tỷ lệ phát hành cổ tức bằng cổ phiếu là 62,15%, tức cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu được nhận thêm 6,21 cổ phiếu mới.
Còn tỷ lệ phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu là 17,85%, tức cổ đông sở hữu 10.000 cổ phiếu được nhận thêm 1,78 cổ phiếu mới.
Nguồn phát hành của VPBank từ lợi nhuận chưa phân phối, quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự trữ bổ sung tại báo cáo tài chính kiểm toán 2020 và báo cáo tài chính kết thúc 31/7/2021 là 19.758 tỷ đồng. Trong đó, nguồn lợi nhuận chưa phân phối chiếm 15.349 tỷ, quỹ đầu tư phát triển 3.600 tỷ và quỹ dự trữ bổ sung 808 tỷ.
Hiện VPBank có vốn điều lệ 25.299 tỷ đồng, nếu phát hành thành công, dự kiến vốn của nhà băng này sẽ tăng lên hơn 45.000 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, VPBank đặt mục tiêu đến năm 2022 sẽ dẫn đầu về vốn cấp 1 nhờ thu từ thoái vốn FE Credit 30.000 tỷ, ESOP 150 tỷ, trả cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành thêm 19.758 tỷ và phát hành riêng lẻ 15%.
Kế hoạch tăng vốn của VPBank |
Trên thị trường, trong phiên sáng 10/9, cổ phiếu VPB đang giao dịch quanh mốc 65.000 đồng/cp, ghi nhận tăng hơn 7% trong vòng 1 tháng qua. Khối lượng giao dịch bình quân rất cao với gần 9 triệu đơn vị mỗi phiên.
Về tình hình kinh doanh 6 tháng 2021, VPBank báo lãi trước và sau thuế hợp nhất đều tăng 37% so với cùng kỳ, đạt lần lượt hơn 9,037 tỷ đồng và hơn 7,218 tỷ đồng. Nếu so với kế hoạch lợi nhuận trước thuế 16,654 tỷ đồng được đề ra cho cả năm 2021, VPBank đã thực hiện được 54% sau nửa đầu năm.
Tính đến 30/6/2021, tổng tài sản VPBank tăng 8% so với đầu năm, lên hơn 451,767 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 7% khi đạt 310,852 tỷ đồng.
Tiền gửi khách hàng xấp xỉ đầu năm, vẫn ghi nhận hơn 233,591 tỷ đồng.
Tính đến 30/06/2021, tổng nợ xấu của VPBank tăng 9% so với đầu năm, lên hơn 10,801 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng 36%, còn nợ có khả năng mất vốn lại giảm 46%. Kết quả, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng nhẹ từ 3.41% lên 3.47%.