Voi ma mút sắp “tái xuất” theo kiểu... Công viên kỷ Jura?

(Kiến Thức) - Nhà khoa học Sir Ian Wilmut cho hay có thể dùng DNA đông lạnh từ xác voi ma mút để hồi sinh những con vật khổng lồ này.

Voi ma mút sắp “tái xuất” theo kiểu... Công viên kỷ Jura?
Theo nhà khoa học tế bào gốc từng tiên phong trong việc nhân bản vô tính cừu Dolly là Sir Ian Wilmut, với sự phát triển kỹ thuật hiện đại, các chuyên gia có thể làm sống lại loài voi ma mút có từ thời tiền sử.
Sir Ian trả lời phỏng vấn The Guardian rằng: "Tôi từng hoài nghi về tưởng đó nhưng nó đã tiếp cho tôi thêm sức mạnh khi lấy được những tế bào gốc của voi ma mút. Bạn có thể có thể làm điều gì đó hữu ích và thú vị với nó. Tôi nghĩ rằng, việc hồi sinh voi ma mút là có thể miễn là chúng ta chăm sóc tốt cho chúng. Nếu loài vật đó có thể phát triển khỏe mạnh thì chúng ta nên làm điều đó. Chúng ta có thể học, khám phá được rất nhiều điều từ chúng”.
Voi ma mút đã tuyệt chủng từ hơn hàng chục ngàn năm trước đây.
Voi ma mút đã tuyệt chủng từ hơn hàng chục ngàn năm trước đây.
Triển vọng tái tạo các loài vật cổ đại được giới khoa học chú ý khi họ phát hiện xác con voi ma mút con gần như nguyên vẹn bên dưới lớp băng vĩnh cửu ở Siberia. Dự kiến, các nhà nghiên cứu sẽ lấy tế bào gốc từ xác con voi ma mút con để thu thập DNA nhằm hồi sinh loài vật cổ đại trên. Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi các tế bào phải khỏe mạnh dù trải qua hàng nghìn năm nằm dưới lớp băng tuyết.
Cuối tháng 7 vừa qua, xác con voi ma mút trên với tên gọi Yuka được trưng bày tại thành phố Yokohama, Nhật Bản sau khi người ta vận chuyển chúng từ vùng Siberia. Con ma mút cái nhỏ này sống khoảng 39.000 năm trước. Nó được bảo quản tốt đến mức thịt vẫn còn tươi nguyên. Cả bộ lông màu nâu vàng, các cơ bắp và cả mô mềm trên xác đều trong trạn thái rất tốt.
Nhà khoa học về tế bào gốc Sir Ian tin rằng có thể hồi sinh sinh vật này bằng DNA đông lạnh của con voi ma mút đã chết từ hàng chục ngàn năm trước.
Nhà khoa học về tế bào gốc Sir Ian tin rằng có thể hồi sinh sinh vật này bằng DNA đông lạnh của con voi ma mút đã chết từ hàng chục ngàn năm trước.
Những mẫu vật thí nghiệm của xác con voi ma mút trên cũng được gửi đến phòng thí nghiệm ở Hàn Quốc và Nga với hy vọng các nhà nghiên cứu ở đây sẽ thành công trong việc làm sống lại loài vật có từ thời tiền sử trên.
Voi ma mút khổng lồ sống cách đây hàng chục ngàn năm trước và sống chủ yếu ở khu vực Bắc Mỹ và trên lục đại Á-Âu. Loài vật này tuyệt chủng là do kết quả của việc săn bắt và biến đổi khí hậu.

Voi ma-mút và các động vật tuyệt chủng sắp được hồi sinh

Voi ma-mút và các động vật tuyệt chủng sắp được hồi sinh
Loài Dodo (loài chim không biết bay, cùng họ với chim bồ câu) tiến hóa mà không có bất cứ một kẻ thù tự nhiên nào, trừ con người. Và vì lý do bị con người giết thịt để làm thức ăn, loài này đã tuyệt chủng.
 Loài Dodo (loài chim không biết bay, cùng họ với chim bồ câu) tiến hóa mà không có bất cứ một kẻ thù tự nhiên nào, trừ con người. Và vì lý do bị con người giết thịt để làm thức ăn, loài này đã tuyệt chủng.

Ngựa vằn Quagga, từng sống ở Nam Phi, đã tuyệt chủng trong tự nhiên từ năm 1870. Cá thể cuối cùng được nuôi dưỡng cũng đã chết vào năm 1883.
 Ngựa vằn Quagga, từng sống ở Nam Phi, đã tuyệt chủng trong tự nhiên từ năm 1870. Cá thể cuối cùng được nuôi dưỡng cũng đã chết vào năm 1883.

Loài chim moa, một loài chim không biết bay sống ở vùng New Zealand, đã bị người thổ dân Maori tại đây săn bắn đến tuyệt chủng.
 Loài chim moa, một loài chim không biết bay sống ở vùng New Zealand, đã bị người thổ dân Maori tại đây săn bắn đến tuyệt chủng.

Loài ma-mút lông dài sống ở vùng đảo Wrangel, Bắc Băng Dương 4.000 năm trước. ADN của loài này được lưu giữ khá tốt ở dạng đông lạnh.
 Loài ma-mút lông dài sống ở vùng đảo Wrangel, Bắc Băng Dương 4.000 năm trước. ADN của loài này được lưu giữ khá tốt ở dạng đông lạnh.

Loài gõ kiến mỏ ngà thường được bắt gặp ở khu vực đông nam nước Mỹ, tuy nhiên từ năm 1940 của thế kỷ trước người ta đã không còn nhìn thấy loài này.
 Loài gõ kiến mỏ ngà thường được bắt gặp ở khu vực đông nam nước Mỹ, tuy nhiên từ năm 1940 của thế kỷ trước người ta đã không còn nhìn thấy loài này.

Hổ Tasman là loài có túi duy nhất được đứng trong danh sách tái sinh. Chúng sinh sống ở Australia, đảo Tasmania thuộc Australia và New Guinea cho đến tận những năm 1960.
 Hổ Tasman là loài có túi duy nhất được đứng trong danh sách tái sinh. Chúng sinh sống ở Australia,  đảo Tasmania thuộc Australia và New Guinea cho đến tận những năm 1960.

Tuy nhiên, bạn không nên quá hào hứng rằng mình sẽ được tham gia vào những cảnh như trong phim “Công viên kỷ Jura”, bởi các nhà khoa học cho biết ADN của loài khủng long là quá cổ để có thể tái tạo lại.
 Tuy nhiên, bạn không nên quá hào hứng rằng mình sẽ được tham gia vào những cảnh như trong phim “Công viên kỷ Jura”, bởi các nhà khoa học cho biết ADN của loài khủng long là quá cổ để có thể tái tạo lại. 
Hiện có 2 phương pháp sử dụng để hồi sinh động vật tuyệt chủng, một là nhân bản vô tính, hai là sử dụng công nghệ chuyển nhân tế bào (triệt tiêu một số nuleic trong trứng của loài họ hàng và cấy vào đó gen của loài đã tuyệt chủng).
 Hiện có 2 phương pháp sử dụng để hồi sinh động vật tuyệt chủng, một là nhân bản vô tính, hai là sử dụng công nghệ chuyển nhân tế bào (triệt tiêu một số nuleic trong trứng của loài họ hàng và cấy vào đó gen của loài đã tuyệt chủng).

Cận cảnh voi ma mút 39.000 tuổi thịt... tươi nguyên

Cận cảnh voi ma mút 39.000 tuổi thịt... tươi nguyên
Hồi đầu năm, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Sinh thái học ứng dụng, Đại học Đông Bắc và Tổ chức Địa lý Nga đã thực hiện chuyến thám hiểm khảo cổ học tại quần đảo Novosibirsk ở Siberia và tìm thấy xác voi ma mút cái tại đây.
Hồi đầu năm, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Sinh thái học ứng dụng, Đại học Đông Bắc và Tổ chức Địa lý Nga đã thực hiện chuyến thám hiểm khảo cổ học tại quần đảo Novosibirsk ở Siberia và tìm thấy xác voi ma mút cái tại đây.

Khi được tìm thấy, xác voi ma mút được lưu trữ trong tình trạng hoàn hảo, đến mức lông, tóc vẫn còn khá nguyên vẹn. Đặc biệt hơn là ở một số chỗ máu vẫn còn sót lại trong cơ thể con vật. Qua nghiên cứu, con ma mút này sống cách đây 39.000 năm và qua đời ở tuổi 50, 60.
Khi được tìm thấy, xác voi ma mút được lưu trữ trong tình trạng hoàn hảo, đến mức lông, tóc vẫn còn khá nguyên vẹn. Đặc biệt hơn là ở một số chỗ máu vẫn còn sót lại trong cơ thể con vật. Qua nghiên cứu, con ma mút này sống cách đây 39.000 năm và qua đời ở tuổi 50, 60.

Xác voi ma mút này được trưng bày tại một phòng triển lãm ở Yokohama, phía Nam Tokyo (Nhật Bản) từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay.
 Xác voi ma mút này được trưng bày tại một phòng triển lãm ở Yokohama, phía Nam Tokyo (Nhật Bản) từ tháng 7 đến tháng 9 năm nay.

Dù xác voi ma mút bị đóng băng suốt hàng chục ngàn năm qua nhưng các tế bào gần như vẫn còn nguyên vẹn.
Dù xác voi ma mút bị đóng băng suốt hàng chục ngàn năm qua nhưng các tế bào gần như vẫn còn nguyên vẹn.

Chiếc vòi hóa thạch của voi ma mút 39.000 năm tuổi. Nhà khoa học Hàn Quốc Hwang Woo-suk muốn dùng DNA trong mẫu máu của con ma mút để nhân bản giống loài này trở lại cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về loài voi ma mút cho đây là việc hoang đường và bất khả thi.
 Chiếc vòi hóa thạch của voi ma mút 39.000 năm tuổi. Nhà khoa học Hàn Quốc Hwang Woo-suk muốn dùng DNA trong mẫu máu của con ma mút để nhân bản giống loài này trở lại cuộc sống. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia về loài voi ma mút cho đây là việc hoang đường và bất khả thi.

Theo các nhà khoa học, các bộ phận của xác voi ma mút được bảo quản tốt là bởi vì nó hoàn toàn bị đóng băng trong suốt hàng nghìn năm - bao gồm cả tóc. Tuy nhiên, phần thân trên và hai chân đã được chôn vùi trong đất và bị tàn phá bởi những kẻ săn mồi thời tiền sử. Do đó tới nay, những bộ phận này gần như không còn hoàn thiện.
 Theo các nhà khoa học, các bộ phận của xác voi ma mút được bảo quản tốt là bởi vì nó hoàn toàn bị đóng băng trong suốt hàng nghìn năm - bao gồm cả tóc. Tuy nhiên, phần thân trên và hai chân đã được chôn vùi trong đất và bị tàn phá bởi những kẻ săn mồi thời tiền sử. Do đó tới nay, những bộ phận này gần như không còn hoàn thiện.

Cùng với việc lấy mẫu máu, các nhà khoa học Nga cũng phát hiện ra, mô cơ từ thịt voi ma mút này cũng được "bảo toàn" khá tốt. Trưởng nhóm thám hiểm Semyon Grigoriev cho biết, những mẫu mô cơ bên trong cơ thể sinh vật này có chứa màu đỏ tự nhiên của thịt tươi.
Cùng với việc lấy mẫu máu, các nhà khoa học Nga cũng phát hiện ra, mô cơ từ thịt voi ma mút này cũng được "bảo toàn" khá tốt. Trưởng nhóm thám hiểm Semyon Grigoriev cho biết, những mẫu mô cơ bên trong cơ thể sinh vật này có chứa màu đỏ tự nhiên của thịt tươi.

Mẫu máu được lấy từ xác ướp voi ma mút.
 Mẫu máu được lấy từ xác ướp voi ma mút.

Voi ma mút là một loài thú khổng lồ với chiều cao tính đến vai tới 3,4 m, nặng vài tấn, phổ biến ở châu Âu và châu Á. Chúng tiến hoá thành nhiều nhánh để thích nghi với môi trường sống, như voi ma mút lông dài chịu rét giỏi, phát triển mạnh trong điều kiện giá lạnh của Siberia thời Kỷ Băng hà.
 Voi ma mút là một loài thú khổng lồ với chiều cao tính đến vai tới 3,4 m, nặng vài tấn, phổ biến ở châu Âu và châu Á. Chúng tiến hoá thành nhiều nhánh để thích nghi với môi trường sống, như voi ma mút lông dài chịu rét giỏi, phát triển mạnh trong điều kiện giá lạnh của Siberia thời Kỷ Băng hà.

Người đẹp “hành hiệp trượng nghĩa” giúp... quái vật

(Kiến Thức) - Cô gái xinh đẹp Ashley Lawrence (Mỹ) dũng cảm đến với những con cá sấu hung dữ, giúp chúng thoát nạn và  di chuyển đến vùng nước an toàn.

Người đẹp “hành hiệp trượng nghĩa” giúp... quái vật
Ashley Lawrence, 25 tuổi, là một thành viên của đội chuyên giải cứu các sinh vật "gặp nạn" ở các đầm lầy của Florida và di chuyển chúng đến khu vực an toàn.
Ashley Lawrence, 25 tuổi, là một thành viên của đội chuyên giải cứu các sinh vật "gặp nạn" ở các đầm lầy của Florida và di chuyển chúng đến khu vực an toàn. 
Khác với những cô gái bình thường, Lawrence không hề run sợ khi tiếp xúc với những động vật săn mồi khủng khiếp có hàm răng sắc nhọn.
Khác với những cô gái bình thường, Lawrence không hề run sợ khi tiếp xúc với những động vật săn mồi khủng khiếp có hàm răng sắc nhọn.

Đọc nhiều nhất

Tin mới