Vợ mất khi mang thai, "gà trống" Hưng Yên gồng mình nuôi 8 con thơ

Không ít lần anh Hách khóc thầm tự trách bản thân làm bố nhưng không thể mang đến cho các con một mái ấm đầy đủ, vẹn tròn.

Vợ mất khi mang thai, "gà trống" Hưng Yên gồng mình nuôi 8 con thơ
Từ khi vợ mất hồi đầu năm nay, anh Nguyễn Văn Hách, 38 tuổi ở Dương Quang (Mỹ Hào, Hưng Yên) phải kìm nén những giọt nước mắt, nỗi đau vào trong lòng để làm chỗ dựa cho 8 đứa con thơ. Mặc dù cuộc sống hiện tại của 9 bố con vô cùng khó khăn nhưng anh vẫn cố gắng làm ruộng và vay mượn để cho các con được học chữ đầy đủ.
Vo mat khi mang thai, "ga trong" Hung Yen gong minh nuoi 8 con tho
Anh Nguyễn Văn Hách cùng bé Phong (áo xanh, 4 tuổi) và bé Thủy (áo đỏ, 2 tuổi). 
Vợ mất bất ngờ, con út 2 tuổi khóc nửa tháng trời đòi mẹ
“Con cái là lộc trời cho” và có lẽ ông trời quá ưu ái khi cho vợ chồng anh Hách tới 8 người con. Anh kể, anh và chị Bích kết hôn vào năm 1999. Gần 20 năm chung sống, vợ chồng anh đã sinh được 8 người con (2 gái, 6 trai), con gái lớn nay đã được 18 tuổi còn con trai út nay mới lên 2.
Có lẽ cuộc sống gia đình sẽ bớt khó khăn đi phần nào khi 2 vợ chồng anh cùng “đồng sức đồng lòng” nuôi các con, nhưng vào ngày 16 tháng giêng đầu năm vừa qua, một sự cố xảy ra đã cướp đi vợ và người con thứ 9, để anh Hách rơi vào cảnh "gà trống" nuôi 8 đứa con thơ, các bé thiếu hơi ấm của mẹ.
Vo mat khi mang thai, "ga trong" Hung Yen gong minh nuoi 8 con tho-Hinh-2
Kể từ khi vợ mất, nhà không có điều kiện nên 3 bé đầu nhà anh đành dang dở chuyện học hành: bé Phương (18 tuổi) đi làm may, còn bé Đức (16 tuổi) và bé Chung (14 tuổi) đang đi học làm mộc cùng bố lo cho các em. 
Nhớ về người vợ đã mất và đứa con trai xấu số vẫn còn trong bụng, anh Hách rưng rưng nước mắt: “Hồi đó, vợ tôi mang thai cháu thứ 9 đến gần ngày sinh nhưng vẫn ra đồng làm cố. Khi đi về, đường gồ ghề chẳng may bị ngã. Vợ tôi vẫn giấu, gan không nói gì. Mấy ngày sau, đau bụng quá, tôi mới biết chuyện.
12 giờ đêm tôi đưa vợ lên bệnh viện Phố Nối chụp chiếu thì biết thai lưu, không giữ được. Sau đó, tôi chuyển vợ lên viện Phụ Sản Hà Nội nhưng cũng không cứu được cả mẹ lẫn con. Cô ấy đi bỏ lại cho tôi 8 đứa con thơ chẳng biết xoay sở ra sao”.
Sau khi vợ và đứa con thứ 9 mất, anh Hách buộc phải gạt đi những giọt nước mắt để làm chỗ dựa cho các con, nhất là bé trai út lúc đó chưa đầy 2 tuổi, vẫn “thèm” những giọt sữa mẹ.
Vo mat khi mang thai, "ga trong" Hung Yen gong minh nuoi 8 con tho-Hinh-3
Hiện tại gia đình anh Hách còn 3 bé đang ở độ tuổi học cấp 1: bé Yên (8 tuổi); bé Đoàn (6 tuổi) và bé Hiếu (11 tuổi). 
“Hồi mẹ mất, cháu út chưa đầy 2 tuổi khóc nửa tháng trời đòi mẹ. Tôi một mình dỗ dành cháu, rồi chăm cho mấy cháu nhỏ khác nữa. Nhiều đêm không ngủ vì con quấy khóc đòi mẹ quá.
Nhà tôi có một cháu 4 tuổi, 3 cháu đang ở độ tuổi học cấp 1 vẫn còn nhỏ chưa ý thức hết được sự ra đi của mẹ nên suốt ngày các con nhắc mẹ, hỏi: “Mẹ đi đâu rồi?”, tôi chẳng biết nói thế nào, chỉ khẽ khàng: “Mẹ mất rồi, con à!”.
Ba cháu còn lại lớn hơn, cũng mười mấy tuổi rồi nên biết, các cháu buồn lặng lẽ. Bản thân tôi cũng không biết phải làm sao, chỉ biết động viên các con cùng bố cố gắng”, anh Hách buồn bã chia sẻ.
Người bố nghèo bất lực vì nhiều khi con ốm mà không có tiền mua thuốc
Bước chân vào căn nhà 3 gian dột nát, tường bong tróc vữa, bên trong không có đồ vật nào giá trị ngoài chiếc tivi cũ, nhìn gương mặt đượm buồn của anh Hách và ánh mắt ngây thơ của những đứa trẻ, chắc chắn không ai có thể cầm lòng.
Vo mat khi mang thai, "ga trong" Hung Yen gong minh nuoi 8 con tho-Hinh-4
Căn nhà dột nát, tường bị nứt, bong tróc vừa là nơi mà 9 bố con anh Hách đang nương tựa vào nhau. 
Gần 1 năm qua, một mình anh Hách chèo chống, chật vật vay mượn lo cho các con đi học. Mấy sào ruộng do hợp tác xã cấp chỉ gọi là tạm đủ để 9 bố con có cơm ăn mỗi bữa. Vì nhà nghèo, thương bố và các em, con gái lớn của anh Hách đã nghỉ học đi làm công nhân tại nhà máy may sau khi tốt nghiệp cấp 3. Còn con trai thứ 2 và thứ 3 nay khoảng 14, 15 tuổi cũng đành dang dở chuyện học hành, xin việc tại một xưởng mộc kiếm vài ba đồng đỡ đần bố nuôi các em ăn học.
“2 cháu đi học mộc được người ta thương hoàn cảnh nên cho ăn cho ở để học nghề còn cháu lớn đi làm may tháng được hơn 2 triệu cũng phụ thêm bố nuôi 4 em đang đi học. Thằng út mới 2 tuổi vì không có điều kiện nên tôi cũng để bé ở nhà.
Nhà nghèo, thôi thì bố con có rau ăn rau, hôm nào cháu lớn được lĩnh lương thì cho các cháu bữa thịt.
Các con còn nhỏ tôi chẳng dám đi làm xa, chỉ ở nhà cấy mấy sào ruộng, rồi loanh quanh giặt giũ 4-5 chậu quần áo, nấu cơm, đưa các con đi học, trông thằng nhỏ cũng hết cả ngày”, anh Hách tâm sự.
Nhiều lúc chính anh cũng thấy nản, mệt mỏi với cảnh "gà trống" nuôi 8 con, đặc biệt khi các con ốm sốt, anh bất lực vì chẳng có tiền mua thuốc. Không những vậy, nhiều đêm anh còn khóc thầm tự trách bản thân vì làm bố nhưng không thể mang cho các con một mái ấm đầy đủ, để các con vẫn phải chập chờn giấc ngủ vì nhà dột, nước nhỏ tong tong mỗi khi trời mưa.
“Đợt mưa vừa rồi, mấy bố con tôi chẳng ngủ được, chỉ ngồi ở một góc giường. Nhìn các con đêm không ngủ vì nhà dột lắm lúc tôi chảy nước mắt nhưng chẳng biết làm thế nào. Trời mưa bão, sợ nhà đổ, tôi lại phải dắt các con sang nhà hàng xóm ngủ nhờ cho yên tâm”, anh Hách chia sẻ.
Biết hoàn cảnh của mình nên anh Hách chẳng dám nghĩ tới việc đi thêm "bước nữa". Anh chỉ cố gắng làm lụng, dạy bảo, cho các con đi học vài lớp lấy con chữ và đảm nhận tốt vai trò của của cả người bố và người mẹ.
Hiện tại có lẽ tài sản lớn nhất của anh Hách là 8 đứa con. Anh luôn tự hào vì chúng đều rất ngoan ngoãn và yêu thương nhau. Cuộc sống gia đình dù rất khó khăn lại thiếu đi bàn tay chăm sóc của người vợ, người mẹ nhưng chính 8 đứa con là động lực giúp anh Hách mạnh mẽ hơn trong cuộc sống, vực dậy tinh thần của anh sau những mất mát để đi cùng các con trong đoạn đường tương lai sắp tới.

Có cô giáo luân chuyển về vùng đặc biệt khó khăn khó lấy chồng

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết có rất nhiều cô giáo luân chuyển công tác ở những vùng đặc biệt khó khăn không lấy được chồng.

Có cô giáo luân chuyển về vùng đặc biệt khó khăn khó lấy chồng
Sáng nay, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị tổng kết về chính sách đối với người làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn.

Vụ nổ 6 người chết: “Gia đình khó khăn cưa lấy sắt bán mua gạo“

Theo ông Sượng, con của ông đi rẫy nhặt được một vật hình thù giống quả đạn và mang về nhà mà không hay sẽ xảy ra vụ nổ bom.

Vụ nổ 6 người chết: “Gia đình khó khăn cưa lấy sắt bán mua gạo“
Hiện trường vụ nổ bom 6 người chết ở Khánh Hòa Đi rẫy nhặt được vật giống bom, hai con ông Sương rồi mang về nhà. Khi cưa lấy vỏ làm đồ dùng gia đình thì vật thể phát nổ.
Chiều 18/8, nằm trên giường ở Bệnh viện đa khoa Khánh Hòa, cơ thể ông Bo Bo Sượng (trú thôn Tà Lương, thị trấn Tô Hạp, huyện Khánh Sơn, Khánh Hòa) gần như bất động, chằng chịt vết thương. Người đàn ông 55 tuổi là nạn nhân sống sót duy nhất trong vụ nổ bom sáng cùng ngày trên địa bàn thị trấn Tô Hạp.

Món quà của người thợ sửa giày bên đường khiến cụ ông rơi nước mắt

Điểm sửa giày này có mặt tại đây đã 4 năm nhưng anh thanh niên này không phải là chủ nhân mà chỉ là người làm công. Anh là Lê Trần Đại Hải, 27 tuổi. 

Món quà của người thợ sửa giày bên đường khiến cụ ông rơi nước mắt
Người thợ sửa giày đường phố

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.