Vỡ đập thủy điện ở Lào: Việt Nam đã giúp nước bạn những gì?

(Kiến Thức) - Với tinh thần tương thân tương ái, ngay sau khi xảy ra sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào, Quân khu 5 đã đưa người và phương tiện sang hỗ trợ nước bạn. Ngoài ra, Tổng cục Phòng chống thiên tai đã sẵn sàng cử 22 cán bộ giỏi sang giúp bạn.

Vỡ đập thủy điện ở Lào: Việt Nam đã giúp nước bạn những gì?
Chiều nay (25/7), tại Văn phòng Ban Chỉ đạo TW về Phòng chống thiên tai (PCTT), Bộ trưởng NN&PTNT- Trưởng ban Nguyễn Xuân Cường đã chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT để chỉ đạo một số nhiệm vụ cụ thể trước tình hình thiên tai trong nước và trên thế giới diễn biến phức tạp, nhất là sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào.
Tại cuộc họp, Đại tá Lê Hồng Quang - Phó trưởng phòng Phòng chống Thiên tai, Cục Cứu hộ- Cứu nạn (Bộ Quốc phòng) - cho biết, ngay khi nắm được thông tin công trình thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy của Lào bị vỡ, đơn vị đã chỉ đạo Quân khu 5 cử ngay lực lượng và phương tiện sang nước bạn Lào giúp đỡ.
"Khi lực lượng quân khu 5 hỗ trợ xong sẽ tặng lại nước bạn Lào những phương tiện cứu hộ-cứu nạn của mình mang sang", ông Quang nói thêm.
Toàn cảnh cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT.
Toàn cảnh cuộc họp của Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT. 
Cũng tại cuộc họp, ông Trần Quang Hoài - Tổng cục trưởng Tổng cục PCTT cho biết, đơn vị này đã sẵn sàng cử 22 cán bộ đã được đào tạo bài bản tại Trung tâm Ứng phó sự cố thiên tai của Asean để sang giúp đỡ nước bạn Lào khắc phục sự cố vỡ đập thủy điện nếu có yêu cầu.
"22 cán bộ này được đào tạo bài bản về kỹ năng ứng phó với tất cả các loại hình thiên, đồng thời những cán bộ này cũng được đào tạo về ngoại ngữ nên không có khó khăn gì trong công tác giao tiếp", ông Hoài nói thêm.
Đập Thủy điện Xe-pian Xe-Namnoy (Lào) nằm trên 2 tỉnh Champasack và Attapeu, thuộc lưu vực sông Sekong, gồm hai đập chính: đập Xe-Pian và đập Xe-Namnoy. Công trình được khởi công từ tháng 2/2013 và dự kiến bắt đầu phát điện thương mại vào năm 2019. Công trình được xây dựng, vận hành bởi Công ty Năng lượng Xe-Pian Xe-Namnoy.
Sự cố vỡ xảy ra tại một đập phụ tại hồ Thuỷ điện Xe-pian Xe-Namnoy đang trong giai đoạn tích nước xảy ra vào khoảng 20h ngày 23/7/2018.
Theo báo cáo của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, do ảnh hưởng của vỡ đập Xe-Pian Xe-Namnoy dòng chảy về đồng bằng sông Cửu long có thể gia tăng, dự báo mực nước tại Tân Châu có thể gia tăng 7-10cm vào cuối tuần (27-28/7) so với điều kiện tự nhiên, như vậy không làm ảnh hưởng đáng kể đến diễn biến lũ trên đồng bằng.
Tuy vậy vẫn cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến sự cố để có những ứng phó kịp thời.

Sự cố thủy điện Sông Bung 2 do vỡ miệng cống dẫn dòng

Trước sự cố thủy điện Sông Bung 2, chuyên gia nhận định có thể đơn vị thi công không tính toán kỹ nên lũ về gây vỡ miệng cống dẫn dòng.

Sự cố thủy điện Sông Bung 2 do vỡ miệng cống dẫn dòng
Trao đổi với báo chí, Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, Cố vấn Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, nhận định sau khi đối chứng, phân tích loại trừ, sự cố thủy điện Sông Bung 2 (Quảng Nam) là do vỡ miệng cống dẫn dòng (còn gọi là kênh dẫn dòng).  Theo ông Tứ, sau khi hoàn thành nhiệm vụ dẫn nước thi công xây đập chính, đơn vị thi công đổ bê tông bịt kín miệng cống dẫn để chặn dòng tích nước lòng hồ phục vụ phát điện. Trong trường hợp "hàn khẩu" cống dẫn dòng nếu đơn vị thi công không tính toán kỹ hoặc giải pháp thi công không đảm bảo an toàn, chất lượng công trình kém thì khi gặp lũ lớn tràn về sẽ tạo áp lực lớn gây vỡ miệng cống. Nước từ lòng hồ chảy qua cống dẫn này ồ ạt tràn về vùng hạ lưu.  "Nhiều khả năng các công nhân đang trong thi công hoàn thiện bịt miệng cống dẫn dòng, dâng nước tích lòng hồ đáp ứng nhu cầu phát điện thì xảy ra sự cố", vị chuyên gia nói.
Cống dẫn dòng thủy điện Sông Bung 2.
Cống dẫn dòng thủy điện Sông Bung 2.  
Tối 13/9, lãnh đạo Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 2 cũng cho biết, không phải vỡ đập thủy điện mà là vỡ cống dẫn dòng (hay còn gọi là hầm dẫn dòng) dưới thân đập chính. Cống dẫn dòng này dùng để thông bên tích nước và bên không có nước, dài khoảng 400m, nằm ở dưới và đi song song với ba cửa xả của đập thủy điện. “Do ảnh hưởng của cơn bão số 4 gây mưa lớn kéo dài tạo nên lũ lớn nên cao trình mực nước lòng hồ dâng cao tạo áp lực cường độ mạnh dẫn đến vỡ cống dẫn dòng, nước tuôn chảy về hạ lưu. Hiện toàn bộ đập chính vẫn an toàn, trong tầm kiểm soát”, lãnh đạo Ban quản lý dự án thủy điện Sông Bung 2 cho hay. Đập thủy điện Sông Bung 2 được tích nước từ đầu tháng 9 cho đến nay. Thủy điện sông Bung 2 vừa tổ chức chặn dòng 10 ngày trước nhằm chuẩn bị cho công tác phát điện dự kiến vào cuối năm 2016. Tối cùng ngày, Chủ đầu tư xác nhận, bước đầu đơn vị xác định, sự cố vỡ cống dẫn dòng cuốn trôi hai công nhân vận hành máy xúc thuộc Tổng Công ty Xây dựng thủy lợi 4 mất tích gồm: Đặng Văn Tuyền (37 tuổi, ngụ tỉnh Hải Dương) và Nguyễn Minh Luân (24 tuổi, quê tỉnh Phú Thọ)

Truy tìm các đối tượng tung tin đồn vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2

(Kiến Thức) - Tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo địa phương giải thích cho người dân, đồng thời giao công an điều tra các đối tượng tung tin thất thiệt vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2.

Truy tìm các đối tượng tung tin đồn vỡ đập thủy điện Sông Tranh 2
Sáng ngày 6/11, tại huyện Bắc Trà My (Quảng Nam) xuất hiện một nhóm thanh niên đi xe xung quanh thị trấn và la hét với nội dung vỡ thủy điện Sông Tranh 2. Ngay lập tức thông tin này lan truyền chóng mặt. Nghiêm trọng hơn, khoảng 10h sáng cùng ngày, hàng trăm người dân đã đến UBND huyện Bắc Trà My, hàng ngàn người dân tụ tập tại trụ sở UBND huyện bày tỏ lo ngại trước thông Thủy điện Sông Tranh 2 có nguy cơ vỡ đập. Nhiều người dân khác hoảng loạn đã tìm cách sơ tán đến những vị trí cao hơn.
Trao đổi với PV Kiến Thức, ông Nguyễn Hồng Quang - Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định, thông tin vỡ thủy điện Sông Tranh 2 là hoàn toàn bịa đặt.

Tận mục “nơi ăn chốn ở” của người dân Lào sau vụ vỡ đập

(Kiến Thức) - Nhiều người dân Lào mất nhà cửa sau sự cố vỡ đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy tại tỉnh Attapeu đang sống trong những trung tâm cứu nạn tạm thời. Công tác tìm kiếm cứu hộ vẫn đang diễn ra khẩn trương.

Tận mục “nơi ăn chốn ở” của người dân Lào sau vụ vỡ đập
Theo hãng thông tấn Reuters, sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào tối 23/7 đã khiến hàng trăm người mất tích, thiệt mạng và hàng nghìn ngôi nhà bị nước lũ nhấn chìm. Ảnh: Người dân sơ tán nằm trên nền nhà của một trung tâm cứu nạn tạm thời. Ảnh: Reuters.
 Theo hãng thông tấn Reuters, sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào tối 23/7 đã khiến hàng trăm người mất tích, thiệt mạng và hàng nghìn ngôi nhà bị nước lũ nhấn chìm. Ảnh: Người dân sơ tán nằm trên nền nhà của một trung tâm cứu nạn tạm thời. Ảnh: Reuters.
Hãng thông tấn Lào dẫn thông báo của Văn phòng Thủ tướng Lào ngày 24/7 cho biết, Chính phủ nước này đã thông báo huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, trở thành khu vực thiên tai thảm họa do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp từ sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Nam Noy. Ảnh: Reuters.
Hãng thông tấn Lào dẫn thông báo của Văn phòng Thủ tướng Lào ngày 24/7 cho biết, Chính phủ nước này đã thông báo huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu, trở thành khu vực thiên tai thảm họa do chịu ảnh hưởng nghiêm trọng trực tiếp từ sự cố vỡ đập thủy điện Xe Pian-Xe Nam Noy. Ảnh: Reuters.
Hiện, công tác tìm kiếm cứu nạn sau vụ vỡ đập thủy điện đang diễn ra khẩn trương. Những người dân bị ảnh hưởng được cung cấp đồ ăn, thức uống, quần áo, thuốc men cũng như chỗ ở tạm thời. Ảnh: Daily Mail.
 Hiện, công tác tìm kiếm cứu nạn sau vụ vỡ đập thủy điện đang diễn ra khẩn trương. Những người dân bị ảnh hưởng được cung cấp đồ ăn, thức uống, quần áo, thuốc men cũng như chỗ ở tạm thời. Ảnh: Daily Mail.
Lực lượng cứu hộ phối hợp với lực lượng quân đội, tình nguyện viên….tiếp tục sử dụng máy bay và thuyền để đưa người dân mắc kẹt tại những khu vực bị ảnh hưởng đến nơi an toàn. Ảnh: EPA.
 Lực lượng cứu hộ phối hợp với lực lượng quân đội, tình nguyện viên….tiếp tục sử dụng máy bay và thuyền để đưa người dân mắc kẹt tại những khu vực bị ảnh hưởng đến nơi an toàn. Ảnh: EPA.
Nhiều người dân Lào đã được đưa tới trung tâm cứu nạn tạm thời. Ảnh: ABC Laos News.
Nhiều người dân Lào đã được đưa tới trung tâm cứu nạn tạm thời. Ảnh: ABC Laos News.
Người dân ở trong một trung tâm sơ tán tạm thời sau khi đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy vỡ. Họ đang rất mong chờ tin tức của người thân. Ảnh: Reuters.
 Người dân ở trong một trung tâm sơ tán tạm thời sau khi đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy vỡ. Họ đang rất mong chờ tin tức của người thân. Ảnh: Reuters.
Nhiều cư dân chỉ kịp mang theo một số đồ đạc đến nơi lánh nạn tạm thời. Ảnh: Reuters.
Nhiều cư dân chỉ kịp mang theo một số đồ đạc đến nơi lánh nạn tạm thời. Ảnh: Reuters.
Một khu lán trại được dựng lên tạm thời dành cho những người mất nhà cửa sau vụ vỡ đập. Ảnh: ABC Laos News.
Một khu lán trại được dựng lên tạm thời dành cho những người mất nhà cửa sau vụ vỡ đập. Ảnh: ABC Laos News. 
Lực lượng cứu hộ sử dụng thuyền để đưa người dân ở huyện San Sai, tỉnh Attapeu, đến nơi an toàn. Ảnh: ABC Laos News.
Lực lượng cứu hộ sử dụng thuyền để đưa người dân ở huyện San Sai, tỉnh Attapeu, đến nơi an toàn. Ảnh: ABC Laos News.
Được biết, đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy, có công suất megawatt, được xây dựng từ cuối năm 2013 cho đến nay và dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào năm 2019. Tuy nhiên, do mưa lớn cuối tuần qua, nước trong lòng hồ dâng cao đã gây ra sự cố vỡ đập. Ảnh: ABC Laos News.
Được biết, đập thủy điện Xepian-Xe Nam Noy, có công suất megawatt, được xây dựng từ cuối năm 2013 cho đến nay và dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động vào năm 2019. Tuy nhiên, do mưa lớn cuối tuần qua, nước trong lòng hồ dâng cao đã gây ra sự cố vỡ đập. Ảnh: ABC Laos News.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.