Vợ chồng đang dự định sinh con có nên tiêm vắc xin Covid-19 không?

Một số người đang có dự định sinh con lo lắng về việc tiêm vắc xin Covid-19 có làm ảnh hưởng tới sức khỏe hay không? Bác sĩ Calvin Q Trinh sẽ giải đáp vấn đề này.

Vợ chồng đang dự định sinh con có nên tiêm vắc xin Covid-19 không?

Thạc sĩ, bác sĩ Calvin Q Trinh, Bệnh viện Chỉnh hình và Phục hồi chức năng TP. HCM chia sẻ về vấn đề này trên VnExpress như sau: Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), những cặp vợ chồng có dự định có em bé trong thời điểm hiện tay hoặc sắp tới vẫn có thể viêm vắc xin Covid-19. Hiện không có bằng chứng cho thấy bất kỳ loại vắc xin nào, kể cả vắc xin Covid-19 gây ra các vấn đề về sinh sản ở cả nam và nữ giới.

CDC không khuyến nghị xét nghiệm mang thai định kỳ trước khi trước khi tiêm chủng Covid-19.

Nếu bạn đang có dự định mang thai, không cần phải tránh thai trước khi tiêm vắc xin Covid-19. Giống như các loại vắc xin khác, tác dụng phụ của vắc xin Covid-19 vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và sẽ báo cáo các vấn đề khi được ghi nhận.

Bác sĩ Calvin Q Trinh chia sẻ, phụ nữ mang thai có nguy cơ cao mắc Covid-19 nặng hơn ngày càng gia tăng. CDC và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã thu thập và xem xét thông tin về việc tiêm vắc xin ngừa Covid-19 trong giai đoạn mang thai. Dữ liệu ban đầu không xác định được bất cứ mối lo ngại nào về sự an toàn cho phụ nữ mang thai khi được tiêm chủng hoặc cho trẻ sơ sinh.

Các báo cáo mới nhất chỉ ra rằng những người đang mang thai được tiêm vắc xin mRNA (công nghệ sử dụng trong vắc xin của Pfizer, Moderna), chủ yếu trong 3 tháng cuối thai kỳ đã truyền kháng thể cho thai nhi. Những kháng thể này giúp bảo vệ trẻ sau khi sinh ra.

Vắc xin mRNA không chứa virus sống, do đó không thể truyền nhiễm cho người khác. Ngoài ra, kiểu vắc xin này không tương tác với DNA của một người hoặc gây ra các thay đổi di truyền vì mRNA không đi vào nhân tế bào, nơi lữu giữ DNA của con người.

Vợ chồng đang dự định sinh con có nên tiêm vắc xin Covid-19 không? ảnh 2

Hiện nay, không có bằng chứng cho thấy kháng thể được hình thành từ vắc xin Covid-19 gây ra bấ cứ vấn đề nào đối với thai kỳ, bao gồm cả sự phát triển của nhau thai. Bên cạnh đó, cũng không có bằng chứng cho thấy tác dụng phụ của bất kỳ loại vắc xin nào được FDA chấp thuận gây ra các vấn đề rắc rối về khả năng sinh sản.

Phụ nữ mang thai tiêm vắc xin Covid-19 là cách bảo vệ bản thân khỏi bệnh nặng khi nhiễm virus. Nếu bạn đang mang thai và cân nhắc tới việc tiêm phòng, hãy nói chuyện với bác sĩ chuyên khoa hoặc bệnh viện sản phụ khoa trước.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những người trên 18 tuổi, khỏe mạnh đủ các điều kiện tiêm đều có thể tiêm vắc xin Covid-19.

Phụ nữ mang thai trên 13 tuần và cho con bú vẫn được tiêm chủng (nếu có cam kết). Tuy nhiên không áp dụng với vắc xin Sputnik V. Trường hợp này nếu tiêm cần theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.

Có được uống thuốc giảm đau sau tiêm vắc xin Covid-19

Nếu sốt nhẹ, người tiêm vắc xin không cần dùng thuốc hạ sốt. Bạn nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm, uống đủ nước.

Có được uống thuốc giảm đau sau tiêm vắc xin Covid-19

Tới ngày 2/8, Việt Nam đã tiêm được hơn 6,4 triệu liều vắc xin, trong đó gần 660.000 người được tiêm đủ 2 mũi. Hiện tại, Việt Nam đã nhận gần 16 triệu liều vắc xin COVID-19 của Pfizer, AstraZeneca, Moderna, Sinopharm.  

Tác dụng phụ của vắc xin

Cách 7 tuần, tiêm luôn vắc-xin Covid-19 mũi 2 được không?

Bạn đọc Việt Chiến: "Tôi tiêm vắc-xin mũi 1 được 7 tuần giờ tiêm mũi 2 có được không? Vẫn biết là 8 tuần thì đúng nhưng nay tiêm cho người dân chung cư nên tôi thấy thuận tiện hơn, không biết có được không?"

Cách 7 tuần, tiêm luôn vắc-xin Covid-19 mũi 2 được không?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM):

Người bị bệnh nền có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?

Bạn đọc Võ Tuấn Hải (quận Bình Thạnh, TP HCM) hỏi: "Người già thường mắc các bệnh mạn tính. Vì vậy, để chăm sóc sức khỏe tốt trong dịch Covid-19 thì cần làm những gì? Có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?"

Người bị bệnh nền có tiêm vắc-xin Covid-19 được không?
Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM) trả lời:
Người có bệnh mạn tính cần uống thuốc đều theo toa của bác sĩ, ăn uống, thể dục, nghỉ ngơi điều độ để có sức khỏe tốt và nhất là tranh thủ đăng ký, tiêm vắc xin Covid-19 khi được địa phương yêu cầu.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.