Có được uống thuốc giảm đau sau tiêm vắc xin Covid-19

Nếu sốt nhẹ, người tiêm vắc xin không cần dùng thuốc hạ sốt. Bạn nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm, uống đủ nước.

Có được uống thuốc giảm đau sau tiêm vắc xin Covid-19

Tới ngày 2/8, Việt Nam đã tiêm được hơn 6,4 triệu liều vắc xin, trong đó gần 660.000 người được tiêm đủ 2 mũi. Hiện tại, Việt Nam đã nhận gần 16 triệu liều vắc xin COVID-19 của Pfizer, AstraZeneca, Moderna, Sinopharm.  

Tác dụng phụ của vắc xin

Sau khi tiêm, một số người sẽ xuất hiện các phản ứng như đau nhức cánh tay, sốt, ớn lạnh, buồn nôn và mệt mỏi. Đó là những dấu hiệu cho thấy vắc xin đang hoạt động bằng cách kích thích phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Thông thường, những phản ứng trên chỉ kéo dài trong khoảng thời gian 1-2 ngày, trong ngưỡng chịu đựng được. Tuy nhiên, đôi khi, người tiêm có thể cần thuốc giảm đau.

Nếu các triệu chứng ở mức độ nặng hơn (đau đầu dữ dội kéo dài, hôn mê, co giật, khó thở, sốt cao liên tục...), người tiêm cần nhập viện ngay. 

Có nên dùng thuốc giảm đau không

Các bác sĩ nhận định tốt hơn là không nên dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào trước hoặc sau khi tiêm vắc xin COVID-19. Tuy nhiên, vẫn có thể uống paracetamol với liều lượng khuyến cáo sau khi tiêm.

Việc dùng thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của vắc xin, giống như đối với bệnh cúm. Việc xuất hiện các triệu chứng nhẹ là bình thường và là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang xây dựng khả năng miễn dịch chống lại Covid-19.

Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) đưa ra lưu ý, người mới tiêm vắc xin cần thường xuyên đo thân nhiệt. Nếu sốt dưới 38,5 độ C, bạn cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, nách, bẹn, uống đủ nước. Không để nhiễm lạnh. Đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

Nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên, sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Ảnh minh họa: Emhealth

Trong khi đó, ông Michael Mina, Phó giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, đánh giá việc cho phép cơ thể đối phó với virus mà không cần thuốc giảm đau sẽ giúp cơ thể xây dựng “bộ nhớ miễn dịch”.

Ông Mina chia sẻ: “Đừng sử dụng thuốc giảm đau trước khi tiêm và cố gắng hết sức để không uống thuốc giảm đau sau khi chủng ngừa”.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đưa ra cảnh báo tương tự. Nếu thấy cần thiết, người đã chủng ngừa vắc xin có thể dùng paracetamol để điều trị đau hoặc sốt sau khi tiêm.

Ngoài ra, người tiêm vắc xin COVID-19 cần nghỉ ngơi nhiều và đảm bảo cơ thể luôn đủ nước. Bạn cần tự theo dõi sức khỏe 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu.

Việt Nam sẽ nhận thêm gần 30 triệu liều vắc xin Covid-19 trong 3 tháng tới

Dự kiến sẽ có gần 30 triệu liều vắc xin Covid-19 về Việt Nam trong 3 tháng tới, hơn 100 triệu liều sẽ về trong quý 4.

Việt Nam sẽ nhận thêm gần 30 triệu liều vắc xin Covid-19 trong 3 tháng tới

Đây là thông tin được Thứ trưởng Y tế Trần Văn Thuấn chia sẻ tại chương trình Bàn tròn trực tuyến trên báo VietNamNet.

Chính phủ đặt mục tiêu từ nay đến cuối năm có đủ 150 triệu liều vắc xin Covid-19 để tiêm phủ 70% dân số, tiến tới đạt miễn dịch cộng đồng.

Hơn 1 triệu liều vắc xin AstraZeneca về Việt Nam trong ngày 9/7

(Kiến Thức) - Sáng 9/7, 580.000 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca trong hợp đồng của VNVC đặt mua đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Cũng trong sáng nay, lô vắc xin AstraZeneca 600 nghìn liều do Nhật Bản viện trợ không hoàn lại đã đến Việt Nam.

Hơn 1 triệu liều vắc xin AstraZeneca về Việt Nam trong ngày 9/7
580.000 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca vừa hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất vào sáng nay, để hỗ trợ khẩn cấp cho đợt bùng phát dịch thứ tư tại Việt Nam.
Đây là lần giao vắc xin thứ ba trong hợp đồng của Hệ thống tiêm chủng VNVC đặt mua trước 30 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca và Đại học Oxford. Thỏa thuận được ký kết vào tháng 11 năm 2020 giữa AstraZeneca Việt Nam, Bộ Y tế và Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC), đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á tiếp cận loại vắc xin này.

Thêm 1,2 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca về đến Việt Nam

(Kiến Thức) - Sáng nay, AstraZeneca đã chuyển về TP HCM thêm 1.228.500 liều vắc xin COVID-19 theo hợp đồng đặt mua trước giữa AstraZeneca Việt Nam và Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam VNVC, dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế.

Thêm 1,2 triệu liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca về đến Việt Nam
Đây là lần giao vắc xin thứ năm và cũng là lượng vắc xin lớn nhất từ trước đến nay thuộc hợp đồng đặt mua trước giữa AstraZeneca Việt Nam và Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam VNVC, dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế.
Hiện, hợp đồng này đã mang về cho Việt Nam hơn 3,1 triệu liều, tương đương với khoảng 37% tổng lượng vắc xin COVID-19 của AstraZeneca trong nước. Số còn lại đến từ Cơ chế COVAX và viện trợ song phương giữa chính phủ các nước.

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Nam giới ăn gì bổ tinh hoàn?

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh không chỉ giúp cải thiện sức khỏe toàn diện mà còn nâng cao chức năng tinh hoàn, hỗ trợ quá trình sinh tinh và sản xuất hormone sinh dục.