Theo báo cáo tài chính soát xét bán niên 2019 của CTCP VNG ghi nhận doanh thu thuần 6 tháng 2019 đạt 2.524 tỷ đồng, tăng nhẹ so mức 2.066 tỷ đồng của cùng kỳ 2018.
Đáng nói, phần lỗ từ liên doanh liên kết giảm từ 99 tỷ của cùng kỳ xuống còn gần 28 tỷ đồng. Lỗ khác lại ghi nhận tăng từ 10 tỷ đồng lên gần 23 tỷ đồng.
Dù vậy, sau cùng VNG vẫn đạt 315 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ, tăng so mức 241 tỷ đồng của cùng kỳ 2018.
Mổ xẻ sâu hơn về khoản đầu tư vào liên doanh liên kết cho thấy, tổng giá trị đầu tư của VNG vào 3 công ty liên kết là 522 tỷ đồng, song giá trị còn lại tới thời điểm 30/6/2019 chỉ còn hơn 24 tỷ đồng.
Chi tiết khoản đầu tư của VNG vào Tiki |
Trong đó đáng chú ý là khoản đầu tư vào CTCP Tiki ghi nhận giá trị ban đầu hơn 506 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại ngày 30/6/2019, đã chính bằng số vốn đầu tư đó, vì thế giá trị còn lại sau khi mua Tiki của VNG đã về con số 0.
Hiện VNG đang nắm giữ 24.6% vốn Tiki. Đây là khoản đầu tư lỗ nặng nhất trong các công ty liên kết của VNG.
Ngoài ra, VNG còn có khoản đầu tư gần 15 tỷ đồng vào All Best Asia Group Limited (ABA), chiếm 50% vốn cũng đã bị lỗ hết vốn đầu tư.
VNG lỗ hoàn toàn khi đầu tư vào Tiki |
Tiki được thành lập năm 2010, có trụ sở chính tại TPHCM, hoạt động kinh doanh ban đầu là bán sách trực tuyến.
Sau đó, Tiki mở rộng hoạt động kinh doanh khá đa dạng với các hàng hóa, sản phẩm khác nhau, từ đồ dân dụng, thời trang, đồ công nghệ, cho tới sản phẩm chăm sóc sức khỏe, làm đẹp...
Tháng 5/2016, VNG đầu tư khoảng 384 tỷ đồng vào Tiki, tương ứng 38% vốn cổ phần. Đến năm 2018, VNG chi thêm 120 tỷ đồng vào Tiki trong đợt chào bán riêng lẻ. Vì thế, tỷ lệ sở hữu của VNG tại Tiki giảm xuống còn 24.6% do có thêm cổ đông JD.com (Trung Quốc) tham gia vào.