Vinaland Tower “đắp chiếu”, nội bộ CĐT đấu đá: Quyền lợi người mua thế nào?

(Kiến Thức) - Dự án Vinaland Tower vừa xây dựng xong tầng hầm và triển khai lên đến tầng 3, đến tháng 9/2019 thì dừng lại do những lùm xùm tranh chấp trong nội bộ lãnh đạo chủ đầu tư Vinaland.

Vinaland Tower dừng thi công, nội bộ chủ đầu tư đấu đá
Dư luận đang đặc biệt chú ý đến thông tin UBND phường Phú Mỹ (quận 7, TP.HCM), mới đây, đã có thông báo liên quan tới dự án Trung tâm thương mại Dịch vụ và chung cư Vinaland Tower (tên thương mại là Saigon South Plaza, hiện đang được giao dịch với tên Viva Plaza; có địa chỉ tại đường 15B, tổ 18, khu phố 2, phường Phú Mỹ) do Công ty CP Đầu tư bất động sản Việt Nam (Vinaland) làm chủ đầu tư.
Theo nội dung, thực hiện theo công văn số 610/UBND-QLĐT ngày 9/11/2020 của UBND quận 7, về việc giải quyết đơn kiến nghị của 200 khách hàng đã mua căn hộ và lô thương mại tại dự án Vinaland Tower kiến nghị ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tài sản của Công ty Vinaland.
UBND phường Phú Mỹ đề nghị các tổ chức cá nhân có nhu cầu tìm hiểu thông tin quy hoạch, dự án đầu tư thì liên hệ với cơ quan chức năng có thẩm quyền để được cung cấp thông tin quy hoạch và pháp lý liên quan dự án nhằm hạn chế rủi ro khi tiến hành các giao dịch về nhà đất.
UBND quận 7, cũng đã đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra làm rõ.
Vinaland Tower “dap chieu”, noi bo CDT dau da: Quyen loi nguoi mua the nao?
Khách hàng căng băng rôn đòi quyền lợi tại khu vực dự án Vinaland Tower.
Theo tìm hiểu của PV, dự án Vinaland Tower khi vừa xây dựng xong tầng hầm và triển khai lên đến tầng 3, đến tháng 9/2019, do những lùm xùm tranh chấp trong nội bộ lãnh đạo Vinaland, dự án bất ngờ dừng thi công khiến hàng trăm khách hàng bức xúc.
Ông Nguyễn Công Chính đại diện nhóm khách hàng cho báo chí biết, đầu năm 2017, thông qua đơn vị phân phối độc quyền là Công ty CP CTK Land, rất nhiều khách hàng đã ký thỏa thuận đảm bảo quyền ưu tiên mua sản phẩm chung cư Viva Plaza và đã đóng 20% giá trị HĐ qua Công ty CTK Land.
Đến tháng 3/2019, khách hàng được ông Trần Bình Long với tư cách Chủ tịch HĐQT đại diện chủ đầu tư ký hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật. Đồng thời, cũng theo hợp đồng khách hàng phải đóng tiền theo tiến độ từ tháng 3/2019 đến tháng 8/2019 từ 40% đến 70% giá trị hợp đồng tùy theo loại hình căn hộ hay shop thương mại, bao gồm cả khoản tiền trước đây đã nộp qua Công ty CP CTK Land.
Thế nhưng, mới đây ông Trần Minh Hoàng - người cũng nhận mình là Chủ tịch HĐQT của Công ty Vinaland cho rằng toàn bộ hợp đồng mà khách hàng ký với chủ đầu tư hồi tháng 3/2019 về mua bán nhà hình thành trong tương lai đều không có giá trị. Điều này khiến cả khách hàng mới và cũ có nguy cơ mua trùng một căn hộ và rủi ro rất lớn.
Theo ông Chính, khách hàng đã nhiều lần làm việc với ông Trần Bình Long và được biết, từ ngày 19/3/2019 đến ngày 17/7/2019, Công ty đã ký 177 hợp đồng mua bán căn hộ và hơn 300 hợp đồng mua bán lô thương mại cho khách hàng. Tổng số tiền Vinaland đã thu của khách hàng vào khoảng hơn 200 tỷ đồng.
Được biết, ông Trần Minh Hoàng và ông Trần Bình Long là 2 anh em. Công ty Vinaland hiện đang tồn tại 2 con dấu, hai Chủ tịch HĐQT và hoạt động ở hai trụ sở khác nhau.
Vinaland Tower “dap chieu”, noi bo CDT dau da: Quyen loi nguoi mua the nao?-Hinh-2
  Thông báo của chính quyền liên quan tới dự án Vinaland Tower.
Ai bảo vệ quyền lợi người mua?
Trước việc dự án Vinaland Tower "đắp chiếu", nội bộ chủ đầu từ đấu đá, dư luận đã đặt câu hỏi: Như vậy, ai sẽ bảo vệ quyền lợi đối với những người mua nhà?
Nói về vấn đề này, luật sư Hoàng Tùng - Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng: Đối với việc khách hàng thực hiện thanh toán thành nhiều đợt theo thỏa thuận trong hợp đồng đặt cọc hoặc mua bán căn hộ (nhà ở hình thành trong tương lai) là chuyện thường thấy. Tuy nhiên, theo quy định của Luật nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản,... việc đặt cọc hoặc ký kết hợp đồng mua bán sẽ hợp pháp khi chủ đầu tư đã thực hiện dự án đạt một phần theo quy định của luật.
Bản chất của việc để khách hàng thanh toán thành nhiều đợt là giúp doanh nghiệp huy động vốn để tiến hành dự án. Tuy nhiên, luật kinh doanh bất động sản cũng nghiêm cấm các hành vi huy động vốn trái phép. Do đó, vấn đề này cần các cơ quan chức năng làm rõ.
Vinaland Tower “dap chieu”, noi bo CDT dau da: Quyen loi nguoi mua the nao?-Hinh-3
Luật sư Hoàng Tùng - Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội). 
Theo luật sư, đối với việc chủ đầu tư là pháp nhân (Công ty) có 2 con dấu không có gì đáng bàn cãi. Phía cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành xác minh rằng 2 mẫu dấu của Công ty này được cấp phép và thông báo theo đúng thủ tục pháp luật. Cũng cần phải xác minh hiện nay, Công ty đã làm thủ tục thông báo sử dụng mẫu dấu hiện hành nhưng doanh nghiệp đăng ký là 1 hay 2 con dấu chứa mẫu dấu đã đăng ký.
Luật sư cho rằng, về chức danh Chủ tịch hội đồng quản trị, một Công ty cổ phần chỉ có một Chủ tịch HĐQT. Công ty có thể thay đổi Chủ tịch hội đồng quản trị tùy vào nhu cầu quản lý và mục đích của Công ty. Tuy nhiên, Chủ tịch hội đồng quản trị bản chất là người đứng đầu HĐQT. Việc Chủ tịch HĐQT liệu có thẩm quyền để thay mặt doanh nghiệp ký kết các hợp đồng mua bán, đặt cọc với khách hàng hay không thì phụ thuộc vào Chủ tịch HĐQT có phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.
Do đó, tại các thời điểm khách hàng ký kết hợp đồng mua bán, đặt cọc với chủ đầu tư thì người ký có phải người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hay không? (Thể hiện trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty). Đối với các hợp đồng mà khách hàng đã ký, khách hàng sẽ được pháp luật bảo vệ quyền lợi.
Trường hợp các cá nhân phía chủ đầu tư vi phạm các quy định của pháp luật như lừa đảo, lừa dối khách hàng thì sẽ phải chịu trách nhiệm cho từng hành vi của mình.
“Cơ quan điều tra cần phải tiến hành làm rõ những nghi vấn để xác minh liệu có tội phạm hay không hay là chỉ vi phạm các quy định trong việc mua bán bất động sản”, luật sư Tùng nhấn mạnh.

Dự án Vinaland Tower khởi công vào cuối năm 2016 và mở bán cho khách hàng từ năm 2017. Dự án này được giới thiệu có tổng diện tích 5.852,04 m2, quy mô gồm 1 block căn hộ cao 24 tầng với 295 căn hộ, trong đó có 2 tầng hầm và 3 tầng thương mại.

Tuy nhiên, sau khi dự án được mở bán và triển khai xây dựng đến tầng thứ 3, do những tranh chấp nội bộ nên dự án đã dừng thi công.

“Soi” danh tính Công ty CTK biến đất quốc phòng thành bất động sản

(Kiến Thức) - 60.000 mét vuông đất quốc phòng được phê duyệt cho dự án “khu dân cư gia đình quân nhân” ở phường 15, quận Tân Bình và bị biến thành bất động sản đang khiến dư luận không khỏi tò mò danh tính của chủ đầu tư CTK.

Thông tin trên Tuổi Trẻ cho biết, UBND TP.HCM đã phê duyệt dự án đầu tư “khu dân cư gia đình quân nhân” ở phường 15, quận Tân Bình lên gần 60.000m2. Diện tích đất này trước đây là đất quốc phòng, khu vực sân bay Tân Sơn Nhất. Công ty được phê duyệt đầu tư cho dự án là Công ty CP đầu tư CTK. 

Điều đáng nói là vị trí xây dựng dự án này nằm sát đường Tân Sơn, Q.Tân Bình. Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương thu hồi sân golf để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Nếu dự án biệt thự, nhà ở, căn hộ chung cư cặp đường Tân Sơn được hình thành, việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất sẽ gặp nhiều trở ngại bởi dự án này đã án ngữ hết đường vào ở phía bắc.

Ngoài ra, mặc dù đến tháng 2/2017 UBND TP.HCM mới phê duyệt dự án khu dân cư gia đình quân nhân sư đoàn 367 và sư đoàn 370, nhưng từ năm 2016 chủ đầu tư đã rao bán, ký hợp đồng hợp tác đầu tư (thực chất là bán để huy động vốn).

Khu đất dự án chung cư gia đình quân nhân Sư đoàn không quân 370 trên đường Tân Sơn, quận Tân Bình, TP.HCM. Ảnh: Hoàng Đông/Tuổi Trẻ.

Khu đất dự án chung cư gia đình quân nhân Sư đoàn không quân 370 trên đường Tân Sơn, quận Tân Bình, TP.HCM. Ảnh: Hoàng Đông/Tuổi Trẻ.

Những thông tin này khiến dư luận không khỏi tò mò về danh tính, "hồ sơ" chủ đầu tư dự án là Công ty CTK.
Theo giới thiệu trên website của mình, CTK Group chuyên đầu tư lĩnh vực bất động sản bao gồm nhà ở, chung cư, căn hộ dịch vụ, khu phức hợp, khách sạn, khu nghỉ dưỡng… CTK gồm 4 thành viên: Công ty TNHH Đầu tư – Xây dựng Trường Thịnh (Truong Thinh ICC); Minh Nguyen Long; Nam Thanh Construction; và CTK Land.

Tiếp tục điều tra 12 đại dự án 'đắp chiếu', hàng loạt sếp bị xử lý

Các dự án đắp chiếu, kém hiệu quả ngành Công Thương đang tiếp tục được điều tra các dấu hiệu vi phạm pháp luật để xử lý trước công luận.

Chính phủ vừa có báo cáo về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương gửi Đại biểu Quốc hội.

Đọc nhiều nhất

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Thót tim cảnh chăn cừu trên vách đá ở Thụy Sĩ

Sean Gallup, một nhiếp ảnh gia của Getty Images, đã đi cùng những người chăn cừu ở Thụy Sĩ trong chuyến chăn cừu “Schäful” hàng năm của họ ở những đồng cỏ trên núi cao, gần sông băng Oberaletsch và Grosser Aletsch.
Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01: Rơi thẳng đứng?

Giá vàng hôm nay 19/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Làng hoa Tiền Giang rộn ràng vào vụ Tết

Tới thời điểm hiện tại, phần lớn hoa Tết tại Tiền Giang đã có thương lái đến mua hàng, chuẩn bị xuất đi phục vụ tại các chợ hoa xuân trong và ngoài tỉnh cho thị trường hoa Tết 2025.
Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Phát 'sốt' với kiểu nhà bê tông lợp mái tranh

Nhờ sự đặc biệt từ ý tưởng đến thiết kế, ngôi nhà mái tranh sau khi hoàn thành đã nhận được sự khen ngợi của nhiều người về một không gian sống hiện đại nhưng hòa hợp với thiên nhiên.
Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Hủy kết quả đấu giá mỏ đất 7ha ở Thanh Hóa

Do vi phạm quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản, Công ty CP Khai thác khoáng sản Thịnh Phát đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa hủy kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản mỏ đất tại xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Lộc.