Vietourist lập thêm 3 chi nhánh trong lúc ngành du lịch bị trì trệ vì virus corona

(Vietnamdaily) - Giữa tâm dịch từ virus corona hoành hành, nhiều hãng du lịch đối mặt với nhiều khó khăn và lên phương án thu hẹp quy mô hoạt động thì Vietourist công bố thông tin lập thêm 3 chi nhánh nâng tổng số chi nhánh trên toàn quốc lên con số 10.
 

Mới đây, CTCP Du lịch Vietourist (Vietourist, UPCoM: VTD) cho biết Công ty vừa thành lập thêm 3 chi nhánh tại Phú Yên, Gia Lai và An Giang. Trước đó, Vietourist đã có 7 chi nhánh trực thuộc tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Cần Thơ.

Như vậy, với 3 chi nhánh thành lập thêm, Vietourist đã có 10 chi nhánh, văn phòng đại diện trên khắp toàn quốc.

Đáng nói, Vietourist thành lập thêm chi nhánh thay vì dừng hoạt động trong bối cảnh cả thế giới đang đối mặt với căn bệnh dịch phổi từ virus corona.

Hội đồng Tư vấn du lịch Việt Nam (TAB) cho biết, dịch Covid-19 khiến tỷ lệ lấp buồng của các khách sạn giảm từ 20% đến 50% so với cùng kỳ năm ngoái, tùy thuộc vào vị trí ở các thành phố lớn hay các địa danh nghỉ dưỡng.

Đối với các công ty quản lý điểm đến và các doanh nghiệp lữ hành tại TP HCM, Hà Nội và Hạ Long, Hội đồng Tư vấn cho hay, mức giảm khoảng 50% khách so với cùng kỳ năm ngoái.

Vietourist lap them 3 chi nhanh trong luc nganh du lich bi tri tre vi virus corona
 Vietourist lập thêm 3 chi nhánh mới.

Tác động tiêu cực từ dịch Covid-19 thể hiện rõ nét nhất với mảng MICE (hội nghị, hội thảo, triển lãm) khi nhiều sự kiện bị hủy bỏ, nhất là các đoàn khác từ Trung Quốc.

Nhiều khách sạn ở Cam Ranh, Nha Trang chuyên đón du khách Trung Quốc có tỷ lệ lấp buồng giảm tới 98%, còn các khách sạn phục vụ đa dạng đối tượng khách thì bị hủy đặt buồng trung bình 50% và số lượng đặt buồng tương lai bị hủy tới 70%.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 2/2020 (tính từ 21/1 - 20/2) ước tính đạt 1.242 nghìn lượt người, giảm 37,7% so với tháng trước và giảm 21,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Tổng cục Thống kê, do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, lượng khách quốc tế đến Việt Nam, đặc biệt từ các quốc gia như Trung Quốc, Singapore, Mỹ... đã giảm sâu do lo ngại lây lan dịch bệnh.

Trong năm 2019, Vietourist đã đưa 1,8 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên UPCoM trong tháng 11 với mã chứng khoán VTD. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 8.600 đồng/cổ phiếu.

Sức hút của cổ phiếu VTD là rất lớn khi ngay lúc lên sàn Vietourist đã tăng trần 4 phiên liên tiếp, sau đó là những chuỗi ngày tăng điểm, đạt đỉnh mới ở mức 31.900 đồng/cổ phiếu (giá chưa điều chỉnh) vào cuối tháng 11/2019.

Giao dịch mới được 2 tháng thì Vietourist đã nhanh tay nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội vào đầu tháng 1/2020.

Kết quả kinh doanh trong năm 2019 của doanh nghiệp này cũng khá khả quan khi ghi nhận 145 tỷ đồng doanh thu, tăng 86% so với kết quả năm 2018. Lợi nhuận sau thuế 4,8 tỷ đồng, tăng 167% so với năm 2018.

Theo kế hoạch từng được chia sẻ trong bản công bố thông tin tháng 10/2019, Vietourist đặt mục tiêu mang về 120 tỷ đồng doanh thu thuần, chia cổ tức 10%.

Dịch bệnh corona và chứng khoán Việt Nam: Ngành nào hưởng lợi?

(Vietnamdaily) - Một lĩnh vực duy nhất sẽ hưởng lợi từ dịch bệnh corona đó chính là lĩnh vực sản xuất chế biến dược phẩm như Dược Hậu Giang (DHG), Dược Hà Tây (DHT), Imexpharm (IMP)…
 

Cuối tháng 12/2019, một loại virus lạ từ chợ hải sản ở Vũ Hán, Trung Quốc đã khiến 6 người tử vong và hơn 300 người nhập viện. Tới ngày 2/2, đã có gần 14.000 ca nhiễm, 304 người tử vong.

Các nhà khoa học phát hiện ra đó là một loại virus mới thuộc nhóm corona, chuyên gây bệnh hô hấp ở cả người và động vật. Vì là một loại virus mới, hiện chưa có vaccine cho virus corona. Có thể cần thời gian để phát triển vaccine cho loại virus từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Ảnh hưởng từ dịch Covid-19, CPI tháng 2 giảm 0,17%

(Vietnamdaily) - Tổng cục Thống kê vừa công bố CPI tháng 2/2020 giảm 0,17% so với tháng 1 do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
 

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2020 giảm 0,17% so với tháng trước, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ của người dân sau Tết Nguyên đán giảm nên giá nhiều mặt hàng dần trở về mặt bằng giá trước Tết; dịch Covid-19 làm cho giá dịch vụ du lịch, khách sạn, dịch vụ vui chơi, giải trí giảm và giá xăng dầu được điều chỉnh giảm trong tháng.

Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 và bình quân 2 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm trước (tăng 5,4% và 5,91%) đều ở mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây.

Tin mới