Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo vẫn khai thác bay nội địa dịp 30/3-15/4

(VietnamDaily) - Thực hiện yêu cầu của nhà chức trách, Vietnam Airlines chỉ khai thác 1 chuyến bay từ Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại; 1 chuyến bay từ Hà Nội, TP.HCM đi Đà Nẵng, Phú Quốc và ngược lại từ 30/3-15/4. 

Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải có văn bản hỏa tốc gửi Cục Hàng không yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam hạn chế khai thác đường bay đi và đến Hà Nội, TP.HCM nhằm phòng chống dịch COVID-19.
Theo đó, các hãng hàng không chỉ được khai thác vận chuyển hành khách với tần suất 1 chuyến bay/ngày trên các đường bay TP.HCM - Hà Nội -TP.HCM; TP.HCM - Đà Nẵng/Phú Quốc -TP.HCM; Hà Nội - Đà Nẵng/Phú Quốc - Hà Nội từ 30/3 đến 15/4.
Cụ thể, Vietnam Airlines cho biết từ ngày 30/3 đến 15/4, hãng chỉ khai thác 1 chuyến bay từ Hà Nội đi TP.HCM và ngược lại; 1 chuyến bay từ Hà Nội, TP.HCM đi Đà Nẵng, Phú Quốc và ngược lại. Các đường bay khác tạm dừng cho đến khi có thông báo mới. Các chuyến bay trên được duy trì để phục vụ nhu cầu đi lại đặc biệt cấp thiết.

Mời độc giả xem video: Cận cảnh quy trình vệ sinh khử trùng tàu bay nội địa của Vietnam Airlines. Nguồn: Youtube.

Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo van khai thac bay noi dia dip 30/3-15/4
 Vietnam Airlines giảm đường bay nội địa. Ảnh: Baodauthau.
Theo lịch trình dự kiến trong 3 ngày 30, 31/3 và 1/4, chuyến bay từ Hà Nội đi Tp. Hồ Chí Minh của Vietnam Airlines sẽ khởi hành lúc 9h. Ở chiều ngược lại, máy bay sẽ cất cánh lúc 14h cùng ngày, riêng ngày 1/4, máy bay cất cánh lúc 15h. Lịch bay các chặng bay còn lại linh hoạt theo tình hình khai thác thực tế.
Hành khách bay nội địa bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sẽ được hỗ trợ đổi chuyến bay, đổi hành trình hoặc hoàn vé theo quy định hiện hành của hãng.
Các hãng hàng không khác như Vietjet Air và Bamboo Airways đều cắt giảm nhiều chuyến bay từ TP HCM và Hà Nội đi các địa phương khác từ ngày 28/3 cho đến 15/4. Ngày 30/3, Vietjet khai 5 chuyến khứ hồi các chặng TP.HCM - Hà Nội, TP.HCM - Phú Quốc, Đà Nẵng - TP.HCM, Đà Nẵng - Hà Nội và Phú Quốc - Hà Nội.
Trong khi đó, Bamboo Airways khai thác 1 chuyến bay khứ hồi chặng TP.HCM - Hà Nội.
Tất cả hành khách đi máy bay nội địa thời gian này đều phải tuân thủ quy định phòng dịch như đo thân nhiệt, phải tự khai báo tình trạng sức khỏe và đeo khẩu trang trong suốt chuyến bay.
Trước đó, ngày 25/3, các hãng hàng không trong nước đã tạm dừng khai thác đường bay quốc tế đến hết ngày 30/4 để giảm lượng hành khách nhập cảnh Việt Nam.

Ủy ban quản lý vốn NN muốn Vietnam Airlines lãi trước thuế 2.358 tỷ năm 2020

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước đặt mục tiêu cho Vietnam Airlines phải đạt doanh thu 110.560 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 2.358 tỷ đồng trong năm 2020.

Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines – HoSE: HVN) vừa nhận được ý kiến của cổ đông chi phối liên quan đến kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển năm 2020.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp - cổ đông đang năm 86,19% vốn điều lệ vừa thông qua đề xuất của người đại diện tại Vietnam Airlines về kế hoạch sản xuất, kinh doanh và đầu tư năm 2020, bao gồm các chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu.

Uy ban quan ly von NN muon Vietnam Airlines lai truoc thue 2.358 ty nam 2020
 

Theo đó, cơ quan đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đặt mục tiêu cho Vietnam Airlines phải đạt doanh thu 110.560 tỷ đồng, trong đó Công ty mẹ đạt 83.842 tỷ đồng; lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 2.358 tỷ đồng, trong đó Công ty mẹ đạt 1.512 tỷ đồng. Tổng số lao động của Vietnam Airlines được ấn định là 6.024 người (đã bao gồm người quản lý nhưng không bao gồm: lao đọng nước ngoài; lao động cung ứng theo hợp đồng hỗ trợ khai thác, hợp đồng dịch vụ; lao động là người Việt Nam tại Cambodia Angko Air và JPA.

Trong năm 2020, tổng vốn đầu tư của Vietnam Airlines được giới hạn không quá 2.490 tỷ đồng, không bao gồm đầu tư bổ sung 833 tỷ đồng vào vốn điều lệ của JPA. Đối với việc đầu tư 50 tàu bay thân hẹp giai đoạn 2021 – 2025, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp yêu cầu người đại diện phối hợp với HĐQT hoàn thiện hồ sơ dự án theo đúng quy định của Luật Đầu tư năm 2014 và các quy định pháp luật có liên quan. Trình Ủy ban xem xét, có ý kiến bằng văn bản trước khi người đại diện chính thức trình Báo cáo nghiên cứu khả thi để cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Vào năm ngoái, Vietnam Airlines đã đạt tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế hợp nhất cao nhất từ trước tới nay, lần lượt ước đạt 101.188 tỷ đồng (tăng hơn 2.200 tỷ so với năm 2018) và gần 3.369 tỷ đồng. Trong đó, công ty mẹ ước đạt hơn 75.000 tỷ đồng doanh thu và hơn 2.700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 12% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, tổng các khoản nộp ngân sách (hợp nhất) đạt 7.369 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2018, trong đó các khoản nộp ngân sách của công ty mẹ là 2.573 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ.

Với kết quả sản xuất kinh doanh hiệu quả, hầu hết chỉ số tài chính của Vietnam Airlines cải thiện đáng kể, nâng cao khả năng tự chủ về vốn và khả năng an toàn tài chính. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Vốn đầu tư của chủ sở hữu (ROE) đạt trên 16%, trong khi Hệ số nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu giảm còn 2,27 lần.

Bên cạnh kết quả tài chính ấn tượng, năm 2019, Vietnam Airlines còn đánh dấu kỷ lục với đội tàu bay cán mốc 100 chiếc và gần 100 đường bay phủ khắp thế giới. Với việc bổ sung 22 tàu bay thế hệ mới hiện đại gồm Boeing 787-10 Dreamliner, Airbus A350-900, A321neo và 10 đường bay, đây là năm Vietnam Airlines tiếp nhận nhiều tàu bay nhất trong lịch sử và mở nhiều đường bay nhất trong 5 năm trở lại đây. Những tiềm lực này là nền tảng quan trọng để Hãng nâng cao chất lượng dịch vụ, giữ vững vị thế Hãng hàng không quốc tế 4 sao năm thứ tư liên tiếp theo đánh giá của tổ chức Skytrax.

Hoạt động khai thác tiếp tục được Vietnam Airlines duy trì an toàn tuyệt đối với 134.000 chuyến bay, 23 triệu lượt hành khách và gần 346.000 tấn hàng hóa được vận chuyển trong năm 2019. Chỉ số đúng giờ (OTP) đạt xấp xỉ 90%, vượt 2% so với mục tiêu năm và cao hơn mặt bằng chung thế giới.

Bamboo Airways 'sinh sau đẻ muộn', dính 'bão' Covid-19... gặp khó thêm khó?

(VietnamDaily) - Mặc dù “sinh sau đẻ muộn”, dính “bão” Covid-19 gặp thêm khó khăn nhưng hãng hàng không Bamboo Airways của ông Trịnh Văn Quyết vẫn có chiến lược “thoát hiểm” độc đáo riêng ở cả thị trường nội và ngoại địa.

Ngành hàng không Việt Nam đang bị điêu đứng, thiệt hại lên đến hai con số là do ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh virus Covid-19. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh này buộc hầu hết các hãng hàng không trong nước phải giảm tần suất khai thác, hủy chuyến hoặc ngừng khai thác bay giữa Việt Nam đến thành phố của các nước đang có ổ dịch Covid-19 như Trung Quốc, Hàn Quốc và ngược lại do vắng khách.
Bamboo Airways “sinh sau de muon”, dinh “bao” Covid-19... gap kho them kho?
 Bamboo Airways hiện chưa khai thác đường bay nào đến Trung Quốc đại lục.
Trong khi, các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ “phá sản”, thì hãng hàng không Bamboo Airways của Tập đoàn FLC dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng lại có chiến lược “thoát hiểm” độc đáo riêng.

Tin mới