Vietjet lại sắp huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu

(Vietnamdaily) - Vietjet lên kế hoạch huy động 2.000 tỷ đồng trái phiếu dù đang gánh 10.650 tỷ đồng trái phiếu cuối tháng 3/2023.

HĐQT CTCP Hàng không Vietjet (HoSE: VJC) vừa thông qua phương án phát hành 20.000 trái phiếu có mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu, tương ứng trị gia 2.000 tỷ đồng trái phiếu.

Trái phiếu này có kỳ hạn 60 tháng, lãi sất cố định tối đa 12%/năm cho 2 kỳ tính lãi đầu tiên, các kỳ còn lại sẽ bằng tổng của biên độ tối đa 3,5%/năm và lãi suất tham chiếu.

Vốn thu được từ đợt phát hành, Vietjte bổ sung cho hoạt động kinh doanh để chi trả các chi phí hoạt động về xăng dầu, chi phí cảng, điều hành bay, kỹ thuật, lương, bảo hiểm, thanh toán đặt cọc tàu bay và các chi phí khác. 

Trong khi đó, tại thời điểm cuối tháng 3/2023, Vietjet ghi nhận nợ phải trả tăng thêm ngàn tỷ lên 54.127 tỷ đồng, trong đó vay nợ tài chính chiếm 18.800 tỷ đồng.

Riêng dư nợ trái phiếu lên tới 10.650 tỷ đồng, trong đó 650 tỷ đồng là trái phiếu dài hạn đến hạn trả, còn 10.000 tỷ đồng trái phiếu thường (đáo hạn 2024 và 2026).

Vietjet lai sap huy dong 2.000 ty dong trai phieu
 

Trước đó, ĐHĐCĐ thường niên của Vietjet đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2023 với mục tiêu doanh thu đạt 50,2 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so năm trước và lãi sau thuế đạt 1 nghìn tỷ đồng, khả quan hơn so với khoản lỗ 2,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2022.

Vietjet có kế hoạch mở rộng đội bay thông qua việc bổ sung thêm 12 máy bay mới vào năm 2023. Với kế hoạch này, VJC sẽ có 87 máy bay trong đội bay tính đến cuối năm 2023. Trong năm 2023, VJC dự kiến vận hành tổng cộng 139.000 chuyến bay nội địa và quốc tế, vận chuyển 25,7 triệu hành khách với tỷ lệ lấp đầy trung bình đạt 87%-88%.

Vietjet lai sap huy dong 2.000 ty dong trai phieu-Hinh-2
Kế hoạch 2023 của Vietjet 
Trong năm nay, Vietjet cũng có kế hoạch phát hành riêng lẻ dưới hình thức cổ phiếu phổ thông và/hoặc cổ phiếu ưu đãi với tỷ lệ tối đa 20% tổng số cổ phiếu lưu hành với thời gian hạn chế giao dịch là 3 năm đối với cổ phiếu phổ thông và 1 năm đối với cổ phiếu ưu đãi. 
Ngoài ra, Vietjet cũng huy động 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền có kỳ hạn từ 3 đến 5 năm. Tổng giá trị phát hành dự kiến là 300 triệu USD, tương đương 7,089 tỷ đồng. Kỳ hạn của trái phiếu dự kiến 3-5 năm. Trái phiếu này có thể bao gồm quyền chọn về việc thực hiện quyền chọn nhận cổ phiếu VJC.

Vietjet lên kế hoạch có lãi 1.000 tỷ, nhiều phương ăn tăng vốn

(Vietnamdaily) - Năm 2023, Vietjet lên kế hoạch phát hành ESOP, phát hành riêng lẻ và huy động 300 triệu USD trái phiếu chuyển đổi.

Tại ĐHĐCĐ thường niên diễn ra chiều ngày 26/4, năm 2023, CTCP Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đặt mục tiêu doanh thu đạt 50,2 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so năm trước và lãi sau thuế đạt 1 nghìn tỷ đồng so với khoản lỗ 2,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2022.

Nhờ đâu Vietjet có lãi trong quý I/2023?

Ba tháng đầu năm 2023, Vietjet đã đạt doanh thu vận chuyển hàng không 12.880 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 168 tỉ đồng, tăng lần lượt 286% và 320% so với cùng kỳ năm 2022. Đâu là yếu tố tạo nên lợi nhuận này?
 
 

Tiên phong mở đường bay quốc tế

Với ưu thế về mạng bay rộng khắp, bay đến hầu hết các điểm du lịch nổi tiếng trong nước và khu vực, cộng với giá vé rẻ, phù hợp với khả năng chi trả của đại đa số người dân, Vietjet luôn là sự lựa chọn hàng đầu của hành khách đi lại bằng đường hàng không.

Từ đầu năm đến nay, bên cạnh việc khai thác hiệu quả các đường bay hiện có, Vietjet đã mở mới 10 đường bay (4 đường bay nội địa, 6 đường bay quốc tế). Việc mở mới nhiều đường bay là chiến lược kinh doanh thông minh của Vietjet giai đoạn hậu đại dịch.

Nếu trước đây, Vietjet tiên phong mở đường bay “ngách”, bay đến những điểm đến chưa có hãng nào khai thác, đánh thức những sân bay “ngủ đông” như Thanh Hóa, Đồng Hới, Tuy Hòa, Chu Lai, Pleiku, Buôn Ma Thuột, Cần Thơ…, thì thời gian qua, Vietjet tiên phong bay đến những thị trường quốc tế chưa có đường bay thẳng từ Việt Nam, là những thị trường nhiều tiềm năng như Ấn Độ - quốc gia mới trở thành đất nước đông dân nhất thế giới, Australia - quốc gia rộng thứ sáu trên thế giới đứng thứ sáu thế giới về diện tích, Kazakhstan - quốc gia trải rộng trên cả hai lục địa Á – Âu...

Kết quả quý I-2023 cho thấy chiến lược kinh doanh của Vietjet đã đi đúng hướng. Trong quý, hãng đã khai thác 31,3 nghìn chuyến bay, vận chuyển 5,4 triệu lượt hành khách (tăng 57% và 75% so với quý I/2022), trong đó vận tải hành khách quốc tế đóng góp gần 45% tổng doanh thu vận tải hành khách, chiếm 30% về số lượng chuyến bay và lượt khách.

Báo cáo cập nhật của Công ty Chứng khoán Bản Việt nhận định hoạt động kinh doanh cốt lõi của Vietjet sẽ có lãi từ năm 2023. Cùng với việc nối lại các chuyến bay thường lệ đến Trung Quốc, Bản Việt nhận định Vietjet sẽ giữ vị thế trong việc phát triển các thị trường quốc tế mới.

Nho dau Vietjet co lai trong quy I/2023?
 

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Cùng với việc mở rộng mạng bay, tiên phong mở các đường bay quốc tế mới, doanh thu và lợi nhuận quý I/2023 của Vietjet cũng đến từ việc tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Đầu tiên phải nhắc đến vẫn là “đặc sản” vé 0 đồng, thường xuyên được Vietjet tung ra hằng tháng, cho phép khách hàng sở hữu vé 0 đồng bay trên tất cả các chặng bay. Ngoài ra, Vietjet liên tục cho ra mắt nhiều sản phẩm, dịch vụ mới nhằm nâng cao trải nghiệm của khách hàng, trong đó hạng vé thương gia Skyboss Business và chương trình khách hàng thân thiết SkyJoy đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của đa số hành khách. Hiện tại, số hành khách sử dụng sản phẩm Skyboss Business tăng dần trên các chuyến bay, trong khi chương trình SkyJoy đã có hơn 3 triệu thành viên.

Trên các chuyến bay của hãng, những món ăn, thức uống tươi ngon cũng thường xuyên được bổ sung, tạo sự đa dạng, hấp dẫn cho mọi lứa tuổi hành khách. Đặc biệt, đối với những chặng đường bay quốc tế khác nhau, Vietjet đưa vào phục vụ những món ăn đặc trưng của mỗi quốc gia, tạo cho hành khách của những quốc gia này cảm giác thân thuộc khi bay cùng Vietjet.

Trong 12.880 tỉ đồng doanh thu vận chuyển hàng không của quý I/2023, doanh thu hoạt động phụ trợ đạt 4.312 tỉ đồng, đóng góp hơn 33% tổng doanh thu. Điều đó cho thấy việc Vietjet tập trung nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ cũng là một chiến lược đúng đắn trong quá trình phát triển giai đoạn hậu đại dịch.

Việc khai mở những đường bay trong nước của Vietjet đã góp phần đánh thức tiềm năng du lịch, phát triển kinh tế cho các địa phương. Trong khi đó, các đường bay quốc tế của hãng đã tạo thành những cầu nối giao thương về mọi lĩnh vực giữa Việt Nam với các nước.

Tin mới