VietBank báo lãi 6 tháng tăng 19% dù dự phòng gấp 6 lần, nợ xấu cũng tăng lên 3,91%

(Vietnamdaily) - 6 tháng 2022, mặc dù lãi ròng của VietBank tăng khá 19% song cũng cần lưu ý nhà băng này tăng vọt trích lập dự phòng gấp 6 lần, còn nợ xấu tiếp tục tăng lên 3,91%.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, UPCoM: VBB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2022 với thu nhập lãi thuần 568 tỷ đồng, gấp 2.35 lần cùng kỳ. Lãi từ hoạt động dịch vụ cũng tăng 44% lên hơn 25 tỷ đồng nhờ tăng thu hoạt động thanh toán và bảo lãnh.

Lãi thuần từ hoạt động khác cũng tăng mạnh 90% lên mức gần 82 tỷ đồng, nhờ tăng thu từ đặt cọc chuyển nhượng bất động sản và thu hồi các khoản nợ đã được xử lý rủi ro.

Ngược lại, lãi từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lại lao dốc 99%, chỉ còn gần 3 tỷ đồng.

Mặc dù VietBank chi hơn 94 tỷ đồng để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 3 lần cùng kỳ nhưng vẫn ghi nhận lãi ròng gần 221 tỷ đồng, tăng 37% so cùng kỳ. 

Lũy kế 6 tháng đầu năm, VietBank đạt tới 933 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 95% so cùng kỳ.

Trong khi lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối và chứng khoán đầu tư giảm lần lượt là 25% và 84% thì hoạt động khác tăng vọt 75%.

Do đó, dù VietBank tăng vọt gấp 6 lần chi phí dự phòng rủi ro tín dụng với 168 tỷ đồng nhưng lãi ròng vẫn đạt 310 tỷ đồng, tăng 19% so cùng kỳ nhưng chỉ mới đạt 36% kế hoạch đề ra cho cả năm.

VietBank bao lai 6 thang tang 19% du du phong gap 6 lan, no xau cung tang len 3,91%
 

Tính đến 30/06/2022, tổng tài sản của VietBank tăng 6% lên mức 109,667 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 11% khi chiếm 56,222 tỷ đồng. 

Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng cũng tăng 8% lên 71,849 tỷ đồng. 

Về chất lượng nợ cho vay, tổng nợ xấu của VietBank tăng 19% lên 2,196 tỷ đồng trong tổng dư nợ. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng vọt đến 62% khi chiếm 1.489 tỷ đồng, nợ nghi ngờ lại giảm 41%.

Do đó, ỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của VietBank tăng từ 3.65% của đầu kỳ lên 3.91%.

Cổ đông VietBank lo ngại về tính hiệu quả của tăng vốn và kế hoạch lãi 2022

(Vietnamdaily) - Sáng 26/4, ĐHĐCĐ thường niên của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, UPCoM: VBB) đã thông qua kế hoạch năm 2022 với lợi nhuận trước thuế tăng mạnh 71% lên 1.090 tỷ đồng.

VietBank cũng đặt chỉ tiêu tổng tài sản tăng 28,7% lên 133.000 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay tăng 15%, đạt 65,200 tỷ đồng. Huy động từ khách hàng tăng 37%, đạt 102.000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.

VietBank mục tiêu đến năm 2025 đạt quy mô tổng tài sản 100.000 tỷ đồng, ngoài lợi nhuận giữ lại để tăng vốn tự có, Ngân hàng cần tăng ròng vốn tự có hàng năm 2.000 - 2.400 tỷ đồng.

Đồng thời, để đảm bảo hệ số CAR trên 9% năm 2022, VietBank phải tăng vốn tối thiểu 1.000 tỷ đồng và mục tiêu tổng tài sản đến năm 2025 đạt 300.000 tỷ đồng; huy động vốn cấp 2 không đạt hoặc hết hạn mức cho phép thì vốn cấp 1 phải tăng thêm để bù đắp (tăng vốn cấp 1 từ lợi nhuận giữ lại và cổ đông góp mới).

Do đó, từ năm 2022 đến năm 2025, VietBank cần tăng vốn điều lệ góp mới (không bao gồm lợi nhuận giữ lại), tối thiểu 1.000 tỷ đồng/năm.

Co dong VietBank lo ngai ve tinh hieu qua cua tang von va ke hoach lai 2022
 ĐHĐCĐ VietBank sáng 26/4

Cổ đông lo ngại về tính hiệu quả của việc tăng vốn trong năm 2022

Về kế hoạch tăng vốn, VietBank cũng đã đưa ra lộ trình niêm yết chính thức để thu hút nguồn vốn từ nhà đầu tư chiến lược, và một trong những nguồn đóng góp trong các năm tiếp theo là từ cổ đông hiện hữu. 

Trước mắt, trong năm 2022, VietBank dự kiến phát hành 100.3 triệu cp cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 21%. Thời gian thực hiện dự kiến từ quý 3 đến quý 4/2022. Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của VietBank sẽ tăng từ mức 4,777 tỷ đồng lên 5,780 tỷ đồng.

Vốn thu được từ đợt phát hành là khoảng 1,003 tỷ đồng dự kiến sử dụng toàn bộ cho việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong hoạt động sinh lời cho hoạt động kinh doanh VietBank.

Co dong VietBank lo ngai ve tinh hieu qua cua tang von va ke hoach lai 2022-Hinh-2
 Kế hoạch tăng vốn của VietBank

Trước lo ngại của cổ đông về tính hiệu quả, Phó Tổng giám đốc Đỗ Khoa Hiệp lý giải, lợi nhuận hàng năm của VietBank thể hiện chỉ số năm tài chính đó, trong khi vốn điều lệ là cơ sở để ngân hàng đảm bảo an toàn hoạt động cho nhiều năm về sau.

Trong kế hoạch năm 2022, VietBank phải đảm bảo an toàn vốn 9.7%, do đó việc tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo an toàn vốn. Thêm nữa, nhằm triển khai đề án tái cấu trúc cần nâng cao năng lực tài chính. Vietbank đang có vốn thấp nên việc tăng vốn điều lệ là cần thiết để tái cơ cấu, phát triển kinh doanh.

Ngoài ra, việc tạo mạng lưới phát triển, đầu tư nhận diện thương hiệu, đổi mới công nghệ thông tin là cần thiết trước mắt. Về lâu dài sẽ cải thiện năng lực cạnh tranh, cải thiện tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu.

Mục tiêu trong năm 2022 tỷ lệ ROE của VietBank tăng đến 31% so với năm 2021 và về dài hạn hướng đến 2025 đạt ROE 20%. Do đó, việc tăng vốn điều lệ hiện tại ngoài phục vụ cho chỉ tiêu lợi nhuận 1,090 tỷ đồng trong năm 2022 còn tạo cơ sở cho tương lai của VietBank. 

Về kế hoạch đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán, VietBank cho biết, căn cứ vào kết quả kinh doanh năm 2018-2019, 2020 và phương án cơ cấu lại hoạt động gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, Ngân hàng đã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật để niêm yết.

Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT Dương Nhất Nguyên cho biết, thời gian qua, dịch bệnh kéo dài và biến động trên thị trường chứng khoán thì việc đưa cổ phiếu lên giao dịch trên sàn chính thức trong giai đoạn này sẽ có điều kiện hạn chế và gây bất lợi cho cổ đông. HĐQT sẽ lên kế hoạch cụ thể và có công bố thông tin chính thức đến cổ đông sau.

Năm 2021 không đạt kế hoạch, vậy năm 2022 dựa vào đâu để đưa ra con số lãi tăng 71%?

Tại Đại hội, cổ đông chất vấn ban lãnh đạo rằng năm 2021, VietBank đặt kế hoạch 1,100 tỷ đồng nhưng không đạt kế hoạch, vậy con số lợi nhuận của năm 2022 tăng 71% dựa trên cơ sở nào?

Trả lời vấn đề này, Phó Chủ tịch HĐQT Nguyễn Hữu Trung lý giải, tình hình dịch bệnh ảnh hưởng rất nặng đến kinh doanh của khách hàng và cả ngân hàng, song song đó VietBank cũng giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ cho khách hàng theo chỉ đạo của NHNN. Phần lớn VietBank đã giảm lãi suất gần 200 tỷ đồng cho khách hàng, đồng hành với khó khăn khách hàng.

Cũng cần lưu ý, điểm quan trọng trong cho vay của VietBank là 98% khoản vay đều có tài sản đảm bảo tốt, do đó khả năng thất thoát nợ xấu hầu như không có.

Với tình hình hoạt động mới năm 2022, Ban điều hành cho biết sẽ cố gắng giải quyết các nợ cấu cấu, lãi ngoại bảng và thu hồi nợ xấu. Riêng trong quý 1/2022, VietBank dự kiến thu hồi 80 tỷ đồng nợ xấu, nhưng thực tế đã thu hồi được 122 tỷ đồng.

Đối với định hướng 2022, VietBank đang cơ cấu lại hoạt động bằng cách triển khai quy trình số hóa nhằm giảm thiểu chi phí hoạt động, nhắm vào phân khúc khách hàng có tỷ lệ lợi nhuận cao hơn. Đối với khách hàng doanh nghiệp, Ban điều hành đã chỉ đạo bán chéo sản phẩm để tăng lợi nhuận. Do đó, Ban điều hành tin tưởng sẽ đạt được lợi nhuận trên 1,000 tỷ đồng trong năm 2022.

Xin cấp chỉ tiêu tín dụng năm 2022 là 15%

Cổ đông cũng cho rằng tăng trưởng tín dụng kế hoạch năm 2022 của VietBank là 9% tương đối thấp, nhưng Phó TGĐ Ngô Trần Đoan Trinhcho biết, trong năm 2022, đầu năm NHNN đã giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 9%, căn cứ vào kế hoạch kinh doanh và danh mục khách hàng đang thẩm định cho vay, VietBank sẽ sử dụng hết và trình NHNN cấp tín dụng năm 2022 là 15%.

Để hoàn thành kế hoạch, VietBank cũng sẽ tái cơ cấu danh mục tín dụng, tập trung cho vay khách hàng nhỏ lẻ có margin cao. Kiểm soát khoản vay có margin thấp để tăng cường bán chéo sản phẩm. Việc tăng vốn điều lệ trong năm 2022 là để bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

VietBank báo lãi quý 1/2022 đi lùi, nợ xấu lên tới 4,3%

(Vietnamdaily) - Cùng với lợi nhuận quý 1/2022 suy giảm thì VietBank cũng ghi nhận nợ xấu vọt lên tới 4,3%.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, UPCoM: VBB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2022 với thu nhập lãi thuần 364 tỷ đồng, tăng 53% so cùng kỳ 2021. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng 25% lên mức 25 tỷ đồng. Hay lãi thuần hoạt động khác gần 41 tỷ đồng, tăng khá 52%.

Tuy nhiên, lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối của VietBank lại sụt giảm 22% về còn hơn 7 tỷ đồng; hay lãi thuần mua bán chứng khoán đầu tư cũng lao dốc 54% về vỏn vẹn 56 tỷ đồng. 

Tin mới

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

LynkiD được vinh danh giải vàng Make In Vietnam

(Vietnamdaily) - Ngày 15/01/2025, giải thưởng Make In Vietnam 2024 đã chính thức gọi tên LynkiD – Nền tảng tích điểm đổi trải nghiệm cho giải Vàng “Sản phẩm công nghệ tiềm năng” và Top 10 sản phẩm công nghệ số.