Việt Nam từng có ý định mua tàu ngầm Serbia?

(Kiến Thức) - Quân đội Việt Nam từng có ý định mua lại 6 tàu ngầm phi hạt nhân tấn công đã qua sử dụng của Serbia.

Theo tài liệu về quá trình phát triển và hiện đại hóa Quân đội Nhân dân Việt Nam của học giả Carlyle A. Thayer (Học viện Quốc phòng Australia), năm 2008, Việt Nam đã có ý định mua tàu ngầm đã qua sử dụng từ Serbia.
Khi Liên bang Serbia và Mongtenegro tan rã vào năm 2006, Serbia đã không còn đường bờ biển, vì vậy, tuy được chia những chiếc tàu ngầm (sau khi chia tách, vũ khí sẽ được chia cho cả 2 quốc gia thành viên liên bang), nhưng thực tế thì không còn cần thiết.
Tàu ngầm phi hạt nhân tấn công lớp Heroj.
 Tàu ngầm phi hạt nhân tấn công lớp Heroj.
Trong thời gian Liên bang Serbia và Mongtenegro còn tồn tại, lực lượng hải quân quốc gia này sở hữu 10 tàu ngầm lớn, nhỏ thuộc 3 lớp. Trong đó, lớn nhất là lớp Heroj gồm 3 chiếc được đóng trong giai đoạn 1964-1966 dưới thời Liên bang Nam Tư. Tàu có lượng giãn nước toàn tải khi nổi 1.170 tấn, khi lặn là 1.350 tấn, dài 64m, rộng 7,2m, mớn nước 5m, thủy thủ đoàn 55 người.
Heroj trang bị 2 động cơ diesel công suất 1.600 mã lực/chiếc, 2 động cơ điện 1.560 mã lực cho con tàu đạt tốc độ đến 30km/h khi lặn, tầm hoạt động đến 9.700km ở tốc độ 15km/h.
Tàu ngầm lớp Heroj trang bị hệ thống radar trinh sát mặt nước và hệ thống định vị thủy âm, hệ thống chiến tranh điện tử. Về vũ khí, Heroj trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm với 10 quả ngư lôi hoặc 20 quả thủy lôi.
Tàu ngầm lớp Sava.
Tàu ngầm lớp Sava.
Tiếp theo là 2 tàu ngầm lớp Sava cũng được đóng dưới thời Liên bang Nam Tư, có lượng giãn nước 960 tấn khi lặn, dài 55,7m, rộng 7,2m, mớn nước 5,1m, thủy thủ đoàn 27 người. Tuy nhỏ hơn Heroj nhưng Sava trang bị hệ thống động lực, hệ thống điện tử và vũ khí tương tự.
Cuối cùng là 5 tàu ngầm mini lớp Una được thiết kế cho hoạt động rải thủy lôi và vận chuyển lực lượng tác chiến đặc biệt của hải quân. Con tàu có lượng giãn nước khi lặn 87,6 tấn, dài 18,82m, rộng 2,7m, thủy thủ đoàn 4 người (chở thêm 6 lính). Tàu trang bị 2 động cơ điện 18kW cho tốc độ 15km/h khi lặn, lặn sâu 120m, mang 4 quả thủy lôi AIM-70 và 4 tàu lặn R-1.
Tàu ngầm lớp Una.
 Tàu ngầm lớp Una.
Học giả Carlyle A. Thayer cho biết rằng, Việt Nam muốn mua 3 tàu ngầm và 3 tàu ngầm mini, tất cả đều đã ngừng hoạt động. Có thể đoán định Việt Nam dự định mua 3 tàu ngầm cỡ lớn Heroj (vì 2 chiếc Sava được giao cho Mongtenegro) và 3 tàu ngầm mini Una.
Dù vậy, thương vụ này đã không thành công, có những nguồn tin cho biết là Serbia đã bán số tàu ngầm này cho Ai Cập. Tuy nhiên, thực tế thì điều này cũng không diễn ra, một chiếc Heroj được đưa vào bảo tàng, 2 chiếc còn lại lần lượt bị tháo dỡ lấy sắt vụn.
Năm 2009, Việt Nam đã chính thức ký hợp đồng mua của Nga 6 tàu ngầm phi hạt nhân tấn công hiện đại Project 636 Varshavyanka (NATO định danh là Kilo) trị giá 1,8-2 tỷ USD. Đây là quyết định hợp lý hơn rất nhiều so với việc mua những chiếc tàu ngầm đã lỗi thời của Serbia, chưa kể sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa vì linh kiện các tàu này đã không còn sản xuất.

Máy bay ném bom “lỡ hẹn” với Không quân Việt Nam

Theo tạp chí AirForce Monthly, cuối những năm 1950, Việt Nam từng cử một đoàn học viên đi học lái loại máy bay ném bom Tupolev Tu-2.
Theo tạp chí AirForce Monthly, cuối những năm 1950, Việt Nam từng cử một đoàn học viên đi học lái loại máy bay ném bom Tupolev Tu-2.

Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp, hòa bình lập lại ở miền Bắc. Lúc này Đảng và Nhà nước chỉ đạo cần phải khẩn trương xây dựng lực lượng không quân để bảo vệ bầu trời đất nước. Tháng 3/1956, nhóm học viên 110 người được chọn ra để gửi ra nước ngoài học tập. Trong số đó, có một nhóm do đồng chí Đào Đình Luyện làm trưởng đoàn học lái máy bay ném bom Tu-2 ở Học viên Không quân số 2 (Trường Xuân, Trung Quốc).
Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp, hòa bình lập lại ở miền Bắc. Lúc này Đảng và Nhà nước chỉ đạo cần phải khẩn trương xây dựng lực lượng không quân để bảo vệ bầu trời đất nước. Tháng 3/1956, nhóm học viên 110 người được chọn ra để gửi ra nước ngoài học tập. Trong số đó, có một nhóm do đồng chí Đào Đình Luyện làm trưởng đoàn học lái máy bay ném bom Tu-2 ở Học viên Không quân số 2 (Trường Xuân, Trung Quốc).

Máy bay ném bom hạng nhẹ hoạt động ban ngày Tu-2 do Cục thiết kế Tupolev (Liên Xô) phát triển từ những năm 1940. Loại máy bay này đã được sử dụng trong suốt cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô cho tới cuộc chiến tranh Triều Tiên.
Máy bay ném bom hạng nhẹ hoạt động ban ngày Tu-2 do Cục thiết kế Tupolev (Liên Xô) phát triển từ những năm 1940. Loại máy bay này đã được sử dụng trong suốt cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại của nhân dân Liên Xô cho tới cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Tu-2 được thiết kế để đáp ứng yêu cầu về loại máy bay ném bom tốc độ cao hay ném bom bổ nhào với khoang chứa bom rộng, và tốc độ cao tương đương với máy bay tiêm kích.
Tu-2 được thiết kế để đáp ứng yêu cầu về loại máy bay ném bom tốc độ cao hay ném bom bổ nhào với khoang chứa bom rộng, và tốc độ cao tương đương với máy bay tiêm kích.

Tu-2 dài 13,80m, sải cánh 18,86m, cao 4,13m, trọng lượng cất cánh tối đa 11,7 tấn.
Tu-2 dài 13,80m, sải cánh 18,86m, cao 4,13m, trọng lượng cất cánh tối đa 11,7 tấn.

Chiếc Tu-2 nhìn từ phía sau.
Chiếc Tu-2 nhìn từ phía sau.

Máy bay được vận hành bởi một kíp lái 4 người.
Máy bay được vận hành bởi một kíp lái 4 người.

Khoang chứa bên trong máy bay mang được 1,5 tấn bom. Ngoài ra, máy bay còn trang bị 2 pháo 20mm và 3 súng máy 7,62mm để tự phòng vệ trên không chống máy bay tiêm kích địch.
Khoang chứa bên trong máy bay mang được 1,5 tấn bom. Ngoài ra, máy bay còn trang bị 2 pháo 20mm và 3 súng máy 7,62mm để tự phòng vệ trên không chống máy bay tiêm kích địch.

Máy bay trang bị 2 động cơ cánh quạt Shvetsov Ash-82 cho phép đạt tốc độ 521km/h, tầm bay hơn 2.000km, trần bay tới 9.000m.
Máy bay trang bị 2 động cơ cánh quạt Shvetsov Ash-82 cho phép đạt tốc độ 521km/h, tầm bay hơn 2.000km, trần bay tới 9.000m.

Mặc dù theo kế hoạch ban đầu thì đồng chí Đào Đình Luyện làm trưởng đoàn học lái Tu-2 tại Trung Quốc. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, sau đó đồng chí đã được điều sang dẫn đầu đoàn học lái tiêm kích MiG-17F. Về phần Tu-2, nó cũng không bao giờ được trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam sau này.
Mặc dù theo kế hoạch ban đầu thì đồng chí Đào Đình Luyện làm trưởng đoàn học lái Tu-2 tại Trung Quốc. Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì, sau đó đồng chí đã được điều sang dẫn đầu đoàn học lái tiêm kích MiG-17F. Về phần Tu-2, nó cũng không bao giờ được trang bị cho Không quân Nhân dân Việt Nam sau này.

Mirage 2000: Tiêm kích Pháp “lỡ hẹn” với Việt Nam

Những năm 1990, nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, Không quân Nhân dân Việt Nam đã nhắm tới việc mua tiêm kích đa nhiệm Mirage 2000 của hãng Dassault Aviation (Pháp).
Những năm 1990, nhằm hiện đại hóa lực lượng không quân đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, Không quân Nhân dân Việt Nam đã nhắm tới việc mua tiêm kích đa nhiệm Mirage 2000 của hãng Dassault Aviation (Pháp).

Vào thời điểm đó, Việt Nam đã có cuộc đàm phán với chính phủ Pháp và Dasault Aviation để mua 2 phi đội gồm 24 chiếc Mirage 2000.
Vào thời điểm đó, Việt Nam đã có cuộc đàm phán với chính phủ Pháp và Dasault Aviation để mua 2 phi đội gồm 24 chiếc Mirage 2000.

Mirage 2000 là tiêm kích đa năng một động cơ thế hệ 4 do Dassault Aviaton thiết kế sản xuất từ những năm 1970. Đây được xem là một trong những loại tiêm kích thành công nhất của nước Pháp.
Mirage 2000 là tiêm kích đa năng một động cơ thế hệ 4 do Dassault Aviaton thiết kế sản xuất từ những năm 1970. Đây được xem là một trong những loại tiêm kích thành công nhất của nước Pháp.

Mirage 2000 được thiết kế đảm nhiệm vai trò tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển.
Mirage 2000 được thiết kế đảm nhiệm vai trò tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển.

Máy bay thiết kế với kiểu cánh tam giác có ưu điểm lớn cho phép bay tốc độ cao, đơn giản, diện tích phản hồi radar thấp. Trên cửa hút gió máy bay có thêm 2 cánh mũi nhỏ.
Máy bay thiết kế với kiểu cánh tam giác có ưu điểm lớn cho phép bay tốc độ cao, đơn giản, diện tích phản hồi radar thấp. Trên cửa hút gió máy bay có thêm 2 cánh mũi nhỏ.

Tiêm kích đa năng Mirage 2000 dài 14,36m, sải cánh 9,13m, cao 5,2m và có trọng lượng cất cánh tối đa 17 tấn.
Tiêm kích đa năng Mirage 2000 dài 14,36m, sải cánh 9,13m, cao 5,2m và có trọng lượng cất cánh tối đa 17 tấn.

Máy bay trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy SNECMA M53-5 cho phép đạt tốc độ gấp 2 lần vận tốc âm thanh, tầm bay 1.450km, trần bay 18.000m, vận tốc leo cao 285 m/giây.
Máy bay trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy SNECMA M53-5 cho phép đạt tốc độ gấp 2 lần vận tốc âm thanh, tầm bay 1.450km, trần bay 18.000m, vận tốc leo cao 285 m/giây.

Máy bay có hệ thống kiểm soát bay fly-by-wire tự động, mang lại tính cơ động cao và dễ dàng điều khiển, cùng với độ ổn định và điều khiển chính xác trong mọi hoàn cảnh.
Máy bay có hệ thống kiểm soát bay fly-by-wire tự động, mang lại tính cơ động cao và dễ dàng điều khiển, cùng với độ ổn định và điều khiển chính xác trong mọi hoàn cảnh.

Mirage 2000 được sản xuất nhiều biến thể nên hệ thống radar có sự khác biệt. Một số loại radar trang bị trên Mirage 2000 gồm: Thomson-CSF RDM có tầm trinh sát 100km; radar đánh chặn RDI (chủ yếu trang bị trên Mirage 2000C) có tầm trinh sát 150km và Thales RDY có thể theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc.
Mirage 2000 được sản xuất nhiều biến thể nên hệ thống radar có sự khác biệt. Một số loại radar trang bị trên Mirage 2000 gồm: Thomson-CSF RDM có tầm trinh sát 100km; radar đánh chặn RDI (chủ yếu trang bị trên Mirage 2000C) có tầm trinh sát 150km và Thales RDY có thể theo dõi nhiều mục tiêu cùng lúc.

Mirage 2000 được thiết kế với khẩu pháo 30mm trong thân (cơ số 125 viên/khẩu, tốc độ bắn 1.200-1.800 phát/phút). Trên cánh và thân có 9 giá treo mang tổng cộng 6,3 tấn vũ khí.
Mirage 2000 được thiết kế với  khẩu pháo 30mm trong thân (cơ số 125 viên/khẩu, tốc độ bắn 1.200-1.800 phát/phút). Trên cánh và thân có 9 giá treo mang tổng cộng 6,3 tấn vũ khí.

Các loại vũ khí mà Mirage 2000 mang được gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn – trung MICA (tầm bắn 80km), đối không tầm ngắn R550 Magic (tầm bắn 15km) và Super 530 (tầm bắn 37km); tên lửa chống tàu AM.39 Exocet (tối đa 2 quả, tầm bắn 50-70km); tên lửa đối đất dẫn đường bằng lade AS-30L (tối đa 2 quả, tầm bắn 11km) và bom không điều khiển Mk.82 (tối đa 9 quả).
Các loại vũ khí mà Mirage 2000 mang được gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn – trung MICA (tầm bắn 80km), đối không tầm ngắn R550 Magic (tầm bắn 15km) và Super 530 (tầm bắn 37km); tên lửa chống tàu AM.39 Exocet (tối đa 2 quả, tầm bắn 50-70km); tên lửa đối đất dẫn đường bằng lade AS-30L (tối đa 2 quả, tầm bắn 11km) và bom không điều khiển Mk.82 (tối đa 9 quả).

Trở lại với cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Pháp, mọi việc tiến triển hết sức tốt đẹp và hợp đồng dự kiến ký kết vào năm 1996.
Trở lại với cuộc đàm phán giữa Việt Nam và Pháp, mọi việc tiến triển hết sức tốt đẹp và hợp đồng dự kiến ký kết vào năm 1996.

Rất tiếc, do áp lực từ chính phủ Mỹ (khi đó Mỹ vẫn đang áp đặt lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam), phía Pháp và Dassault Aviation sau cùng đã từ chối ký hợp đồng cung cấp Mirage 2000 cho Việt Nam.
Rất tiếc, do áp lực từ chính phủ Mỹ (khi đó Mỹ vẫn đang áp đặt lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam), phía Pháp và Dassault Aviation sau cùng đã từ chối ký hợp đồng cung cấp Mirage 2000 cho Việt Nam.

Tin mới