Việt Nam thành lập Trung đoàn Tên lửa 93

Trung đoàn Tên lửa 93 được thành lập trên cơ sở sát nhập Tiểu đoàn 123 pháo tự hành ZSU-23-4 và Tiểu đoàn Tên lửa 93.

Sáng 16/12, Sư đoàn 367 tổ chức lễ công bố thành lập và trao Quân kỳ Quyết thắng của Bộ Quốc phòng cho Trung đoàn Tên lửa 93. Thiếu tướng Nguyễn Văn Thọ, Ủy viên thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không- Không quân đến dự và phát biểu.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Thọ trao cờ Quyết thắng cho Trung đoàn Tên lửa 93.
 Thiếu tướng Nguyễn Văn Thọ trao cờ Quyết thắng cho Trung đoàn Tên lửa 93.
Trung đoàn Tên lửa 93 (thuộc Sư đoàn 367, Quân chủng Phòng không- Không quân) được thành lập trên cơ sở sáp nhập Tiểu đoàn 123 pháo tự hành ZSU-23-4 vào Đoàn Tên lửa 93.
Phát biểu tại buổi lễ, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thọ nêu rõ: “Trung đoàn Tên lửa 93 thực hiện nhiệm vụ xây dựng trung đoàn vững mạnh toàn diện theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại”, làm nòng cốt cho các lực lượng phòng không ba thứ quân và thế trận phòng không nhân dân nơi đơn vị đóng quân; sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi trong mọi tình huống, bảo vệ vững chắc bầu trời phía Nam của Tổ quốc”.
Tiểu đoàn 123 trang bị pháo phòng không tự hành ZSU-23-4.
 Tiểu đoàn 123 trang bị pháo phòng không tự hành ZSU-23-4.
Thay mặt cán bộ, chiến sĩ, Thượng tá Đỗ Trọng Huệ, Trung đoàn trưởng Trung đoàn Tên lửa 93 nêu quyết tâm: Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn Tên lửa 93 sẽ đoàn kết một lòng, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, SSCĐ bảo vệ vùng trời, vùng biển, đảo Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình hiện nay; phát huy truyền thống Sư đoàn 367 Anh hùng; tích cực, chủ động khắc phục mọi khó khăn, quyết tâm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Uy lực “nỏ liên châu” S-125 Pechora truy kích phá địch

Ở độ cao hàng trăm mét so với mặt nước biển, quanh năm sương mù giăng kín, “ngày ngắn hơn đêm” nhưng không vì thế mà những người lính Đoàn tên lửa Thăng Long (Quân chủng Phòng không - Không quân) một phút lơ là, mất cảnh giác.
 Ở độ cao hàng trăm mét so với mặt nước biển, quanh năm sương mù giăng kín, “ngày ngắn hơn đêm” nhưng không vì thế mà những người lính Đoàn tên lửa Thăng Long (Quân chủng Phòng không - Không quân) một phút lơ là, mất cảnh giác.

Xe đặc chủng đưa "Nỏ liên châu" S-125 Pechora ra trận địa.
 Xe đặc chủng đưa "Nỏ liên châu" S-125 Pechora ra trận địa.

Lắp ráp "nỏ liên châu" vào vào bệ phóng.
 Lắp ráp "nỏ liên châu" vào vào bệ phóng.

Các chiến sĩ lắp đặt hệ thống cẩn thận, chính xác.
 Các chiến sĩ lắp đặt hệ thống cẩn thận, chính xác.

Hoàn tất lắp đặt hệ thống.
 Hoàn tất lắp đặt hệ thống.

"Nỏ liên châu" S-125 Pechora trên bệ phóng.
 "Nỏ liên châu" S-125 Pechora trên bệ phóng.

S-125 Pechora là hệ thống tên lửa đất đối không của Nga, được thiết kế và phát triển nhằm chống lại các mục tiêu trên không là các máy bay có hoặc không người lái ở độ cao khoảng 18.000m.
 S-125 Pechora là hệ thống tên lửa đất đối không của Nga, được thiết kế và phát triển nhằm chống lại các mục tiêu trên không là các máy bay có hoặc không người lái ở độ cao khoảng 18.000m.

S-125 Pechora có khả năng tấn công các mục tiêu bay thấp cũng như khả năng chống lại hệ thống đánh lạc hướng điện tử hơn so với thế hệ S-75.
 S-125 Pechora có khả năng tấn công các mục tiêu bay thấp cũng như khả năng chống lại hệ thống đánh lạc hướng điện tử hơn so với thế hệ S-75.

Ra-đa hiệp đồng chiến đấu theo dõi mục tiêu.
 Ra-đa hiệp đồng chiến đấu theo dõi mục tiêu.

Chiến sĩ theo dõi mục tiêu qua trung tâm điều hành.
 Chiến sĩ theo dõi mục tiêu qua trung tâm điều hành.

Kíp trắc thủ cơ động ra vị trí chiến đấu.
 Kíp trắc thủ cơ động ra vị trí chiến đấu.

"Nỏ liên châu" S-125 Pechora rời bệ phóng, truy kích mục tiêu.
 "Nỏ liên châu" S-125 Pechora rời bệ phóng, truy kích mục tiêu.

S-125 Pechora vén màn sương công phá mục tiêu.
 S-125 Pechora vén màn sương công phá mục tiêu.


“Nỏ liên châu” S-125-2TM của Việt Nam mạnh cỡ nào?

(Kiến Thức) - Hệ thống phòng không S-125-2TM có khả năng bám bắt mục tiêu, kháng nhiễu, thời gian triển khai - thu hồi tốt hơn các hệ thống cũ, chưa nâng cấp.

Ngày 7/9, tại Trường bắn Quốc gia khu vực 1, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) tổ chức nghiệm thu giai đoạn 2 Dự án cải tiến tổ hợp tên lửa S-125-2TM.

Dự án Cải tiến tổ hợp tên lửa phòng không Petrora S-125 và tăng hạn sử dụng đạn tên lửa phòng không Petrora được triển khai thực hiện từ năm 2008, với mục tiêu tăng khả năng bám bắt mục tiêu, giảm thời gian triển khai khí tài, đặc biệt là khả năng chống nhiễu phức tạp. Kết quả bắn tại thực địa đảm bảo thời gian tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu, đảm bảo an toàn về người và trang bị vũ khí. Việc này cũng cho phép duy trì lực lượng tên lửa phòng không phù hợp với quy hoạch sử dụng trang bị và tổ chức biên chế của quân chủng theo yêu cầu nhiệm vụ tác chiến phòng không hiện đại.

Bệ phóng tổ hợp tên lửa S-125-2TM.
Bệ phóng tổ hợp tên lửa S-125-2TM.

Hệ thống tên lửa phòng không tầm trung S-125 Pechora (NATO định danh là SA-3) do Liên Xô thiết kế và đưa vào sử dụng vào đầu những năm 1960.

Tin mới