VN nâng cấp súng thiết giáp Type 63 TQ thế nào?

(Kiến Thức) - Xe thiết giáp Type 63 của Trung Quốc đã được quân giới miền Nam cải tiến lắp thêm súng để tăng cường hỏa lực diệt địch.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngoài Liên Xô thì nước láng giềng phía Bắc – Trung Quốc cũng giúp đỡ nhân dân Việt Nam rất nhiều về vũ khí, lương thực, thuốc men trong cuộc chiến chống lại quân xâm lược. Đối với vấn đề viện trợ quân sự, Trung Quốc đã cung cấp cho Việt Nam rất nhiều súng trường, súng máy, tàu chiến cỡ nhỏ, xe tăng, xe thiết giáp.
Một trong những phương tiện bọc thép mà Trung Quốc viện trợ nhiều nhất cho Việt Nam trong giai đoạn này là xe thiết giáp chở quân Type 63. Chúng bắt đầu được đưa vào Việt Nam từ năm 1971 và được Quân đội Nhân dân Việt Nam định danh lại là K63.
VN nang cap sung thiet giap Type 63 TQ the nao?
 Bộ đội xe thiết giáp K63 trước giờ xuất trận.
Type 63 (định danh của nhà sản xuất YW-531) là loại xe thiết giáp chở quân do Nhà máy 618 (Tổng Công ty Công nghiệp phương Bắc Trung Quốc) sản xuất, chính thức đi vào biên chế năm 1964. Đây là chiếc xe thiết giáp đầu tiên do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo mà không cần sự trợ giúp về kỹ thuật của Liên Xô. Với thiết kế đơn giản và tin cậy, Type 63 thường được so sánh với các loại xe thiết giáp cùng thời như M113 của Mỹ.
Theo các tài liệu đã được công khai, xe thiết giáp Type 63 có trọng lượng 12,6 tấn, dài 5,476m, rộng 2,978m, cao 2,58m với phần thân làm bằng thép hàn, chỗ dày nhất 14mm cho phép chống chọi hiệu quả đạn súng máy hạng nhẹ, mảnh đạn pháo.
Cơ bản thì thiết kế Type 63 là rất đơn giản, không có nhiều điều đặc biệt để nói tới. Bên trong xe ngoài cơ cấu lái, động cơ thì được bố trí thêm kính tiềm vọng để quan sát. Theo đó, Vị trí lái xe (ở phía trước, bên trái) có 2 kính tiềm vọng quan sát ban ngày, cho phép bao quát phía trước và bên phải xe, một trong những kính tiềm vọng đó có thể thay thế bằng thiết bị quan sát ban đêm. Vị trí trưởng xe (ở phía trước, bên phải) được trang bị một kính tiềm vọng có thể xoay 360 độ bố trí trên nóc xe. Ở một số biến thể, kíp xe còn có thành viên thứ 3 ngồi bên trái, phía sau lái xe và vị trí này cũng được trang bị kính tiềm vọng có thể xoay 360 độ.
VN nang cap sung thiet giap Type 63 TQ the nao?-Hinh-2
 Bộ đội ta ngồi trên xe thiết giáp K63.
Xe được trang bị động cơ diesel làm mát bằng không khí, công suất 320 mã lực cho tốc độ 65km/h trên đường bằng phẳng, tầm hoạt động 500km với bình xăng 450 lít. Xe có khả năng lội nước khá tốt bằng xích, ở trước thân có tấm chắn để cản nước, khi không cần thì gấp gọn tăng khả năng chống đạn ở mặt trước.
Về hỏa lực, ở giữa thân xe lắp giá vũ khí cho phép lắp đại liên Type 54 12,7mm (Trung Quốc chế tạo dựa theo mẫu DShK 12,7mm Liên Xô), có thể xoay đổi hướng 360 độ, góc ngẩng 90 độ. Tuy nhiên, xung quanh súng không có ụ thép như xe M113 của Mỹ cho nên xạ thủ rất dễ bị thương tổn trước vũ khí địch.
Xe thiết giáp chở quân Type 63 được bộ đội ta lần đầu sử dụng trong chiến dịch Giải phóng Cánh đồng Chum tháng 12/1971, tiếp đó là một loạt chiến dịch năm 1972.
Trong quá trình sử dụng, bộ đội ta đã sớm nhận ra nhược điểm của xe thiết giáp chở quân Type 63. Theo đó, khẩu súng 12,7mm nằm ở phía trước tuy có hỏa lực khá tốt nhưng hạn chế góc tà.
VN nang cap sung thiet giap Type 63 TQ the nao?-Hinh-3
 Nguyên mẫu súng đại liên K57 - súng máy SGM.
Trước tình hình đó, cán bộ quân giới miền (đơn vị nghiên cứu chế tạo, sửa chữa vũ khí quân giải phóng miền Nam) đã nghiên cứu và thực hiện đề tài cải tiến lắp súng đại liên K57 lên xe thiết giáp K63 do Trung Quốc sản xuất.
“Khắc phục nhược điểm trên, cán bộ kĩ thuật phòng Quân giới Miền đã cùng cán bộ công nhân xưởng OX1 nghiên cứu thiết kế giá súng, đồng thời khoét lỗ ở phía trước mũi xe để lắp thêm khẩu K57 có thể bắn mục tiêu từ 7m trở ra. Hai bên thành xe được mở thêm nhiều cửa nhỏ để bộ binh ngồi trên xe có thể sử dụng được tiểu liên AK và ném lựu đạn ra ngoài. Xe bọc thép K63 sau khi cải tiến, được đưa vào chiến đấu ngay, mang lại hiệu quả cao”, cuốn Lịch sử Kĩ thuật Quân sự (giản yếu) viết.
Trong đó, đại liên K57 có lẽ là định danh của Việt Nam dành cho khẩu súng máy hạng nặng Type 57 do Trung Quốc chế tạo dựa theo súng máy SGM Liên Xô. SGM là tên mới của khẩu súng máy hạng trung SG-43 Goryunov được Liên Xô chế tạo trong CTTG 2 (sau 1945 thì SG-43 đổi thành SGM).
Súng máy SGM nặng 13,8kg, dài 1,15m (riêng chiều dài nòng 720mm), cơ cấu nạp đạn bằng khí nén, dùng dây đạn 200-250 viên cỡ 7,62mm. Súng đạt tốc độ bắn cao nhất đến 500-700 phát/phút, tầm bắn xa nhất 1.100m, sơ tốc 800m/s. SGM có thể gắn vào bánh xe để di chuyển (nâng trọng lượng lên 41kg), hoặc đặt trên giá súng xe tăng.

“Kho” tăng, pháo đa quốc gia của VN trong chiến tranh (2)

Năm 1971, sau khi đánh bại cuộc hành quân Chenla II của quân Lon Nol (Campuchia), bộ đội ta đã thu được một xe tăng hạng nhẹ AMX-13-75 trong tình trạng pháo không có khóa nòng. Chiếc xe này nằm trong số 40 chiếc mà chính phủ Pháp viện trợ cho Campuchia năm 1971. AMX-13-75 có trọng lượng chiến đấu 14,5 tấn, vỏ thép 10-40mm với kíp xe 3 người. Xe được trang bị pháo chính SA-49 cỡ 75mm với cơ số đạn 32 viên và súng máy cỡ 7,62mm. Ảnh minh họa
Năm 1971, sau khi đánh bại cuộc hành quân Chenla II của quân Lon Nol (Campuchia), bộ đội ta đã thu được một xe tăng hạng nhẹ AMX-13-75 trong tình trạng pháo không có khóa nòng. Chiếc xe này nằm trong số 40 chiếc mà chính phủ Pháp viện trợ cho Campuchia năm 1971. AMX-13-75 có trọng lượng chiến đấu 14,5 tấn, vỏ thép 10-40mm với kíp xe 3 người. Xe được trang bị pháo chính SA-49 cỡ 75mm với cơ số đạn 32 viên và súng máy cỡ 7,62mm. Ảnh minh họa

Ngày 1/4/1972, Đoàn thiết giáp 26 đã sử dụng chiếc AMX-13-75 này (được Việt Nam gọi là M51) tham gia tiến công căn cứ Xa Mát (Tây Ninh). Dù pháo chính không bắn được, kíp lái đã dùng súng máy bắn yểm trợ bộ binh kết hợp với cho động cơ gầm rú uy hiếp tinh thần địch. Sau khi trận đánh kết thúc thắng lợi, xe bị hỏng nặng không thể khôi phục nên nên phải cho phá hủy tại trận địa. Đến đây, chiếc AMX-13-75 duy nhất của lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam đã kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình. Ảnh minh họa
Ngày 1/4/1972, Đoàn thiết giáp 26 đã sử dụng chiếc AMX-13-75 này (được Việt Nam gọi là M51) tham gia tiến công căn cứ Xa Mát (Tây Ninh). Dù pháo chính không bắn được, kíp lái đã dùng súng máy bắn yểm trợ bộ binh kết hợp với cho động cơ gầm rú uy hiếp tinh thần địch. Sau khi trận đánh kết thúc thắng lợi, xe bị hỏng nặng không thể khôi phục nên nên phải cho phá hủy tại trận địa. Đến đây, chiếc AMX-13-75 duy nhất của lực lượng tăng – thiết giáp Việt Nam đã kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình. Ảnh minh họa

Xe tăng lội nước Type 63 do Trung Quốc thiết kế trên cơ sở xe tăng PT-76 của Liên Xô. Type 63 có trọng lượng chiến đấu 19,8 tấn, bọc thép 10-14mm, kíp xe 4 người. Hỏa lực của xe gồm pháo chính kiểu 62-85TC cỡ 85mm với cơ số đạn 47 viên, 1 đại liên phòng không Type 54 cỡ 12,7mm và 1 súng máy đồng trục Type 59T cỡ 7,62mm. Trong ảnh là xe tăng Type 63 trên đường phố Sài Gòn ngày 30/4/1975.
 Xe tăng lội nước Type 63 do Trung Quốc thiết kế trên cơ sở xe tăng PT-76 của Liên Xô. Type 63 có trọng lượng chiến đấu 19,8 tấn, bọc thép 10-14mm, kíp xe 4 người. Hỏa lực của xe gồm pháo chính kiểu 62-85TC cỡ 85mm với cơ số đạn 47 viên, 1 đại liên phòng không Type 54 cỡ 12,7mm và 1 súng máy đồng trục Type 59T cỡ 7,62mm. Trong ảnh là xe tăng Type 63 trên đường phố Sài Gòn ngày 30/4/1975.

Ở Việt Nam, Type 63 được biết đến dưới tên gọi PT-85 hoặc K-63-85. Trong kháng chiến chống Mỹ, Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam nhiều xe tăng Type 63 trong giai đoạn 1970-1971. Type 63 xuất trận lần đầu trong cuộc tổng tiến công 1972 và sau này tiếp tục được bộ đội tăng thiết giáp sử dụng trong giai đoạn cuối kháng chiến chống Mỹ cũng như trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Trong ảnh là một chiếc xe tăng Type 63 lăn bánh qua cổng Dinh Độc Lập trong ngày chiến thắng 30/4.
Ở Việt Nam, Type 63 được biết đến dưới tên gọi PT-85 hoặc K-63-85. Trong kháng chiến chống Mỹ, Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam nhiều xe  tăng Type 63 trong giai đoạn 1970-1971. Type 63 xuất trận lần đầu trong cuộc tổng tiến công 1972 và sau này tiếp tục được bộ đội tăng thiết giáp sử dụng trong giai đoạn cuối kháng chiến chống Mỹ cũng như trong chiến tranh biên giới Tây Nam. Trong ảnh là một chiếc xe tăng Type 63 lăn bánh qua cổng Dinh Độc Lập trong ngày chiến thắng 30/4.

Xe bọc thép chở quân Type 63 do Trung Quốc nghiên cứu phát triển và đưa vào trang bị từ những năm 1960. Type 63 có trọng lượng chiến đấu 12,6 tấn, vỏ thép nơi dày nhất là 14mm, kíp xe 2 người, được trang bị 1 đại liên Type 54 cỡ 12,7mm và có thể chở theo 1 tiểu đội bộ binh.
Xe bọc thép chở quân Type 63 do Trung Quốc nghiên cứu phát triển và đưa vào trang bị từ những năm 1960. Type 63 có trọng lượng chiến đấu 12,6 tấn, vỏ thép nơi dày nhất là 14mm, kíp xe 2 người, được trang bị 1 đại liên Type 54 cỡ 12,7mm và có thể chở theo 1 tiểu đội bộ binh.

Những chiếc Type 63 đầu tiên được Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam năm 1971 và được định danh K63. Type 63 được sử dụng lần đầu tiên trong chiến đấu vào tháng 12/1971 ở chiến dịch giải phóng Cánh đồng Chum trong đội hình Tiểu đoàn xe tăng 195A và sau đó đóng vai trò đắc lực trong các chiến dịch năm 1972, giải phóng miền Nam 1975, biên giới Tây Nam 1977-1979 và bảo vệ Lạng Sơn tháng 2/1979.
Những chiếc Type 63 đầu tiên được Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam năm 1971 và được định danh K63.  Type 63 được sử dụng lần đầu tiên trong chiến đấu vào tháng 12/1971 ở chiến dịch giải phóng Cánh đồng Chum trong đội hình Tiểu đoàn xe tăng 195A và sau đó đóng vai trò đắc lực trong các chiến dịch năm 1972, giải phóng miền Nam 1975, biên giới Tây Nam 1977-1979 và bảo vệ Lạng Sơn tháng 2/1979.

Pháo phòng không tự hành Type 63 do Trung Quốc chế tạo dựa trên khung gầm cơ sở xe tăng Type 58 (sao chép xe tăng T-34 Liên Xô). Xe có trọng lượng chiến đấu 32 tấn, vỏ thép 18-45mm, kíp xe 6 người và được trang bị pháo 2 nòng Type 63 cỡ 37mm. Trong kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam nhận được một số pháo Type 63 (định danh là ZSU-37-2) từ Trung Quốc và đã sử dụng làm nhiệm vụ phòng không bảo vệ miền Bắc và tham gia cuộc tiến công chiến lược 1972. Trong ảnh là một chiếc Type 63 lại bảo tàng Mỹ.
Pháo phòng không tự hành Type 63 do Trung Quốc chế tạo dựa trên khung gầm cơ sở xe tăng Type 58 (sao chép xe tăng T-34 Liên Xô). Xe có trọng lượng chiến đấu 32 tấn, vỏ thép 18-45mm, kíp xe 6 người và được trang bị pháo 2 nòng Type 63 cỡ 37mm. Trong kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam nhận được một số pháo Type 63 (định danh là ZSU-37-2) từ Trung Quốc và đã sử dụng làm nhiệm vụ phòng không bảo vệ miền Bắc và tham gia cuộc tiến công chiến lược 1972. Trong ảnh là một chiếc Type 63 lại bảo tàng Mỹ.

Xe tăng M48 Patton do Mỹ thiết kế từ những năm 1950 và viện trợ cho quân đội Sài Gòn năm 1971. Tính tới thời điểm đầu 1975 thì còn khoảng 160 chiếc. Nhưng ngay từ năm 1965, quân Mỹ bắt đầu sử dụng M48 Patton ở Việt Nam. Biến thể M48A3 có trọng lượng chiến đấu 49,6 tấn, kíp xe 4 người và trang bị hỏa lực pháo chính M41 cỡ 90mm, đại liên M2 cỡ 12,7mm và súng máy M73 cỡ 7,62mm.
Xe tăng M48 Patton do Mỹ thiết kế từ những năm 1950 và viện trợ cho quân đội Sài Gòn năm 1971. Tính tới thời điểm đầu 1975 thì còn khoảng 160 chiếc. Nhưng ngay từ năm 1965, quân Mỹ bắt đầu sử dụng M48 Patton ở Việt Nam. Biến thể M48A3 có trọng lượng chiến đấu 49,6 tấn, kíp xe 4 người và trang  bị hỏa lực pháo chính M41 cỡ 90mm, đại liên M2 cỡ 12,7mm và súng máy M73 cỡ 7,62mm.

Trong chiến đấu, ta đã tịch thu được một số chiếc M48A3 và sử dụng trong một vài chiến dịch. Sau ngày đất nước thống nhất, một số ít M48A3 còn lại tiếp tục được huy động tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam (1977-1979). Tuy nhiên vì nhiều lý do liên quan đến tính năng và hậu cần, loại xe này chỉ được quân đội ta sử dụng một cách khá hạn chế. Trong ảnh là một chiếc M48 trên đường phố Sài Gòn ngày chiến thắng 30/4/1975.
Trong chiến đấu, ta đã tịch thu được một số chiếc M48A3 và sử dụng trong một vài chiến dịch. Sau ngày đất nước thống nhất, một số ít M48A3 còn lại tiếp tục được huy động tham gia bảo vệ biên giới Tây Nam (1977-1979). Tuy nhiên vì nhiều lý do liên quan đến tính năng và hậu cần, loại xe này chỉ được quân đội ta sử dụng một cách khá hạn chế. Trong ảnh là một chiếc M48 trên đường phố Sài Gòn ngày chiến thắng 30/4/1975.

Ngoài M48, trong chiến đấu bộ đội ta còn thu giữ được xe tăng hạng nhẹ M41. Đây là thiết kế của Mỹ ra đời năm 1947 nhằm thay thế vai trò xe tăng hạng nhẹ M24. M41 có trọng lượng chiến đấu 23,5 tấn, kíp xe 4 người và trang bị hỏa lực pháo chính M32 cỡ 76mm với cơ số đạn 57 viên, 1 đại liên M2 cỡ 12,7mm.
Ngoài M48, trong chiến đấu bộ đội ta còn thu giữ được xe tăng hạng nhẹ M41. Đây là thiết kế của Mỹ ra đời năm 1947 nhằm thay thế vai trò xe tăng hạng nhẹ M24. M41 có trọng lượng chiến đấu 23,5 tấn, kíp xe 4 người và trang bị hỏa lực pháo chính M32 cỡ 76mm với cơ số đạn 57 viên, 1 đại liên M2 cỡ 12,7mm.

Đầu năm 1965, với số lượng lớn được Mỹ viện trợ, M41 trở thành xe tăng chủ lực của quân đội Sài Gòn trong nhiều năm, với con số trên 220 xe ở thời điểm đầu 1975. Bộ đội tăng thiết giáp Việt Nam thu được chiếc M41 đầu tiên trong trận Gò Đậu (Bình Dương) ngày 23/3/1966. Ngày 1/4/1972, lần đầu tiên Đoàn thiết giáp 26 sử dụng xe tăng M41 tham gia chiến đấu trong trận Xa Mát (Tây Ninh), mở màn chiến dịch Nguyễn Huệ. M41 chiến lợi phẩm tiếp tục được thu và tận dụng lại với số lượng lớn, đặc biệt là trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy 1975. Sau ngày thống nhất, loại xe này còn tham gia thêm nhiều trận đánh tiêu diệt quân Khmer Đỏ trong chiến tranh biên giới Tây Nam (1977-1979).
Đầu năm 1965, với số lượng lớn được Mỹ viện trợ, M41 trở thành xe tăng chủ lực của quân đội Sài Gòn trong nhiều năm, với con số trên 220 xe ở thời điểm đầu 1975. Bộ đội tăng thiết giáp Việt Nam thu được  chiếc M41 đầu tiên trong trận Gò Đậu (Bình Dương) ngày 23/3/1966. Ngày 1/4/1972, lần đầu tiên Đoàn thiết giáp 26 sử dụng xe tăng M41 tham gia chiến đấu trong trận Xa Mát (Tây Ninh), mở màn chiến dịch Nguyễn Huệ. M41 chiến lợi phẩm tiếp tục được thu và tận dụng lại với số lượng lớn, đặc biệt là trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy 1975. Sau ngày thống nhất, loại xe này còn tham gia thêm nhiều trận đánh tiêu diệt quân Khmer Đỏ trong chiến tranh biên giới Tây Nam (1977-1979).

Xe tăng hạng nhẹ M24 Chaffee được Mỹ thiết kế và sản xuất từ năm 1944, trang bị cho các đơn vị thiết giáp Mỹ tham chiến trong giai đoạn cuối Thế chiến 2 và trong chiến tranh Triều Tiên. M24 có trọng lượng chiến đấu 18,4 tấn, vỏ thép 9-38mm, kíp xe 5 người. Hỏa lực của xe gồm pháo chính M6 cỡ 75mm với cơ số đạn 48 viên, 1 đại liên M2 cỡ 12,7mm và 2 đại liên M1919 cỡ 7,62mm.
Xe tăng hạng nhẹ M24 Chaffee được Mỹ thiết kế và sản xuất từ năm 1944, trang bị cho các đơn vị thiết giáp Mỹ tham chiến trong giai đoạn cuối Thế chiến 2 và trong chiến tranh Triều Tiên. M24 có trọng lượng chiến đấu 18,4 tấn, vỏ thép 9-38mm, kíp xe 5 người. Hỏa lực của xe gồm pháo chính M6 cỡ 75mm với cơ số đạn 48 viên, 1 đại liên M2 cỡ 12,7mm và 2 đại liên M1919 cỡ 7,62mm.

Xe tăng M24 được Mỹ viện trợ cho nhiều nước đồng minh như Pháp (sử dụng ở chiến trường Đông Dương 1945-1954), quân Lon Nol (Campuchia) và quân đội Sài Gòn. Cuối năm 1971, sau khi đánh bại cuộc hành quân Chenla II, bộ đội Việt Nam thu được thêm 1 xe M24 khác của quân Lon Nol trong tình trạng pháo không có kim hỏa, biên chế cho Đoàn thiết giáp 26. Ngày 1/4/1972, trong trận Xa Mát (Tây Ninh) mở màn chiến dịch Nguyễn Huệ, chiếc xe tăng này đã tham gia chi viện bộ binh đánh chiếm căn cứ bằng hỏa lực đại liên 12,7mm. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chiếc M24 bị hỏng nặng không thể khôi phục đã được phá hủy tại trận địa.
Xe tăng M24 được Mỹ viện trợ cho nhiều nước đồng minh như Pháp (sử dụng ở chiến trường Đông Dương 1945-1954), quân Lon Nol (Campuchia) và quân đội Sài Gòn. Cuối năm 1971, sau khi đánh bại cuộc hành quân Chenla II, bộ đội Việt Nam thu được thêm 1 xe M24 khác của quân Lon Nol trong tình trạng pháo không có kim hỏa, biên chế cho Đoàn thiết giáp 26. Ngày 1/4/1972, trong trận Xa Mát (Tây Ninh) mở màn chiến dịch Nguyễn Huệ, chiếc xe tăng này đã tham gia chi viện bộ binh đánh chiếm căn cứ bằng hỏa lực đại liên 12,7mm. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, chiếc M24 bị hỏng nặng không thể khôi phục đã được phá hủy tại trận địa.

Pháo phòng không tự hành M42 Duster được Mỹ thiết kế trên khung gầm cơ sở xe tăng M41. M42 có trọng lượng chiến đấu 24,8 tấn, vỏ thép 9-25mm, kíp xe 4-6 người, trang bị pháo Bofors M2A1 2 nòng cỡ 40mm với cơ số đạn 480 viên và 1 súng máy M1919 cỡ 7,62mm. Trong thời kỳ 1965-1972, Mỹ đưa đã đưa M42 sang tham chiến Việt Nam với vai trò yểm trợ hỏa lực, chống bộ binh. Nhiều xe sau đó được chuyển giao cho quân đội Sài Gòn, biên chế trong 4 tiểu đoàn chủ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ và sân bay.
Pháo phòng không tự hành M42 Duster được Mỹ thiết kế trên khung gầm cơ sở xe tăng M41. M42 có trọng lượng chiến đấu 24,8 tấn, vỏ thép 9-25mm, kíp xe 4-6 người, trang bị pháo Bofors M2A1 2 nòng cỡ 40mm với cơ số đạn 480 viên và 1 súng máy M1919 cỡ 7,62mm. Trong thời kỳ 1965-1972, Mỹ đưa đã đưa M42 sang tham chiến Việt Nam với vai trò yểm trợ hỏa lực, chống bộ binh. Nhiều xe sau đó được chuyển giao cho quân đội Sài Gòn, biên chế trong 4 tiểu đoàn chủ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ và sân bay.

Sau khi kết thúc kháng chiến chống Mỹ, một số ít xe có khả năng hoạt động được trang bị cho quân đội ta. Tháng 3/1985, trong chiến dịch tiến công căn cứ K3 của Khmer Đỏ ở biên giới Campuchia-Thái Lan, Trung đoàn tăng thiết giáp 574 đã sử dụng 5 xe M42 tham gia chi viện hỏa lực, hỗ trợ đắc lực cho bộ binh đột phá giành thắng lợi.
 Sau khi kết thúc kháng chiến chống Mỹ, một số ít xe có khả năng hoạt động được trang bị cho quân đội ta. Tháng 3/1985, trong chiến dịch tiến công căn cứ K3 của Khmer Đỏ ở biên giới Campuchia-Thái Lan, Trung đoàn tăng thiết giáp 574 đã sử dụng 5 xe M42 tham gia chi viện hỏa lực, hỗ trợ đắc lực cho bộ binh đột phá giành thắng lợi.

Trong số các vũ khí hệ 2 từng được quân đội ta sử dụng thì M113 có thể coi là một trong những trường hợp thành công nhất. Loại xe này được Mỹ nghiên cứu thiết kế từ cuối những năm 1950, M113 có trọng lượng chiến đấu 12,3 tấn, kíp xe 2 người, được trang bị vũ khí chính là đại liên M2 cỡ 12,7mm và có thể chở theo 1 tiểu đội bộ binh. M113 lần đầu xuất hiện trên chiến trường Việt Nam tháng 3/1962 và sau này đóng vai trò là xe chiến đấu bộ binh chủ lực của quân Mỹ, đồng minh cũng như quân đội Sài Gòn trong toàn bộ giai đoạn chiến tranh.
Trong số các vũ khí hệ 2 từng được quân đội ta sử dụng thì M113 có thể coi là một trong những trường hợp thành công nhất. Loại xe này được Mỹ nghiên cứu thiết kế từ cuối những năm 1950, M113 có trọng lượng chiến đấu 12,3 tấn, kíp xe 2 người, được trang bị vũ khí chính là đại liên M2 cỡ 12,7mm và có thể chở theo 1 tiểu đội bộ binh. M113 lần đầu xuất hiện trên chiến trường Việt Nam tháng 3/1962 và sau này đóng vai trò là xe chiến đấu bộ binh chủ lực của quân Mỹ, đồng minh cũng như quân đội Sài Gòn trong toàn bộ giai đoạn chiến tranh.

Sau 1975, quân đội ta đã thu giữ số lượng lớn xe bọc thép M113 từ quân Sài Gòn. Chúng ta đã sử dụng hiệu quả M133 trong chiến tranh biên giới Tây Nam 1977-1979, thậm chí phần nào lấn át cả vai trò của các loại xe bọc thép khác do Liên Xô và Trung Quốc chế tạo.
Sau 1975, quân đội ta đã thu giữ số lượng lớn xe bọc thép M113 từ quân Sài Gòn. Chúng ta đã sử dụng hiệu quả M133 trong chiến tranh biên giới Tây Nam 1977-1979, thậm chí phần nào lấn át cả vai trò của các loại xe bọc thép khác do Liên Xô và Trung Quốc chế tạo.

Bên cạnh phiên bản M113 thông thường, quân đội ta còn sử dụng các biến thể chiến đấu và bảo đảm khác gồm: M113 gắn súng không giật M40 106mm hoặc K56 75mm (do Việt Nam cải tiến), M113 ACAV (có tấm chắn cho xạ thủ và thêm 2 súng máy M1919 cỡ 7,62mm), M132 (gắn súng phun lửa và súng máy M73 cỡ 7,62mm), M106 (mang súng cối 106,7mm M30), M125 (mang súng cối 81mm M29), M577 (xe chỉ huy), M548 (xe vận tải xích và cứu kéo). Trong ảnh là biến thể mang súng cối 106,7mm M106.
Bên cạnh phiên bản M113 thông thường, quân đội ta còn sử dụng các biến thể chiến đấu và bảo đảm khác gồm: M113 gắn súng không giật M40 106mm hoặc K56 75mm (do Việt Nam cải tiến), M113 ACAV (có tấm chắn cho xạ thủ và thêm 2 súng máy M1919 cỡ 7,62mm), M132 (gắn súng phun lửa và súng máy  M73 cỡ 7,62mm), M106 (mang súng cối 106,7mm M30), M125 (mang súng cối 81mm M29), M577 (xe chỉ huy), M548 (xe vận tải xích và cứu kéo). Trong ảnh là biến thể mang súng cối 106,7mm M106. 

Xe bọc thép trinh sát V-100 được Mỹ thiết kế và sản xuất từ năm 1964. Xe có trọng lượng chiến đấu 7,4 tấn, vỏ thép dày nhất khoảng 6mm, kíp xe 3 người và được trang bị 2 súng cỡ 7,62mm. Năm 1967 quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn bắt đầu triển khai V-100 trên chiến trường, trong đó một số xe được cải tiến trang bị thêm 1 đại liên M2 cỡ 12,7mm hoặc súng M1919 cỡ 7,62mm.
Xe bọc thép trinh sát V-100 được Mỹ thiết kế và sản xuất từ năm 1964. Xe có trọng lượng chiến đấu 7,4 tấn, vỏ thép dày nhất khoảng 6mm, kíp xe 3 người và được trang bị 2 súng cỡ 7,62mm. Năm 1967 quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn bắt đầu triển khai V-100 trên chiến trường, trong đó một số xe  được cải tiến trang bị thêm 1 đại liên M2 cỡ 12,7mm hoặc súng M1919 cỡ 7,62mm.

Tính đến đầu năm 1975, quân đội Sài Gòn có khoảng trên 100 xe bọc thép V-100, chủ yếu trang bị cho các đơn vị bảo vệ sở chỉ huy, các đơn vị thiết giáp của địa phương quân và lực lượng cảnh sát dã chiến. Sau ngày đất nước thống nhất, V-100 chiến lợi phẩm được biên chế cho nhiều đơn vị trinh sát và cảnh vệ thuộc Quân khu 7 hoặc 9 và đã tham gia một số trận chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam trong giai đoạn 1977-1979. Trong ảnh là xe bọc thép V-100 trong biên chế lực lượng tăng – thiết giáp quân đội ta.
Tính đến đầu năm 1975, quân đội Sài Gòn có khoảng trên 100 xe bọc thép V-100, chủ yếu trang bị cho các đơn vị bảo vệ sở chỉ huy, các đơn vị thiết giáp của địa phương quân và lực lượng cảnh sát dã chiến. Sau ngày đất nước thống nhất, V-100 chiến lợi phẩm được biên chế cho nhiều đơn vị trinh sát và cảnh vệ thuộc Quân khu 7 hoặc 9 và đã tham gia một số trận chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam trong giai đoạn 1977-1979. Trong ảnh là xe bọc thép V-100 trong biên chế lực lượng tăng – thiết giáp quân đội ta.

Xe bọc thép trinh sát M8 Greyhound được Mỹ thiết kế chế tạo từ trong Thế chiến thứ 2. Xe có trọng lượng chiến đấu 8,6 tấn, vỏ thép 3-19mm, kíp xe 4 người. Hỏa lực của xe gồm pháo chính M6 cỡ 37mm với cơ số đạn 80 viên, 1 đại liên M2 cỡ 12,7mm và 1 súng máy M1919 cỡ 7,62mm. M8 Greyhound do Mỹ cung cấp đã tham chiến khá nhiều trên chiến trường Đông Dương trong biên chế quân đội viễn chinh Pháp giai đoạn 1945-1954 và sau đó tiếp tục được quân Lon Nol Campuchia và quân đội Sài Gòn sử dụng ở thời kỳ 1954-1975. Ảnh minh họa
Xe bọc thép trinh sát M8 Greyhound được Mỹ thiết kế chế tạo từ trong Thế chiến thứ 2. Xe có trọng lượng chiến đấu 8,6 tấn, vỏ thép 3-19mm, kíp xe 4 người. Hỏa lực của xe gồm pháo chính M6 cỡ 37mm với cơ số đạn 80 viên, 1 đại liên M2 cỡ 12,7mm và 1 súng máy M1919 cỡ 7,62mm. M8 Greyhound do Mỹ cung cấp đã tham chiến khá nhiều trên chiến trường Đông Dương trong biên chế quân đội viễn chinh Pháp giai đoạn 1945-1954 và sau đó tiếp tục được quân Lon Nol Campuchia và quân đội Sài Gòn sử dụng ở thời kỳ 1954-1975. Ảnh minh họa

Quân đội ta thu được một số xe M8 trong kháng chiến chống Pháp và sau này trong kháng chiến chống Mỹ còn thu thêm 1 xe nữa từ quân Lon Nol trong cuộc hành quân Chenla II cuối năm 1971. Tuy vậy số xe này chủ yếu được dùng vào nhiệm vụ huấn luyện, chưa có ghi nhận trường hợp nào bộ đội tăng thiết giáp đưa nó vào trực tiếp chiến đấu. Trong ảnh là bác Hồ duyệt đội xe bọc thép trinh sát M8.
Quân đội ta thu được một số xe M8 trong kháng chiến chống Pháp và sau này trong kháng chiến chống Mỹ còn thu thêm 1 xe nữa từ quân Lon Nol trong cuộc hành quân Chenla II cuối năm 1971. Tuy vậy số xe này chủ yếu được dùng vào nhiệm vụ huấn luyện, chưa có ghi nhận trường hợp nào bộ đội tăng thiết giáp đưa nó vào trực tiếp chiến đấu. Trong ảnh là bác Hồ duyệt đội xe bọc thép trinh sát M8.

Việt Nam cải tiến “sát thủ” bắt máy bay tàng hình

(Kiến Thức) - Các cán bộ Sư đoàn Phòng không 363 đã thực hiện nhiều cải tiến góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng hệ thống trinh sát bắt máy bay tàng hình Kolchuga. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới