Việt Nam mua bao nhiêu vũ khí Israel giai đoạn 2011-2015?

Việt Nam mua bao nhiêu vũ khí Israel giai đoạn 2011-2015?

(Kiến Thức) - Theo SIPRI, trong giai đoạn 2011-2015, Việt Nam đã ký thỏa thuận mua nhiều hệ thống vũ khí tối tân do Israel sản xuất, chủ yếu là tên lửa và radar. 

Theo báo cáo mới nhất về tình hình thị trường vũ khí thế giới giai đoạn 2011-2015 của Viện Nghiên cứu Hòa binh Quốc tế Stockhom (SIPRI), ngoài đối tác truyền thống Liên bang Nga, trong các năm vừa qua Việt Nam đã tăng cường nhập khẩu nhiều hệ thống  vũ khí tối tân Israel sản xuất. Một trong những thương vụ đáng lưu ý nhất là Việt Nam đã kí thỏa thuận nhập khẩu 3 hệ thống tên lửa phòng không SPYDER-SR.
Theo báo cáo mới nhất về tình hình thị trường vũ khí thế giới giai đoạn 2011-2015 của Viện Nghiên cứu Hòa binh Quốc tế Stockhom (SIPRI), ngoài đối tác truyền thống Liên bang Nga, trong các năm vừa qua Việt Nam đã tăng cường nhập khẩu nhiều hệ thống vũ khí tối tân Israel sản xuất. Một trong những thương vụ đáng lưu ý nhất là Việt Nam đã kí thỏa thuận nhập khẩu 3 hệ thống tên lửa phòng không SPYDER-SR.
Báo cáo của SIPRI được công khai cho thấy, Việt Nam ký mua hệ thống SPYDER-SR vào năm 2008 và bắt đầu nhận bàn giao từ năm 2012. Trong ảnh là hình đồ họa các khí tài thuộc hệ thống SPYDER cung cấp cho Việt Nam.
Báo cáo của SIPRI được công khai cho thấy, Việt Nam ký mua hệ thống SPYDER-SR vào năm 2008 và bắt đầu nhận bàn giao từ năm 2012. Trong ảnh là hình đồ họa các khí tài thuộc hệ thống SPYDER cung cấp cho Việt Nam.
Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER-SR được thiết kế để bắn hạ nhiều loại mục tiêu gồm máy bay chiến đấu, trực thăng, UAV và đạn chính xác cao ở cự ly 15km, độ cao tối đa đến 9km. Nó cung cấp khả năng phòng thủ điểm cho các cơ sở quan trọng và bảo đảm cho đội hình cơ động mặt đất.
Hệ thống tên lửa phòng không SPYDER-SR được thiết kế để bắn hạ nhiều loại mục tiêu gồm máy bay chiến đấu, trực thăng, UAV và đạn chính xác cao ở cự ly 15km, độ cao tối đa đến 9km. Nó cung cấp khả năng phòng thủ điểm cho các cơ sở quan trọng và bảo đảm cho đội hình cơ động mặt đất.
Nó được trang bị hai loại đạn tên lửa đất đối không gồm: Python-5 (cái trên) có khả năng "khóa mục tiêu trước khi phóng" thông qua một camera hồng ngoại kết hợp với 1 cảm biến quang điện tích hợp vào đầu dò, tấn công mục tiêu ở mọi hướng; tên lửa Derby (dưới) trang bị radar dẫn đường chủ động.
Nó được trang bị hai loại đạn tên lửa đất đối không gồm: Python-5 (cái trên) có khả năng "khóa mục tiêu trước khi phóng" thông qua một camera hồng ngoại kết hợp với 1 cảm biến quang điện tích hợp vào đầu dò, tấn công mục tiêu ở mọi hướng; tên lửa Derby (dưới) trang bị radar dẫn đường chủ động.
Một loại vũ khí hiện đại mà Việt Nam nhập khẩu từ Israel đáng lưu tầm là hệ thống tên lửa thông minh tầm xa EXTRA được ký kết năm 2010, bàn giao trong giai đoạn 2014-2015. Ảnh: Bệ phóng EXTRA (phải) được bố trí trên xe vận tải tham dự duyệt đội ngũ của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Một loại vũ khí hiện đại mà Việt Nam nhập khẩu từ Israel đáng lưu tầm là hệ thống tên lửa thông minh tầm xa EXTRA được ký kết năm 2010, bàn giao trong giai đoạn 2014-2015. Ảnh: Bệ phóng EXTRA (phải) được bố trí trên xe vận tải tham dự duyệt đội ngũ của Hải quân Nhân dân Việt Nam.
EXTRA là loại tên lửa có thiết bị dẫn đường (thường là GPS), tầm bắn xa 150 km, đường kính thân 300 mm, nặng 120 kg, độ chính xác cao (chỉ lệch mục tiêu trong khoảng 10 m). Hiện loại tên lửa này được trang bị cho hải quân dùng để phòng thủ bờ biển.
EXTRA là loại tên lửa có thiết bị dẫn đường (thường là GPS), tầm bắn xa 150 km, đường kính thân 300 mm, nặng 120 kg, độ chính xác cao (chỉ lệch mục tiêu trong khoảng 10 m). Hiện loại tên lửa này được trang bị cho hải quân dùng để phòng thủ bờ biển.
Trong lĩnh vực radar, trước đây Việt Nam được biết tới thường chỉ nhập khẩu từ Nga hay Czech. Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2015, Việt Nam đã mở rộng nguồn cung vũ khí từ Israel. Theo đó SIPRI, trong năm 2012 chúng ta đã ký mua hai hệ thống radar cảnh giới đường không EL/M-2288ER với tổng trị giá khoảng 33 triệu USD. Các hệ thống này sau đó được phía Israel bàn giao ngay trong năm 2013. Ảnh: Ảnh: Radar EL/M-2288 ER triển khai trên trạm radar 6, Trung đoàn 292, Sư đoàn 377.
Trong lĩnh vực radar, trước đây Việt Nam được biết tới thường chỉ nhập khẩu từ Nga hay Czech. Tuy nhiên, giai đoạn 2011-2015, Việt Nam đã mở rộng nguồn cung vũ khí từ Israel. Theo đó SIPRI, trong năm 2012 chúng ta đã ký mua hai hệ thống radar cảnh giới đường không EL/M-2288ER với tổng trị giá khoảng 33 triệu USD. Các hệ thống này sau đó được phía Israel bàn giao ngay trong năm 2013. Ảnh: Ảnh: Radar EL/M-2288 ER triển khai trên trạm radar 6, Trung đoàn 292, Sư đoàn 377.
Radar EL/M-2288ER có phạm vi tìm kiếm mục tiêu 430km. Điểm mạnh của EL/M-2288 là nó có khả năng phát hiện mục tiêu với độ chính xác rất cao, đặc biệt là những mục tiêu nhỏ, tốc độ cao như tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo.
Radar EL/M-2288ER có phạm vi tìm kiếm mục tiêu 430km. Điểm mạnh của EL/M-2288 là nó có khả năng phát hiện mục tiêu với độ chính xác rất cao, đặc biệt là những mục tiêu nhỏ, tốc độ cao như tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo.
Cũng trong năm 2012, Việt Nam đã ký mua 3 hệ thống radar EL/M-2022 từ Israel, việc bàn giao được hoàn tất vào năm 2014. EL/M-2022A có khả năng quét và theo dõi đồng thời lên tới 256 mục tiêu trên biển với hiệu suất đã được đánh giá là "tuyệt vời".
Cũng trong năm 2012, Việt Nam đã ký mua 3 hệ thống radar EL/M-2022 từ Israel, việc bàn giao được hoàn tất vào năm 2014. EL/M-2022A có khả năng quét và theo dõi đồng thời lên tới 256 mục tiêu trên biển với hiệu suất đã được đánh giá là "tuyệt vời".
Các radar EL/M-2022 sau đó được trang bị trên thủy phi cơ DHC-6-400 có trong trang bị Hải quân Nhân dân Việt Nam, sử dụng cho vai trò tuần tra, trinh sát hàng hải, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn…
Các radar EL/M-2022 sau đó được trang bị trên thủy phi cơ DHC-6-400 có trong trang bị Hải quân Nhân dân Việt Nam, sử dụng cho vai trò tuần tra, trinh sát hàng hải, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn…

GALLERY MỚI NHẤT