Việt Nam được lợi gì khi tham gia "Vành đai Thái Bình Dương" RIMPAC-2020?

Việt Nam được lợi gì khi tham gia "Vành đai Thái Bình Dương" RIMPAC-2020?

(Kiến Thức) - Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã thông báo rằng, Việt Nam đã được mời gửi các tàu hải quân tham gia Cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương - 2020 (RIMPAC-2020), vào cuối tháng 8 năm nay. Nếu tham gia, Việt Nam được lợi ích gì?.

Việc Hải quân Mỹ chính thức gửi lời mời Việt Nam cử lực lượng tàu chiến tham gia cuộc tập trận quốc tế Vành đai Thái Bình Dương - 2020 cho thấy, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng ta đó là: Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Ảnh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp, hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump nhân chuyến thăm tới Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2, ngày 27/2/2019 tại Hà Nội.
Việc Hải quân Mỹ chính thức gửi lời mời Việt Nam cử lực lượng tàu chiến tham gia cuộc tập trận quốc tế Vành đai Thái Bình Dương - 2020 cho thấy, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng ta đó là: Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Ảnh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiếp, hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump nhân chuyến thăm tới Việt Nam dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2, ngày 27/2/2019 tại Hà Nội.
Tại sao Mỹ mời Việt Nam tham gia Cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương-2020 (các cuộc tập trận RIMPAC trước đây, Việt Nam được mời với tư cách là quan sát viên)? Thứ nhất, theo các nhà phân tích chính trị, lý do là vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế, từ lịch sử đến hiện thực; cũng như vị trí địa chính trị quan trọng của Việt Nam trên vùng Biển Đông. Ảnh: Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chứng kiến lễ ký một văn kiện hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ tại Lầu Năm Góc, tháng 10/2017.
Tại sao Mỹ mời Việt Nam tham gia Cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương-2020 (các cuộc tập trận RIMPAC trước đây, Việt Nam được mời với tư cách là quan sát viên)? Thứ nhất, theo các nhà phân tích chính trị, lý do là vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên trường quốc tế, từ lịch sử đến hiện thực; cũng như vị trí địa chính trị quan trọng của Việt Nam trên vùng Biển Đông. Ảnh: Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chứng kiến lễ ký một văn kiện hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ tại Lầu Năm Góc, tháng 10/2017.
Thứ hai là trong những năm vừa qua, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến rất phức tạp, khu vực Đông Nam Á là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn.
Thứ hai là trong những năm vừa qua, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến rất phức tạp, khu vực Đông Nam Á là khu vực cạnh tranh chiến lược giữa một số nước lớn.
Đây cũng là khu vực có nhiều nhân tố bất ổn định, tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông diễn ra gay gắt. Và Mỹ tin rằng, chỉ có Việt Nam là đối tác có thể ngăn chặn việc quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc. Ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai ở Hà Nội, ngày 28/2/2019.
Đây cũng là khu vực có nhiều nhân tố bất ổn định, tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông diễn ra gay gắt. Và Mỹ tin rằng, chỉ có Việt Nam là đối tác có thể ngăn chặn việc quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc. Ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un trong cuộc gặp tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai ở Hà Nội, ngày 28/2/2019.
Vậy, việc Việt Nam tham gia cuộc tập trận quốc tế sẽ có lợi gì? Các nhà phân tích chính trị chỉ ra rằng, thứ nhất, việc tham gia cuộc tập trận chung sẽ giúp hải quân Việt Nam cải thiện khả năng hợp tác với các nước có hải quân hiện đại như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Ảnh: Các tàu chiến tham gia cuộc tập trận RIMPAC-2018.
Vậy, việc Việt Nam tham gia cuộc tập trận quốc tế sẽ có lợi gì? Các nhà phân tích chính trị chỉ ra rằng, thứ nhất, việc tham gia cuộc tập trận chung sẽ giúp hải quân Việt Nam cải thiện khả năng hợp tác với các nước có hải quân hiện đại như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia. Ảnh: Các tàu chiến tham gia cuộc tập trận RIMPAC-2018.
Lợi ích thứ hai mà Việt Nam tham gia, mà đây cũng là lợi ích quan trọng nhất, đó là Mỹ dự định cải thiện vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và sử dụng các bài tập trong cuộc  tập trận RIMPAC-2020 làm bàn đạp, để cho Việt Nam cơ hội lớn hơn trong các cuộc tập trận đa phương trên khắp thế giới.
Lợi ích thứ hai mà Việt Nam tham gia, mà đây cũng là lợi ích quan trọng nhất, đó là Mỹ dự định cải thiện vị thế Việt Nam trên trường quốc tế và sử dụng các bài tập trong cuộc tập trận RIMPAC-2020 làm bàn đạp, để cho Việt Nam cơ hội lớn hơn trong các cuộc tập trận đa phương trên khắp thế giới.
Nếu cử lực lượng tàu chiến tham gia, rất có thể Hải quân Việt Nam sẽ đưa cặp tàu chiến lớp Gepard của Hải quân nhân dân Việt Nam tham gia; lớp tàu khu trục do Nga sản xuất này là loại tàu tiên tiến nhất và đa nhiệm nhất của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Nếu cử lực lượng tàu chiến tham gia, rất có thể Hải quân Việt Nam sẽ đưa cặp tàu chiến lớp Gepard của Hải quân nhân dân Việt Nam tham gia; lớp tàu khu trục do Nga sản xuất này là loại tàu tiên tiến nhất và đa nhiệm nhất của Hải quân nhân dân Việt Nam.
Chủ đề của cuộc tập trận RIMPAC-2020 là năng lực, thích ứng và đối tác. Theo thông báo của Hải quân Mỹ, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nên RIMPAC-2020 chỉ tổ chức trên biển, nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả lực lượng tham gia, bằng cách giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc trên bờ.
Chủ đề của cuộc tập trận RIMPAC-2020 là năng lực, thích ứng và đối tác. Theo thông báo của Hải quân Mỹ, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nên RIMPAC-2020 chỉ tổ chức trên biển, nhằm đảm bảo an toàn cho tất cả lực lượng tham gia, bằng cách giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc trên bờ.
Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương đã xây dựng kế hoạch tập trận sửa đổi như một cách để tiến hành cuộc tập trận có ý nghĩa lớn về mặt huấn luyện và giảm thiểu tối đa rủi ro cho các lực lượng tham gia, đồng minh, đối tác và người dân ở Hawaii (nơi diễn ra cuộc tập trận).
Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương đã xây dựng kế hoạch tập trận sửa đổi như một cách để tiến hành cuộc tập trận có ý nghĩa lớn về mặt huấn luyện và giảm thiểu tối đa rủi ro cho các lực lượng tham gia, đồng minh, đối tác và người dân ở Hawaii (nơi diễn ra cuộc tập trận).
RIMPAC-2020 sẽ diễn ra từ ngày 17-31/8, có lực lượng hải quân của 25 quốc gia tham gia; nội dung chính của cuộc diễn tập bao gồm: các khoa mục chiến tranh chống ngầm đa quốc gia, đánh chặn trên biển và huấn luyện bắn đạn thật. Kế hoạch tập trận sẽ được tổ chức kiểu linh hoạt dựa trên việc theo dõi và đánh giá các tình huống liên quan.
RIMPAC-2020 sẽ diễn ra từ ngày 17-31/8, có lực lượng hải quân của 25 quốc gia tham gia; nội dung chính của cuộc diễn tập bao gồm: các khoa mục chiến tranh chống ngầm đa quốc gia, đánh chặn trên biển và huấn luyện bắn đạn thật. Kế hoạch tập trận sẽ được tổ chức kiểu linh hoạt dựa trên việc theo dõi và đánh giá các tình huống liên quan.
Mục đích của cuộc c nhằm thúc đẩy và duy trì các mối quan hệ hợp tác quan trọng, đảm bảo an toàn cho tuyến đường biển và an ninh cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương “tự do, cởi mở”. Do các hành động quân sự hóa Biển Đông, đi ngược với quan điểm trên, nên Trung Quốc tiếp tục không được mời tham dự RIMPAC-2020. Ảnh: Tàu hải quân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC-2016.
Mục đích của cuộc c nhằm thúc đẩy và duy trì các mối quan hệ hợp tác quan trọng, đảm bảo an toàn cho tuyến đường biển và an ninh cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương “tự do, cởi mở”. Do các hành động quân sự hóa Biển Đông, đi ngược với quan điểm trên, nên Trung Quốc tiếp tục không được mời tham dự RIMPAC-2020. Ảnh: Tàu hải quân Trung Quốc tham gia cuộc tập trận RIMPAC-2016.
Video Hải quân Việt Nam được mời dự tập trận RIMPAC-2020, Trung Quốc thì không!

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.