Việt Nam: Dùng phần mềm gián điệp để theo dõi người quen

Các hoạt động như theo dõi cá nhân, cạnh tranh không lành mạnh bằng phần mềm gián điệp đang được giới tội phạm mạng sử dụng tại Việt Nam, theo Kaspersky.

Việt Nam: Dùng phần mềm gián điệp để theo dõi người quen

Trong hội nghị phân tích bảo mật 2016 diễn ra vào đầu tháng 2 tại Tây Ban Nha, Kaspersky công bố nghiên cứu cho thấy phần mềm gián điệp độc hại Adwind đang được người dùng sử dụng để theo dõi những người họ biết, hoặc các nhóm tội phạm muốn đạt cấp bậc cao hơn (sử dụng phần mềm cho gian lận cấp cao), cạnh tranh không lành mạnh hay hoạt động gián điệp mạng (gián điệp thuê). Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia mà phần mềm Adwind được sử dụng nhiều.

Viet Nam: Dung phan mem gian diep de theo doi nguoi quen

Ảnh minh họa: USA Today.

Theo Kaspersky Lab, Adwind Remote Access Tool (RAT), là một chương trình độc hại đa nền tảng, đa chức năng hoạt động trên hệ điều hành Windows, OS X, Linux và Android, cũng được biết đến với những cái tên AlienSpy, Frutas, Unrecom, Sockrat, JSocket và jRat đã tấn công ít nhất 443.000 người dùng cá nhân, tổ chức thương mại và phi thương mại trên khắp thế giới.

Từ tháng 8/2015 đến tháng 1/2016, gần 200 cuộc tấn công điển hình được những tội phạm mạng vô danh thực hiện nhằm phát tán Adwind với hơn 68.000 người dùng trong các lĩnh vực: sản xuất, tài chính, kĩ thuật, thiết kế, thương mại, chính phủ, vận chuyển, viễn thông, phần mềm, giáo dục, sản xuất thực phẩm, sức khỏe, truyền thông và năng lượng.

Gần phân nửa nạn nhân của Adwind (49%) sống tại 10 quốc gia sau: Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Đức, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Ý, Nga, Việt Nam, Hong Kong, Thổ Nhỹ Kỳ và Đài Loan. Trong đó, tỷ lệ phát hiện phần mềm Adwind tại Việt Nam năm 2014 là 5%, năm 2015 giảm còn 3%.

Một trong những đặc trưng phân biệt Adwind RAT với những phần mềm độc hại khác là nó được người dùng trả tiền để sử dụng dịch vụ, chứ không được phát tán miễn phí như các phần mềm khác.

Để tự bảo vệ bản thân và tổ chức của mình trước mối đe dọa này, Kaspersky Lab khuyến khích doanh nghiệp xem xét lại mục đích sử dụng nền tảng Java và vô hiệu hóa nó với mọi nguồn trái phép.

Bên cạnh Adwind, báo cáo của Kaspersky cũng cảnh báo về tập đoàn Poseidon, nhóm gián điệp mạng đang hoạt động ít nhất từ năm 2005. Điều làm Poseidon khác biệt chính là nó là một tổ chức thương mại. Phần mềm độc hại thuộc nhóm này được dùng để chuyên hoạt động trên máy tính hệ điều hành Windows tiếng Anh và tiếng Bồ Đào Nha Brazil.

Có ít nhất 35 công ty nạn nhân được xác định là mục tiêu chính, bao gồm tổ chức chính phủ và tài chính, công ty viễn thông, công ty sản xuất, năng lượng và dịch vụ tiện ích khác, cũng như phương tiện truyền thông và công ty quan hệ công chúng tại Hoa Kỳ, Pháp, Kazakhstan, các vương quốc Ả Rập thống nhất, Ấn Độ và Nga.

Làm sao biết điện thoại nhiễm virus, mã độc?

(Kiến Thức) - Khi thấy điện thoại hụt pin nghiêm trọng hoặc bỗng "chậm như rùa"... bạn nên nghĩ đến trường hợp "dế" yêu nhiễm virus. Cứu không nhanh, máy dễ "ngủm" hẳn.

Làm sao biết điện thoại nhiễm virus, mã độc?
1. Pin máy hao hụt nặng nề. Thông thường, bạn sẽ nắm được thời gian pin của điện thoại trụ được trong bao lâu. Tuy nhiên, nếu pin hết nhanh bất ngờ, có thể điện thoại đã nhiễm mã độc - chúng giống như các spam, liên tục gửi tin ẩn về ứng dụng của máy, "ngốn" pin điện thoại.
1. Pin máy hao hụt nặng nề. Thông thường, bạn sẽ nắm được thời gian pin của điện thoại trụ được trong bao lâu. Tuy nhiên, nếu pin hết nhanh bất ngờ, có thể điện thoại đã nhiễm mã độc - chúng giống như các spam, liên tục gửi tin ẩn về ứng dụng của máy, "ngốn" pin điện thoại.

Phát hiện mã độc “chụp trộm” màn hình máy tính người dùng

Phát hiện ransomware mã hóa đòi tiền chuộc và mã độc đánh cắp dữ liệu, tự động chụp ảnh màn hình máy tính người dùng để thu thập dữ liệu.

Phát hiện mã độc “chụp trộm” màn hình máy tính người dùng

Theo thông tin từ hãng bảo mật Dr Web, ngày 12/1/2016, giới bảo mật đã phát hiện ransomware mã hóa đòi tiền chuộc Linux.Encoder.3 mới (là loại malware sử dụng một hệ thống mật mã để mã hóa dữ liệu, đòi tiền chuộc mới khôi phục) tấn công vào nền tảng Linux có tên gọi Linux.Encoder.3.

Trojan này tấn công bằng cách thâm nhập vào thư mục chính của trang web bằng cách khai thác lỗ hổng kịch bản (shell script) của hệ thống quản lý nội dung. Linux.Encoder.3 không cần đặc quyền cao nhất của máy chủ để mã hóa tất cả các file trong thư mục chính.

Các vụ tấn công nhằm vào Linux ngày càng gia tăng.
Các vụ tấn công nhằm vào Linux ngày càng gia tăng.
Ngày 19/01/2016 Dr.Web tiếp tục phát hiện loại mã độc mới với tên gọi Linux.Ekoms.1. Hoạt động của trojan này là nhận lệnh từ máy chủ của tội phạm mạng và gửi định kỳ các tập tin khác nhau cùng ảnh chụp màn hình máy tính bị nhiễm về máy chủ kiểm soát.

Cụ thể, cứ mỗi 30 giây, trojan này sẽ chụp ảnh màn hình máy tính bị nhiễm một lần và lưu lại dưới dịnh dạng tập tin JPEG hoặc BMP. Ngoài ra còn có khả năng ghi âm và lưu lại dưới định dạng WAV.

Các thông tin truyền tải giữa máy tính bị lây nhiễm và máy chủ kiểm soát của tội phạm đều được mã hóa.

Theo Dr Web, mã độc tấn công nền tảng Linux đang ngày càng trở nên đa dạng với phần mềm gián điệp (spyware program), mã hóa (ransomware), trojan tấn công từ chối dịch vụ (DDoS attack)…

“Sự chú ý của tội phạm mạng đến các hệ thống Linux đang ngày càng gia tăng, vì thế trong tương lai sự xuất hiện của các phần mềm độc hại mới nhắm vào nền tảng này sẽ càng trở nên phức tạp”, đại diện hãng bảo mật này nhận định.

Top 10 món quà tặng công nghệ ý nghĩa nhất

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm công nghệ đang được xem là món quà khá lý tưởng để mọi người dành tặng cho nhau trong những dịp lễ, sinh nhật.

Top 10 món quà tặng công nghệ ý nghĩa nhất
Top 10 mon qua tang cong nghe y nghia nhat
1. Smartphone. Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, smartphone là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Điện thoại thông minh không chỉ đóng vai trò là phương tiện liên lạc, mà nó còn giúp chúng ta có thể lướt web, chụp ảnh, quay video, nghe nhạc, xem phim…

Đọc nhiều nhất

Tin mới