Để khắc phục tình trạng này, từ ngày 1/9/2014, nhiều loại máy móc, thiết bị đã qua sử dụng chỉ được phép nhập khẩu nếu đáp ứng các điều kiện: Có thời gian sử dụng theo quy định và có chất lượng còn lại so với chất lượng ban đầu từ 80% trở lên. Đây là nội dung chính của Thông tư vừa được Bộ trưởng Bộ KH&CN ký ban hành. Đối với một số trường hợp đặc biệt, như máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp; máy móc, thiết bị sử dụng trong ngành bia, rượu, nước giải khát có cồn và không cồn; máy móc, thiết bị ngành bưu chính... thời gian sử dụng không quá03 năm nhưng chất lượng còn lại so với chất lượng ban đầu vẫn phải đảm bảo từ 80% trở lên.
Ảnh minh họa. |
Theo TS Nguyễn Hồng Quyền, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, trước đây đã có quy định về việc cấm nhập khẩu rác công nghệ, nhưng thực tế cho đến giờ, các cảng, chất thải núp bóng việc nhập phế liệu như nhập sắt thép lẫn săm lốp và thùng đựng hóa chất, nhập linh kiện điện tử cũ, bình ắc quy đã qua sử dụng... nhiều không kể. Dù có bao nhiêu khâu kiểm soát, số rác thải này vẫn lọt vào Việt Nam với khối lượng ngày càng nhiều.
Nguyên nhân duy nhất là bởi người ta được lãi quá nhiều, lợi lớn trước mắt và hại lớn lâu dài. Vừa không phải trả tiền mua, thậm chí còn được tiền để nhập về. Thế là người ta đua nhau bóc tách linh kiện điện tử cũ, bình ắc quy để lấy vàng, bạc, chì, thủy ngân...
Nếu không ngăn chặn kịp thời, sẽ không có một công nghệ nào có thể xử lý được những hóa chất độc hại do loại rác thải này gây ra. Ví dụ, trong mạch in có tới 15 loại hoá chất như đồng, chì, sắt, niken, kẽm, sợi thủy tinh. Pin, ắc quy, ống đèn hình trong tivi đời cũ cũng có 2 chất rất nguy hiểm là cadmium và oxit chì. Các loại công tắc, màn hình phẳng thì chứa thủy ngân. Trong tụ điện, biến thế có PBB và PBDE là 2 chất cực độc. Vỏ máy nhựa, chất cách điện trong dây cáp cũng gây tác hại khi phân hủy...
Hy vọng sự mạnh tay của Bộ KH&CN sẽ nhận được phối hợp tốt từ các cơ quan khác.