Việt Nam đặc biệt lo ngại tình trạng quân sự hóa Biển Đông

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi."

Việt Nam đặc biệt lo ngại tình trạng quân sự hóa Biển Đông
Trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 25/2 tại Hà Nội, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình đã thông báo về hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới và trả lời các câu hỏi của phóng viên về các vấn đề báo chí quan tâm.
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin Trung Quốc điều máy bay chiến đấu ra đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa và đặt hệ thống radar ở một số cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh:
“Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi.
Bất chấp sự phản đối và quan ngại của Việt Nam cũng như của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục có các hành động không chỉ xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, thúc đẩy quân sự hóa ở Biển Đông mà còn đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực và an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
Chúng tôi kiên quyết phản đối những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam và yêu cầu Trung Quốc có những lời nói, hành động trách nhiệm và mang tính xây dựng trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực cũng như trên thế giới trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC.”
Viet Nam dac biet lo ngai tinh trang quan su hoa Bien Dong
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình. Ảnh: An Đăng/TTXVN. 
Tại họp báo, trả lời câu hỏi liên quan đến việc truyền thông Hoa Kỳ đưa tin nước này có thể sẽ triển khai dàn pháo di động tới Biển Đông, Người phát ngôn Lê Hải Bình nêu rõ: “Việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không tại Biển Đông là lợi ích chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực. Chúng tôi mong muốn các bên có hành động trách nhiệm, mang tính xây dựng trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông cũng như tại khu vực trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982.”
Trả lời phóng viên về quan điểm của Việt Nam nếu được đề nghị tham gia cùng tuần tra tại Biển Đông cùng với Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Hoa Kỳ, Người phát ngôn Lê Hải Bình cho biết: “Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi. Chúng tôi đã, đang và sẽ tiến hành các hoạt động bình thường của mình tại các khu vực này phù hợp với luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.
Chúng tôi cũng khẳng định, các hoạt động này của các lực lượng chức năng Việt Nam luôn đóng góp cho hòa bình, ổn định tại khu vực cũng như trên thế giới.
Chúng tôi cũng đã nhiều lần nêu rõ quan điểm của mình là Việt Nam tôn trọng quyền đi lại vô hại trong lãnh hải được thực hiện phù hợp với các quy định có liên quan của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Đồng thời chúng tôi cũng đề nghị các nước có đóng góp tích cực và thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại Biển Đông tôn trọng luật pháp quốc tế. Đường lối đối ngoại độc lập tự chủ của Việt Nam đã được các nước trong và ngoài khu vực đánh giá cao và đã góp phần vào việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực.”
Cũng tại họp báo, trả lời câu hỏi của phóng viên về những diễn biến căng thẳng đang diễn ra tại Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết: “Những diễn biến gần đây ở khu vực, đặc biệt là tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho thấy nguyên trạng của khu vực đang bị phá vỡ, đặc biệt đáng lo ngại hơn là tình trạng quân sự hóa ở Biển Đông. Chúng tôi cho rằng, đây là hai diễn biến hết sức đáng lo ngại, ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải và hàng không tại khu vực”.

Áp thấp trên biển Đông nguy cơ mạnh thành bão

(Kiến Thức) - Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho hay, vùng áp thấp trên khu vực biển Đông đã mạnh lên và nhiều khả năng thành bão.

Áp thấp trên biển Đông nguy cơ mạnh thành bão

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, hồi 4h ngày hôm nay (21/6), vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 111,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa.

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là khoảng từ 50 đến 60km một giờ), giật cấp 8-9.

Ap thap tren bien Dong nguy co manh thanh bao
Áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng Bắc, có khả năng mạnh lên thành bão trên khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chậm theo hướng Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5-10km và có khả năng mạnh lên thành bão trên khu vực quần đảo Hoàng Sa.

Dự báo đến 4h ngày 22/6, diễn biến áp thấp thành bão trên biển Đông tăng mạnh, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,4 độ Vĩ Bắc; 111,6 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9-10.

Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới sau mạnh lên thành bão nên vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3–5m. Biển động mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai là cấp 3.

Trong 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km. Đến 4h ngày 23/6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc; 111,0 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 9-10.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, giật cấp 9-10, sóng biển cao 3–5m. Biển động mạnh.

Ngoài ra do ảnh hưởng kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7-8 và có mưa rào, dông mạnh. Sóng biển cao 2-4 mét. Biển động. Trong cơn dông có lốc xoáy.

Bản tin dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương cũng cho biết, ngày hôm nay (21/06), nắng nóng sẽ thu hẹp lại ở các tỉnh bắc Trung Bộ với mức nhiệt cao nhất ngày phổ biến ở mức 35 – 37 độ, có nơi trên 37 độ.

Sau đây là dự báo thời tiết ngày và đêm 21/6:

Phía Tây Bắc Bộ: Mây thay đổi, có mưa rào và dông vài nơi. Gió nhẹ. Nhiệt độ thấp nhất từ : 24 - 27oC. Nhiệt độ cao nhất từ : 32 - 35oC.

Phía Đông Bắc Bộ: Mây thay đổi, ngày có mưa rào và dông vài nơi, chiều tối và đêm có mưa rào và rải rác có dông. Gió đông nam đến nam cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ : 25 - 28oC. Nhiệt độ cao nhất từ : 32 - 35oC.

Thanh Hóa - Thừa Thiên Huế: Phía bắc mây thay đổi, ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi; phía nam nhiều mây, có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió tây nam cấp 2 - 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ : 25 - 28oC. Nhiệt độ cao nhất từ : 32 - 35, phía bắc 35 - 37 độ, có nơi trên 37oC

Đà Nẵng đến Bình Thuận: Nhiều mây, ngày có mưa rào rải rác và có nơi có dông; đêm có mưa rào và dông vài nơi . Gió tây nam cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ : 25 – 28oC. Nhiệt độ cao nhất từ : 32 - 35oC.

Tây Nguyên: Nhiều mây, có mưa, mưa rào và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 2 – 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ : 20 – 23oC. Nhiệt độ cao nhất từ : 27 - 30oC.

Nam Bộ: Nhiều mây, có mưa, mưa rào và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 2 – 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra tố lốc và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất từ : 23 - 26oC. Nhiệt độ cao nhất từ : 29 - 32oC.

Hà Nội: Mây thay đổi, ngày có mưa rào và dông vài nơi, chiều tối và đêm có mưa rào và rải rác có dông. Gió đông nam đến nam cấp 2 – 3. Nhiệt độ thấp nhất từ : 26 – 29oC. Nhiệt độ cao nhất từ : 32 - 35oC.

Tin mới nhất về cơn bão số 2 trên Biển Đông

(Kiến Thức) - Tâm bão số 2 trên Biển Đông cách Đài Loan khoảng 260 km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, giật cấp 11-12.

Tin mới nhất về cơn bão số 2 trên Biển Đông
Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, vào lúc 16h ngày 7/7, vị trí tâm bão số 2 trên Biển Đông ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 118,9 độ Kinh Đông, cách đảo Đài Loan khoảng 260km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (tức là từ 90 đến 100km một giờ), giật cấp 11-12.

Chuyện các quốc gia “đi đêm” ở Biển Đông

(Kiến Thức) - TS Trục đã gửi bài chuyện "đi đêm" ở Biển Đông để trả lời câu hỏi có hay không chuyện Việt Nam "đi đêm" với Trung Quốc trên Biển Đông.

Chuyện các quốc gia “đi đêm” ở Biển Đông
Ngày 27/8 báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đăng bài "Ts Trần Công Trục: Liệu có khả năng Trung Quốc và Mỹ "đi đêm" ở Biển Đông?" đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của độc giả, có những ý kiền đồng tình và cũng có những băn khoăn, câu hỏi đặt ra xung quanh chủ đề này.
Tiến sĩ Trần Công Trục đã gửi tiếp cho báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về chuyện "đi đêm" ở Biển Đông để trả lời câu hỏi có hay không chuyện Việt Nam "đi đêm" với Trung Quốc trên Biển Đông, xin trân trọng giới thiệu đến quý độc giả.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới