Ở thời Tam Quốc, Tào Tháo, Lưu Bị và Tôn Quyền tạo thành thế kiềng 3 chân ở Trung Quốc. Trong đó, Tào Tháo được đánh giá là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất, lắm mưu nhiều kế, lại nham hiểm, đa nghi. Ông giỏi nhìn người, biết cách chiêu mộ nhân tài nên sinh thời có được sự phục vụ của rất nhiều đấng hào kiệt.
Tào Tháo nổi tiếng có mắt nhìn người rất tốt. Ảnh: Internet |
Bấy giờ, Tào Tháo từng đánh giá võ tướng mạnh nhất thời Tam Quốc là Quan Vũ. Ông cho rằng tài năng của Quan Vũ là không ai vượt qua được, xứng danh một trong ngũ hổ tướng của Thục Hán. Cũng vì ngưỡng mộ Quan Vũ mà sau này Tào Tháo đối xử rất tốt với vị tướng này. Có thể kể đến như lần Tào Tháo tha chết cho Trương Liêu vì Quan Vũ đứng ra xin.
Theo Tam Quốc, năm 200, Tào Tháo đánh bại Lưu Bị. Lưu Bị phải bỏ chạy sang Hà Bắc, Trương Phi trốn về Nhữ Nam. Quan Vũ vì để bảo vệ gia quyến Lưu Bị mà đứng ra đầu hàng Tào Tháo. Thế nhưng ông vẫn tuyên bố: “Chỉ hàng Hán, không hàng Tào”.
Quan Vũ là nhân tài hiếm có ở thời Tam Quốc. Ảnh: Internet |
Một kẻ có cái tôi cao như Tào Tháo lại chấp nhận việc này, vẫn ban vàng bạc, mỹ nhân cho Quan Vũ, thậm chí phong cho đối phương chức vụ cao. Tất cả đều nhằm mục đích chiêu mộ Quan Vũ về dưới trướng mình.
Dù Tào Tháo rất tốt nhưng Quan Vũ rất tiếc. Sau này nghe được tin Lưu Bị đang ở bên Viên Thiệu, Quan Vũ đã quyết rời khỏi Tào Tháo. Mặc cho Tào Tháo ngăn cản, không cấp giấy qua ải, vị võ tướng vẫn lên đường, một mình vượt qua 5 ải, chém 6 tướng của Tào Tháo để được về bên Lưu Bị.
Điều đáng nói là mất tướng nhưng Tào Tháo vẫn không trách Quan Vũ, ngược lại còn ngưỡng mộ tài năng, sự kiên trung của đối phương. Về sau, khi Quan Vũ dẫn quân san phẳng Phàn Thành và đánh đến kinh đô để bắt Tào, Tào lo lắng, nghĩ đến chuyện dời đô. Tất cả động thái hoảng sợ khi ấy của Tào Tháo đều vì không dám đối đầu với dũng tướng mạnh nhất Tam Quốc.
Tào Tháo bị Quan Vũ chặn đường lui ở Hoa Dung. Ảnh: Internet
|
Ở Việt Nam có một vị tướng được đánh giá ngang hàng với Quan Vũ. Tuy không thể nổi tiếng như võ tướng Tam Quốc, nhưng nhân vật này cũng có ảnh hưởng không nhỏ trong lịch sử nước ta. Ông là Nguyễn Huỳnh Đức, tướng tài của Nguyễn Ánh.
Sử nước ta chép lại, Nguyễn Huỳnh Đức nổi tiếng dũng mãnh, trung thành, rất được Quang Trung yêu mến, muốn chiêu mộ. Nhưng dù bị bắt, Nguyễn Huỳnh Đức cũng chỉ chịu để Quang Trung thu phục với điều kiện: “Đánh Trịnh không đánh Nguyễn”.
Chân dung Nguyễn Huỳnh Đức. Ảnh: Internet
|
Đến khi nghe tin Nguyễn Ánh đang ở Xiêm La muốn phục dựng cơ đồ, Nguyễn Huỳnh Đức cũng tìm cách sang với chủ cũ. Nhờ công phò tá vua, sau khi lên làm hoàng đế, Nguyễn Ánh đã phong cho Nguyễn Huỳnh Đức làm quận công, lần lượt làm tổng trấn Bắc Thành rồi Gia Định Thành.
Bàn thờ Nguyễn Huỳnh Đức tại khu đền mộ ở Tân An. Ảnh: Internet
|
Nguyễn Huỳnh được được các sử gia, hậu thế sau này đánh giá là người tài đức, trung thành, có uy tín cao. Bởi vậy mà dân gian lưu truyền câu nói: “Phương Bắc Lưu Bị có Quan Công, Phương Nam Nguyễn Ánh có Huỳnh Đức”.