29 nhân tài Việt Nam lọt top nhà khoa học ảnh hưởng nhất TG 2021

PLoS Biology mới công bố danh sách 100.00 nhà KH có ảnh hưởng nhất năm 2021. Trong bảng xếp hạng có 29 nhà khoa học Việt Nam và 5 nhà khoa học vào Top 10.000.

29 nhân tài Việt Nam lọt top nhà khoa học ảnh hưởng nhất TG 2021
Nhóm Metrics của giáo sư Jeroen Baas, Kevin Boyack và John P.A. Ioannidis thuộc Đại học Stanford (Mỹ) mới công bố danh sách 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2021 ttrên ạp chí PLoS Biology.
Trong bảng xếp hạng này, Việt Nam vinh dự có 29 nhà khoa học được vinh danh. Để đưa ra bảng xếp hạng này, nhóm Metrics sử dụng cơ sở dữ liệu của Scopus từ năm 1960 đến tháng 8/2021 để chọn ra top 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất giới năm 2021 trong tổng số hơn 7 triệu chuyên gia đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ.
Các tiêu chí đánh giá dựa theo các chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học (tổng số trích dẫn, chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; tổng số trích dẫn các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất, tác giả chính và một chỉ số tổng hợp). Các dữ liệu cho thấy tác động của các nhà khoa học trong suốt sự nghiệp và trong năm qua.
Từ đó, nhóm Metrics có được danh sách 100.000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2021. Việt Nam vinh dự có 29 nhà khoa học đang công tác tại các trường Đại học trên khắp cả nước có tên trong danh sách này.
29 nhan tai Viet Nam lot top nha khoa hoc anh huong nhat TG 2021
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức. Ảnh: Vietnamnet.
Trong số này, 5 nhà khoa học Việt Nam được xếp vào top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới gồm: GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, Đại học Quốc gia Hà Nội xếp hạng 5949; PGS.TS Lê Hoàng Sơn, Đại học Quốc gia Hà Nội xếp hạng 6766; GS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Đại học Công nghệ Tp. HCM xếp hạng 6818; GS.TS Bùi Tiến Diệu, Đại học Duy Tân xếp hạng 9488; GS.TS Võ Xuân Vinh Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh xếp hạng 9528.
Đặc biệt, GS.TS Nguyễn Đình Đức, GS.TS Nguyễn Xuân Hùng và PGS.TS Lê Hoàng Sơn là 3 người lọt vào top 10.000 nhà khoa học xuất sắc nhất của thế giới trong 3 năm liên tiếp là: 2019, 2020, 2021.
24 nhà khoa học Việt Nam tiếp theo được xếp vào top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới (theo chỉ số xếp hạng tăng dần) gồm: Trần Hải Nguyên - Đại học Duy Tân (xếp hạng 14.704); Trần Xuân Bách - Đại học Y Hà Nội (xếp hạng 19.881); Phạm Thái Bình - Đại học Giao thông Vận tải (xếp hạng 21.588); Hoàng Đức Nhật - Đại học Duy Tân (xếp hạng 23.301); Đặng Văn Hiếu - Đại học Thăng Long (xếp hạng 31.139); Hoàng Anh Tuấn - Đại học Công nghệ TP HCM - (xếp hạng 32.938); Phạm Văn Hùng - Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM (xếp hạng 37.520); Nguyễn Thời Trung - Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 46.053); Trần Trung - Đại học Hòa Bình (xếp hạng 48.769); Nguyễn Đức Khương - Đại học Quốc gia Hà Nội (xếp hạng 50.426); Thái Hoàng Chiến - Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 50.676); Vũ Quang Bách - Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 54.001); Nguyễn Trung Kiên - Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM (xếp hạng 53.486); Nguyễn Minh Thọ - Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 56.922); Phạm Việt Thành - Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 57.491); Nguyễn Trương Khang - Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 62.835); Nguyễn Trung Thắng - Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 66.150); Lê Thái Hà - Đại học Fullbrigh Việt Nam (xếp hạng 74.063); Nguyễn Đăng Nam - Đại học Duy Tân (xếp hạng 81.653); Nguyễn Văn Hiếu - Đại học Phenikaa (xếp hạng 82.171); Phùng Văn Phúc - Đại học Công nghệ TP HCM (xếp hạng 83.196); Phạm Thái Bình - Đại học Giao thông vận tải TP HCM (xếp hạng 84.698); Dương Viết Thông - Đại học Tôn Đức Thắng (xếp hạng 88.842); Nguyễn Hoàng - Đại học Mỏ Địa Chất (xếp hạng 94.128).

Mời độc giả xem video: Nhà khoa học lý giải nguyên nhân vụ tai nạn ở Hải Dương. Nguồn: THDT.

Nhà khoa học Nikola Tesla: Say mê nghiên cứu, không màng nữ sắc

(Kiến Thức) - Nhà khoa học thiên tài Nikola Tesla sở hữu hơn 300 bằng sáng chế. Suốt cuộc đời, ông dành nhiều thời gian và tâm huyết cho những nghiên cứu về ngành điện. Tuy nhiên, ông không màng nữ sắc và không kết hôn.

Nhà khoa học Nikola Tesla: Say mê nghiên cứu, không màng nữ sắc
Nha khoa hoc Nikola Tesla: Say me nghien cuu, khong mang nu sac
 Nikola Tesla (1856 - 1943) là nhà khoa học thiên tài nổi tiếng thế giới  người Mỹ gốc Serbia. Ông lớn lên trong gia đình có bố là cha sứ chính thống người Serbia và mẹ là nhà phát minh các thiết bị gia đình.

Chân dung những nhà khoa học nữ VN đạt giải thưởng Kovalevskaia

Các cá nhân và tập thể vừa đoạt Giải thưởng Kovalevskaia 2019 đều đã có cả chục năm bền bỉ theo đuổi nghiên cứu khoa học theo các chuẩn mực quốc tế và với những mục đích cao đẹp nhằm phụng sự cộng đồng, đặc biệt là những cộng đồng yếm thế.

Chân dung những nhà khoa học nữ VN đạt giải thưởng Kovalevskaia

Phòng Thí nghiệm Cúm: Tự tích lũy, học hỏi và mở rộng quan hệ quốc tế

Tập thể được tôn vinh cho giải thưởng Kovalevskaia năm 2019 là đội ngũ các nhà khoa học nữ Phòng Thí nghiệm Cúm (Khoa Virus, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương) với các nghiên cứu nhằm giảm gánh nặng bệnh tật do dịch bệnh cúm, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam cũng như các quốc gia khác trên thế giới.
Phòng thí nghiệm có 12 cán bộ khoa học, trong đó có 9 nhà khoa học nữ (chiếm 75% nhân lực) gồm: PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai; TS. Hoàng Vũ Mai Phương; PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng; ThS. Lê Thị Thanh; ThS. Ứng Thị Hồng Trang; ThS. Nguyễn Phương Anh; ThS. Trần Thị Thu Hương; cử nhân Phạm Thị Hiền; cử nhân Hoàng Thu Hương.
Trong các gương mặt đó, PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai là người từng được nhận giải thưởng Nữ khoa học trẻ châu Á năm 2009; và PGS.TS Nguyễn Lê Khánh Hằng chính là nhà khoa học nữ đầu tiên nhận giải thưởng Tạ Quang Bửu vào vào năm 2019.
Phòng thí nghiệm Cúm được xây dựng từ những năm 2003, khi dịch SARS xảy ra và Việt Nam là nước đầu tiên thông báo với Tổ chức Y tế thế giới về căn bệnh mới với triệu chứng viêm phổi không điển hình, tiến triển nhanh và lây truyền mạnh, tỷ lệ tử vong cao. Thời điểm đó, nhóm nghiên cứu của Phòng thí nghiệm Hô hấp, đứng đầu là PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, trực tiếp tham gia điều tra, thu thập mẫu, tiến hành chẩn đoán các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính nguy hiểm đầu tiên được điều trị tại Bệnh viện Việt-Pháp bằng phương pháp sinh học phân tử (3/2003).

Từng bị xem là điên rồ, nhà khoa học Nikola Tesla khiến thế giới thán phục

Nhà khoa học Nikola Tesla từng đề cập đến một ý tưởng về phương thức liên lạc mới của con người trong tương lai. Khi ấy, nhiều người cho rằng đó là điều điên rồ. Thực tế chứng minh ý tưởng của Tesla giúp thay đổi tương lai nhân loại.

Từng bị xem là điên rồ, nhà khoa học Nikola Tesla khiến thế giới thán phục
Tung bi xem la dien ro, nha khoa hoc Nikola Tesla khien the gioi than phuc
 Là một trong những nhân vật nổi tiếng thế giới có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của nhân loại, nhà khoa học Nikola Tesla (1856 -1943) sau mê nghiên cứu và có ít nhất 278 bằng sáng chế được cấp tại 26 quốc gia.

Đọc nhiều nhất

Tin mới