Việt Nam chế tạo “giày” cho xe chiến đấu BMP-1

Mắt xích lắp guốc cao su như là những chiếc “giày” giúp cho xe chiến đấu BMP-1 di chuyển tốt trên đường giao thông dân sự mà không gây hỏng mặt đường.

BMP-1 là loại xe thiết giáp có kết cấu hàn và loại đúc liền, nhưng chưa có mắt xích lắp guốc cao su dù ở dạng lưu hóa trực tiếp hay theo kết cấu tháo rời.
Hằng năm, để phục vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, số lượng xe BMP-1 sử dụng phải cơ động, di chuyển trên nhiều loại địa hình khác nhau hoặc tham gia vào diễu binh, diễu hành…
Để tránh làm hỏng mặt đường khi di chuyển trên các tuyến đường nhựa, bê tông, đường dân sinh, các đơn vị phải dùng xe chuyên dùng để chở xe BMP-1 di chuyển, ảnh hưởng đến thời gian cơ động và chi phí.
Với mắt xích lắp guốc cao su, BMP-1 có thể di chuyển trên đường giao thông dân sự mà không sợ làm hư hại mặt đường.
Với mắt xích lắp guốc cao su, BMP-1 có thể di chuyển trên đường giao thông dân sự mà không sợ làm hư hại mặt đường.
Trước tình hình đó, Cục Kỹ thuật Binh chủng (Tổng cục Kỹ thuật) đã tiến hành nghiên cứu thiết kế, chế tạo mắt xích có lắp guốc cao su cho xe chiến đấu bộ binh BMP-1 để cơ động nhằm giải quyết những khó khăn trên.
Sản phẩm nghiên cứu của đề tài được đánh giá cao về khoa học và công nghệ; thử nghiệm thực tế đã đáp ứng yêu cầu đặt ra. Nghiên cứu thành công đề tài giúp cán bộ ngành kỹ thuật tăng-thiết giáp nâng cao kiến thức, kinh nghiệm lựa chọn vật liệu, công nghệ chế tạo, mở ra hướng phát triển các sản phẩm đúc phức tạp, sản xuất loạt lớn, tiến tới làm chủ công nghệ đúc thép, công nghệ sản xuất cao su kỹ thuật, đồng thời làm chủ công nghệ chế tạo các loại xích xe tăng-thiết giáp, xe máy công trình.
Đề tài đã ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ vật liệu cao su kỹ thuật cao trong chế tạo guốc cao su. Khi đồng bộ xích xe sẽ đáp ứng khả năng cơ động trên các loại địa hình, tăng tuổi thọ mắt xích, giảm chi phí, tăng cường khả năng chủ động về nguồn vật tư thay thế…

BMP-1 - “con lai” của xe bọc thép chở quân và xe tăng hạng nhẹ

BMP-1 được xem là thiết kế mang tính cách mạng với sự lai tạo giữa xe bọc thép chở quân và xe tăng hạng nhẹ. Nó vừa có khả năng chở quân như xe bọc thép chở quân chuyên dụng lại vừa có hỏa lực mạnh có thể hạ gục xe tăng.
BMP-1 được xem là thiết kế mang tính cách mạng với sự lai tạo giữa xe bọc thép chở quân và xe tăng hạng nhẹ. Nó vừa có khả năng chở quân như xe bọc thép chở quân chuyên dụng lại vừa có hỏa lực mạnh có thể hạ gục xe tăng. 

Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam sau kháng chiến chống Mỹ. Trong ảnh là lính bộ binh Trung đoàn 102 (Sư đoàn 308, Quân khu Thủ đô) tập tiến công địch với sự hỗ trợ của xe BMP-1.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 được Liên Xô viện trợ cho Việt Nam sau kháng chiến chống Mỹ. Trong ảnh là lính bộ binh Trung đoàn 102 (Sư đoàn 308, Quân khu Thủ đô) tập tiến công địch với sự hỗ trợ của xe BMP-1. 

Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 nặng 14,6 tấn, dài 6,73m, rộng 2,94m, cao 2,06m. Xe được vận hành bởi kíp lái 3 người gồm: trưởng xe, lái xe và pháo thủ.
Xe chiến đấu bộ binh BMP-1 nặng 14,6 tấn, dài 6,73m, rộng 2,94m, cao 2,06m. Xe được vận hành bởi kíp lái 3 người gồm: trưởng xe, lái xe và pháo thủ.

Thân xe BMP-1 được chia làm 3 khoang: khoang động cơ (nằm trước), khoang chiến đấu (nằm giữa) và khoảng chở quân (nằm sau). Trong ảnh là khoang chở quân trên xe BMP-1 có thể chở 8 lính cùng trang bị vũ khí (ảnh minh họa nước ngoài).
Thân xe BMP-1 được chia làm 3 khoang: khoang động cơ (nằm trước), khoang chiến đấu (nằm giữa) và khoảng chở quân (nằm sau). Trong ảnh là khoang chở quân trên xe BMP-1 có thể chở 8 lính cùng trang bị vũ khí (ảnh minh họa nước ngoài).

Bộ đội Trung đoàn 102 (Sư đoàn 308) trong khoang chở quân xe BMP-1. Trên thành xe được bố trí lỗ châu mai để binh lính trong xe quan sát bên ngoài và ngắm bắn từ bên trong.
Bộ đội Trung đoàn 102 (Sư đoàn 308) trong khoang chở quân xe BMP-1. Trên thành xe được bố trí lỗ châu mai để binh lính trong xe quan sát bên ngoài và ngắm bắn từ bên trong. 

Các chiến sĩ nhảy ra từ xe BMP-1.
Các chiến sĩ nhảy ra từ xe BMP-1. 
Vừa có khả năng chở quân tốt, hỏa lực của xe chiến đấu bộ binh BMP-1 có khả năng tiêu diệt xe bọc thép và xe tăng. BMP-1 trang bị tháp pháo 73mm 2A28 và bệ phóng tên lửa chống tăng dẫn đường qua dây 9M14 Malyutka (Việt Nam hay gọi là B-72).
Vừa có khả năng chở quân tốt, hỏa lực của xe chiến đấu bộ binh BMP-1 có khả năng tiêu diệt xe bọc thép và xe tăng. BMP-1 trang bị tháp pháo 73mm 2A28 và bệ phóng tên lửa chống tăng dẫn đường qua dây 9M14 Malyutka (Việt Nam hay gọi là B-72). 

Học viên trường Trung cấp Kỹ thuật Tăng – Thiết giáp chuẩn bị đạn 73mm cho bài bắn đạn thật.
Học viên trường Trung cấp Kỹ thuật Tăng – Thiết giáp chuẩn bị đạn 73mm cho bài bắn đạn thật. 

Chuyển đạn 73mm lên xe BMP-1 sẵn sàng cho bài bắn đạn thật.
Chuyển đạn 73mm lên xe BMP-1 sẵn sàng cho bài bắn đạn thật. 

Pháo 73mm khai hỏa trong bài bắn đạn thật.
Pháo 73mm khai hỏa trong bài bắn đạn thật.

BMP-1 trang bị động cơ diesel UTD-20 300 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 65km/h.
BMP-1 trang bị động cơ diesel UTD-20 300 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 65km/h. 

BMP-1 cũng được thiết kế để bơi trên mặt nước với tốc độ 8km/h.
BMP-1 cũng được thiết kế để bơi trên mặt nước với tốc độ 8km/h. 


Kho xe bọc thép Việt Nam có gì?

Xe bọc thép là thành phần quan trọng trong bất kỳ lực lượng tăng – thiết giáp nào, thường dùng cho nhiệm vụ chở lính bộ binh trên chiến trường, trinh sát và yểm trợ hỏa lực. Trong ảnh là xe bọc thép chở quân bánh xích BTR-50PK (3 chiếc trái ảnh). Nguồn ảnh: otvaga2004
Xe bọc thép là thành phần quan trọng trong bất kỳ lực lượng tăng – thiết giáp nào, thường dùng cho nhiệm vụ chở lính bộ binh trên chiến trường, trinh sát và yểm trợ hỏa lực. Trong ảnh là xe bọc thép chở quân bánh xích BTR-50PK (3 chiếc trái ảnh). Nguồn ảnh: otvaga2004

BTR-50PK (Nga) được thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở xe tăng lội nước PT-76, xe có khả năng chở 20 lính bộ binh (ảnh minh họa nước ngoài).
BTR-50PK (Nga) được thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở xe tăng lội nước PT-76, xe có khả năng chở 20 lính bộ binh (ảnh minh họa nước ngoài). 

Bộ đội Việt Nam nghiên cứu lắp đặt mạng lưới thông tin trên xe bọc thép BTR-50PK, năm 1969. Nguồn ảnh: tư liệu Bảo tàng Tăng – Thiết giáp.
Bộ đội Việt Nam nghiên cứu lắp đặt mạng lưới thông tin trên xe bọc thép BTR-50PK, năm 1969. Nguồn ảnh: tư liệu Bảo tàng Tăng – Thiết giáp.

Ngoài BTR-50PK, trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội tăng – thiết giáp còn nhận được các xe bọc thép chở quân bánh lốp BTR-152 (Nga). Nguồn ảnh: báo Quân đội Nhân dân.
Ngoài BTR-50PK, trong kháng chiến chống Mỹ, bộ đội tăng – thiết giáp còn nhận được các xe bọc thép chở quân bánh lốp BTR-152 (Nga). Nguồn ảnh: báo Quân đội Nhân dân.

Xe bọc thép chở quân bánh lốp BTR-152 được thiết kế cho phép chở 18 lính bộ binh. Nguồn ảnh: báo Quân đội Nhân dân.
Xe bọc thép chở quân bánh lốp BTR-152 được thiết kế cho phép chở 18 lính bộ binh. Nguồn ảnh: báo Quân đội Nhân dân.

Đầu những năm 1970, quân đội ta bắt đầu nhận viện trợ xe bọc thép chở quân bánh xích Type 63 (Việt Nam gọi là K-63) do Trung Quốc sản xuất. Trong ảnh là những chiếc xe bọc thép K-63. Nguồn ảnh: otvaga2004
Đầu những năm 1970, quân đội ta bắt đầu nhận viện trợ xe bọc thép chở quân bánh xích Type 63 (Việt Nam gọi là K-63) do Trung Quốc sản xuất. Trong ảnh là những chiếc xe bọc thép K-63. Nguồn ảnh: otvaga2004
Xe bọc thép chở quân Type 63 có khả năng chở được 10 lính bộ binh bên trong xe, vũ khí chính có một súng máy hạng nặng 12,7mm. Trong ảnh là 2 xe Type 63 đang vượt sông trên cầu phao. Nguồn ảnh: otvaga2004.
Xe bọc thép chở quân Type 63 có khả năng chở được 10 lính bộ binh bên trong xe, vũ khí chính có một súng máy hạng nặng 12,7mm. Trong ảnh là 2 xe Type 63 đang vượt sông trên cầu phao. Nguồn ảnh: otvaga2004.

Năm 1973, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam xe bọc thép chở quân bánh lốp BTR-60PB. Nguồn ảnh: otvaga2004
Năm 1973, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam xe bọc thép chở quân bánh lốp BTR-60PB. Nguồn ảnh: otvaga2004

Ngày nay, BTR-60PB là một trong những loại xe bọc thép chở quân chủ lực của quân đội ta. BTR-60PB có khả năng chở 8 lính bộ binh trong xe. Trong ảnh là chiến sĩ lái xe và binh lính Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ 147 lên xe chuẩn bị cho buổi huấn luyện. Nguồn ảnh: Báo Tin Tức.
Ngày nay, BTR-60PB là một trong những loại xe bọc thép chở quân chủ lực của quân đội ta. BTR-60PB có khả năng chở 8 lính bộ binh trong xe. Trong ảnh là chiến sĩ lái xe và binh lính Lữ đoàn Hải quân Đánh bộ 147 lên xe chuẩn bị cho buổi huấn luyện. Nguồn ảnh: Báo Tin Tức.

BTR-60PB trang bị tháp pháo lắp súng máy hạng nặng 14,5mm KPVT (dự trữ đạn 500 viên). Nguồn ảnh: Báo Tin Tức.
BTR-60PB trang bị tháp pháo lắp súng máy hạng nặng 14,5mm KPVT (dự trữ đạn 500 viên). Nguồn ảnh: Báo Tin Tức.

BTR-60PB có khả năng bơi trên mặt nước với tốc độ 10km/h. Nguồn ảnh: Báo Tin Tức.
BTR-60PB có khả năng bơi trên mặt nước với tốc độ 10km/h. Nguồn ảnh: Báo Tin Tức.

Binh chủng Tăng – Thiết giáp Việt Nam còn có trong trang bị nhiều xe bọc thép trinh sát lội nước BRDM-1. Trong ảnh là xe BRDM-1 (Bộ tư lệnh Quân khu Thủ đô) tham gia giúp đỡ nhân dân Hà Nội trong trận lụt năm 2008. Nguồn ảnh: tư liệu Bảo tàng Tăng – Thiết giáp.
Binh chủng Tăng – Thiết giáp Việt Nam còn có trong trang bị nhiều xe bọc thép trinh sát lội nước BRDM-1. Trong ảnh là xe BRDM-1 (Bộ tư lệnh Quân khu Thủ đô) tham gia giúp đỡ nhân dân Hà Nội trong trận lụt năm 2008. Nguồn ảnh: tư liệu Bảo tàng Tăng – Thiết giáp.

Sau năm 1975, quân ta đã thu được hàng trăm xe tăng, xe bọc thép chiến lợi phẩm của Ngụy. Chúng ta đã sử dụng số xe bọc thép này rộng rãi trong chiến dịch biên giới Tây Nam và cho tới tận ngày nay. Trong ảnh là chiếc xe bọc thép chở quân bánh xích M113 (Mỹ sản xuất) của bộ đội ta trên chiến trường Campuchia. Nguồn ảnh: Infonet.
Sau năm 1975, quân ta đã thu được hàng trăm xe tăng, xe bọc thép chiến lợi phẩm của Ngụy. Chúng ta đã sử dụng số xe bọc thép này rộng rãi trong chiến dịch biên giới Tây Nam và cho tới tận ngày nay. Trong ảnh là chiếc xe bọc thép chở quân bánh xích M113 (Mỹ sản xuất) của bộ đội ta trên chiến trường Campuchia. Nguồn ảnh: Infonet.

Xe bọc thép chở quân M113 có khả năng chở 11 lính bộ binh, hỏa lực có một súng máy 12,7mm. Trong ảnh là bộ đội ta trên xe M113 trong tiến trình rút quân khỏi Campuchia sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ. Nguồn ảnh: Infonet.
Xe bọc thép chở quân M113 có khả năng chở 11 lính bộ binh, hỏa lực có một súng máy 12,7mm. Trong ảnh là bộ đội ta trên xe M113 trong tiến trình rút quân khỏi Campuchia sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng Khmer Đỏ. Nguồn ảnh: Infonet.

Ngoài M113, Việt Nam còn thu được nhiều xe bọc thép lội nước V-100 Commando (Mỹ) dùng cho nhiệm vụ chở quân, yểm trợ hỏa lực. Nguồn: VTV1.
Ngoài M113, Việt Nam còn thu được nhiều xe bọc thép lội nước V-100 Commando (Mỹ) dùng cho nhiệm vụ chở quân, yểm trợ hỏa lực. Nguồn: VTV1.

Xe bọc thép lội nước V-100 được quân đội ta nâng cấp thay thế động cơ, hệ thống phanh thủy lực và trang bị thêm nhiều khí tài mới. Nguồn: VTV1.
Xe bọc thép lội nước V-100 được quân đội ta nâng cấp thay thế động cơ, hệ thống phanh thủy lực và trang bị thêm nhiều khí tài mới. Nguồn: VTV1.


Tin mới