Viên uống Zero Acnes tiếp tục vi phạm, lừa dối người tiêu dùng

(Vietnamdaily) - Ngày 17/7, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo người dân cẩn trọng với thông tin quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zero Acnes trên một số website.

Cụ thể, trong thời gian vừa qua, qua công tác hậu kiểm việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên internet và môi trường mạng, Cục An toàn thực phẩm phát hiện trên các website và mạng xã hội: myphamhera.com, haligroup.vn, muadotot.com, bitly.com.vn và facebook.com đang quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zero Acnes vi phạm, quảng cáo gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; liệt kê công dụng từng thành phần của sản phẩm.
Vien uong Zero Acnes tiep tuc vi pham, lua doi nguoi tieu dung
 

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo vi phạm nêu trên do Công ty cổ phần Dược Nature Việt Nam, địa chỉ: 19 đường 18, khu phố 3, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm.

Quá trình hậu kiểm, Công ty cổ phần Dược Nature Việt Nam không thừa nhận các website, trang mạng nêu trên là của Công ty, Công ty không chịu trách nhiệm về việc quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zero Acnes trên các website, trang mạng này.
Vien uong Zero Acnes tiep tuc vi pham, lua doi nguoi tieu dung-Hinh-2
 Ngọc Trinh từng quảng cáo sản phẩm Zero Acnes. (Ảnh chụp màn hình).

Cục An toàn thực phẩm khẳng định nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zero Acnes đang được quảng cáo vi phạm trên các website, trang mạng nêu trên không đúng với nội dung đã được Cục An toàn thực phẩm xác nhận.

Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật về công dụng sản phẩm, trong thời gian Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý vụ việc.

"Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zero Acnes quảng cáo vi phạm trên các website, trang mạng nêu trên", Cục An toàn thực phẩm cho biết.

Zero Acnes từng bị cảnh báo vi phạm quy định quảng cáo

Vào ngày 6/7, Cục An toàn thực phẩm cảnh báo các website : https://myphamhera.com, https://www.facebook.com/VienZeroAcnes/, https://haligroup.vn/ ,https://muadotot.com/thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-zero nti52499000.html và https://bitly.com.vn/WmbDa quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zero Acnes với công dụng không đúng sự thật, đây là thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng đang được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, lừa dối người tiêu dùng.

Sản phẩm xương khớp Mộc Thanh: Dấu hiệu quảng cáo lừa dối người tiêu dùng?

Là thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng sản phẩm xương khớp Mộc Thanh quảng cáo như thuốc điều trị, có dấu hiệu vi phạm pháp luật và lừa dối người tiêu dùng.

Nhiều dấu hiệu quảng cáo trái quy định

Mỹ phẩm T-Group 'thổi phồng' công dụng, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng

Sản phẩm do Công ty Cổ phần phát triển T-Group phân phối lại được quảng cáo giống với thuốc chữa bệnh, có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng

Phản ánh tới Chất lượng Việt Nam Online (VietQ.vn), bạn đọc cho biết, trên mạng xã hội Facebook và trang website https://nag.com.vn/ (NAG Beauty) hiện đang quảng cáo rầm rộ về sản phẩm mỹ phẩm ANTI ACNE SERUM (SERUM TRỊ MỤN N.A.G BEAUTY). 

My pham T-Group 'thoi phong' cong dung, co dau hieu lua doi nguoi tieu dung

ANTI ACNE SERUM được quảng cáo có khả năng "đặc trị" tất cả mọi loại mụn. 

Mặc dù là mỹ phẩm (theo thông tin trên phiếu công bố), tuy nhiên, trên Facebook mang tên N.A.G Beauty và website https://nag.com.vn/, sản phẩm ANTI ACNE SERUM (SERUM TRỊ MỤN N.A.G BEAUTY) lại được quảng cáo giống với thuốc chữa bệnh, có công dụng “đặc trị” mụn và “diệt khuẩn, chống viêm; Hấp thụ bã nhờn; Cải thiện tổn thương da sau mụn (Hết sẹo, hết thâm); Cấp nước, giữ ẩm cho da; Giúp làn da mịn màng, tươi sáng”. 

Thậm chí, trên website https://nag.com.vn/, ANTI ACNE SERUM còn được quảng cáo là một loại “thần dược” giúp tái sinh làn da mụn.

My pham T-Group 'thoi phong' cong dung, co dau hieu lua doi nguoi tieu dung-Hinh-2

ANTI ACNE SERUM được ví von với "thần dược". 

Cũng trên website này, sản phẩm mang tên TRỊ THÂM SABIWHITE cũng được quảng cáo có công dụng “cải thiện các nốt thâm còn lại sau quá trình điều trị mụn, làm trắng da và cải thiện làn da mịn màng, tinh khiết”. Trong khi đó, sản phẩm TRỊ THÂM SABIWHITE chỉ là mỹ phẩm theo cấp phép của cơ quan y tế.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, cả hai sản phẩm ANTI ACNE SERUM và TRỊ THÂM SABIWHITE đều do Công ty Cổ phần phát triển T-Group (địa chỉ tại số 47 Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) chịu trách nhiệm đưa ra thị trường. Người đại diện pháp luật của công ty này là ông Nguyễn Văn Tuấn.

My pham T-Group 'thoi phong' cong dung, co dau hieu lua doi nguoi tieu dung-Hinh-3

TRỊ THÂM SABIWHITE được quảng cáo có thể "điều trị" mụn. 

Theo Thông tư 06/2011/TT- BYT, ngày 25/01/2011 về quản lý mỹ phẩm: Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, nêu rõ: “Mỹ phẩm được cấp công bố trong nước được quy định rõ ràng về công dụng, không được gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng là thuốc chữa bệnh qua việc sử dụng các công dụng “điều trị” để quảng cáo cho người tiêu dùng”.

Việc sử dụng câu từ để quảng cáo các tính năng của sản phẩm mỹ phẩm phải đáp ứng Hướng dẫn của ASEAN về công bố tính năng của sản phẩm mỹ phẩm. Theo đó các sản phẩm chăm sóc da không được sử dụng những từ như xóa sẹo, trị mụn, trị nám, trị sắc tố... Các từ mang ý nghĩa chữa cho khỏi như "trị", "điều trị", "chữa trị" không được chấp nhận trong quảng cáo mỹ phẩm.

Đối chiếu các quy định trên có thể thấy, hai sản phẩm do Công ty Cổ phần phát triển T-Group chịu trách nhiệm đưa ra thị trường đều được quảng cáo theo kiểu “thổi phồng” về công dụng, cố ý gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về công dụng thực sự của mỹ phẩm, trái với quy định về quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm

Đề nghị Thanh tra Bộ Y tế, Cục Quản lý Dược sớm vào cuộc kiểm tra, xử lý các hành vi sai phạm trong quảng cáo mỹ phẩm của doanh nghiệp trên.

Viên uống OBA NIGHT lừa dối người tiêu dùng, vi phạm quy định về quảng cáo

(Vietnamdaily) - Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, một số trang web quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe OBA NIGHT không đúng bản chất, lừa dối người tiêu dùng,vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.

Ngày 11/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa phát đi cảnh báo người dân cẩn trọng với thông tin quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe OBA NIGHT trên một số website.
Theo đó, Cục An toàn thực phẩm cho biết, trong thời gian vừa qua trên website https://ngungonsaugiac.com/mat-ngu-kinh-nien-tri-mai-khong-dut-vi-khong-biet-dieu-nay.html có nội dung quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe OBA NIGHT không đúng bản chất, lừa dối người tiêu dùng,vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
Vien uong OBA NIGHT lua doi nguoi tieu dung, vi pham quy dinh ve quang cao
  Sản phẩm OBA NIGHT chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ nhưng được quảng cáo như thuốc.

Theo luật định, các sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khoẻ không có tác dụng chữa khỏi bệnh. Tuy vậy, OBA NIGHT được trang web này quảng cáo không đúng giấy phép được cấp.

Thậm chí, có những quảng cáo còn "mạnh dạn" khẳng định là có tác dụng đây là thuốc điều trị bệnh. Hoặc dùng những từ ngữ mạnh hơn, hấp dẫn người bệnh hơn như có thể “điều trị dứt điểm bệnh”. 

Sản phẩm này do Công ty TNHH  Dược phẩm Spitan Việt Nam  (Địa chỉ:  Phòng 906, tầng 9, Sky Tower A, số 88 Láng Hạ, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, TP Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.

Vien uong OBA NIGHT lua doi nguoi tieu dung, vi pham quy dinh ve quang cao-Hinh-2
Bài viết nói về thuốc chữa mất ngủ tốt nhất hiện nay có gắn lô gô sản phẩm OBA NIGHT. 

Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý vi phạm nêu trên. Kết quả xử lý, Cục An toàn thực phẩm sẽ công khai trên website của Cục tại địa chỉ: https://vfa.gov.vn/ .

Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên các website nêu trên để quyết định mua, sử dụng sản phẩm gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.   

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Mẹo “xài” nước hoa

Mẹo “xài” nước hoa

(Vietnamdaily) - Không nên mua nước hoa khi chưa định hình được mình muốn gì. Nên tham khảo trước để “khoanh vùng” một số loại có phong cách hợp với gu của bạn...