Viện tư nhân thu phí điều trị COVID -19: “Phù hợp, nên làm ngay“

“Huy động các bệnh viện tư vào điều trị bệnh nhân COVID-19, cho phép cơ sở tư nhân tự thu phí điều trị COVID-19 là phù hợp bối cảnh dịch bệnh hiện nay”- Ths, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà. 

Viện tư nhân thu phí điều trị COVID -19: “Phù hợp, nên làm ngay“
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống về việc TP.HCM kiến nghị cơ sở y tế tư nhân được thu phí điều trị bệnh nhân COVID-19 đang được dư luận quan tâm.
Trong văn bản gửi Bộ Tài chính và Bộ Y tế về việc chi trả chi phí cho các cơ sở y tế tư nhân tham gia điều trị bệnh nhân COVID-19, UBND TP HCM kiến nghị Bộ Y tế, Bộ Tài chính xem xét: Báo cáo cấp có thẩm quyền chấp thuận cho các cơ sở y tế tư nhân được thực hiện dịch vụ điều trị bệnh nhân COVID-19 theo yêu cầu và được thu giá dịch vụ tương ứng. Trong trường hợp ngân sách nhà nước đảm bảo một phần hoặc toàn bộ chi phí điều trị cho bệnh nhân COVID-19, đề nghị Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi trả cho các bệnh viện tư nhân khi thực hiện điều trị bệnh nhân COVID-19.
Vien tu nhan thu phi dieu tri COVID -19: “Phu hop, nen lam ngay“
 Nhân viên y tế chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân COVID-19.
Theo Ths, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, dịch COVID-19 hiện nay rất phức tạp với số ca nhiễm rất lớn tại TP HCM và một số địa phương. Việc có nơi điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19 là rất tốt. Bệnh viện công hay bệnh viện tư đều phải phục vụ người bệnh nên việc huy động, triển khai các bệnh viện tư vào điều trị bệnh nhân COVID-19 sẽ tốt hơn.
Dù biết rằng, đại dịch không may xảy ra, Nhà nước có chủ trương thanh toán. Những bệnh nhân nào có bảo hiểm y tế thanh toán bảo hiểm y tế. Người nào không có điều kiện, Nhà nước thanh toán. Tuy nhiên, khi huy động bệnh viện tư vào điều trị bệnh nhân COVID-19, chi phí bệnh viện tư sẽ cao hơn bệnh viện công do trả lương nhân viên cao và họ phải bỏ ra hoàn toàn các thiết bị vật tư y tế. Nếu chi trả theo mức chi phí phát sinh như tại cơ sở y tế công lập, cơ sở y tế tư nhân không duy trì được. Do đó việc cho phép cơ sở tư nhân thu phí điều trị COVID-19 là phù hợp.
Ths, bác sĩ Nguyễn Hồng Hà cho rằng, TP HCM cần làm việc với hiệp hội, các bệnh viện tư.
“Các ca bệnh vẫn phải cập nhật, điều trị, vào danh sách, nếu bệnh nhân có bảo hiểm y tế sẽ thanh toán bằng tiền của bệnh viện công. Khi đó bảo hiểm y tế sẽ thanh toán cho bệnh viện tư hoặc nhà nước thanh toán. Phần chênh lệch của bệnh viện tư sẽ cao hơn so với chi phí của bệnh viện công, sẽ có hai cách: Nếu bệnh viện tư hỗ trợ cho bệnh nhân được thì tốt, còn không bệnh nhân sẽ phải trả phần chi phí chênh lệch đó. Ưu tiên cho những người có tiền, có điều kiện vào bệnh viện tư, những người không có tiền sẽ điều trị tại bệnh viện công. Không nên đưa họ vào viện tư bởi họ kiệt quệ sẽ không có tiền chi trả”- bác sĩ Hà nói.
Theo bác sĩ Hà, nếu làm được vậy sẽ đảm bảo được 2 yêu cầu: Bệnh nhân vẫn thuận lợi, người nào có tiền, việc chi trả thêm đó không phải là điều gì đáng ngại mà người không có tiền vẫn được chữa trị miễn phí của Nhà nước. Đồng thời sẽ tăng số giường bệnh để tăng tiếp cận y tế.
PGS, TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết, cơ sở y tế tư nhân được thu phí điều trị bệnh nhân COVID-19 là cần thiết. “Bệnh nhân khi điều trị có bảo hiểm y tế, cơ sở y tế tư nhân họ thu bù chi. Bệnh viện công còn có tiền hỗ trợ từ Nhà nước chứ bệnh viện tư họ có gì đâu. Việc bệnh nhân có tiền, có điều kiện chi trả chi phí điều trị cũng là hợp lý” - PGS, TS Nguyễn Huy Nga nói.
Liên quan vấn đề trên, mới đây, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM đã cung cấp thông tin về lý do TPHCM có văn bản đề xuất Bộ Tài chính về việc cho phép bệnh viện tư được thu giá dịch vụ khám và điều trị bệnh nhân COVID-19.
Theo bác sĩ Nguyễn Hoài Nam, đáp lại lời kêu gọi của Bộ Y tế, lực lượng y tế tư nhân đang đồng hành cùng các cơ sở y tế công lập điều trị bệnh nhân mắc COVID-19. Đến nay, trên địa bàn TPHCM đã nhiều bệnh viện đã chuyển sang điều trị bệnh nhân COVID-19 toàn phần hoặc một phần. Quan điểm của Sở Y tế thành phố thì hệ thống công lập và ngoài công lập đều được đối xử như nhau trong công tác quản lý.
Hiện nay, các bệnh viện tư đang rất khó khăn khi chuyển đổi sang điều trị COVID-19. Nhiều bệnh viện tư thiếu máy thở, thiếu nhân lực và trang thiết bị liên quan hiện đang cần được chia sẻ hỗ trợ để tăng thêm trang thiết bị, tăng thêm oxy, tăng máy thở phục vụ người bệnh.
“Thời gian qua, các cơ sở y tế ngoài công lập có nhiều đề xuất về việc cho phép thu phí một số dịch vụ, trong đó có những đề xuất hợp lý. Cụ thể, nhiều bệnh nhân COVID-19 nhẹ nhưng muốn được chăm sóc trong bệnh viện tư nhân, được ở riêng một mình một phòng.
Do đó, ngoài các gói miễn phí theo quy định sẽ được nhà nước miễn phí hoàn toàn thì Sở Y tế kiến nghị UBND TPHCM đề xuất Bộ Tài chính xem xét thông qua các chính sách theo đúng quy định để các bệnh viện tư thu phí điều trị các dịch vụ khám và điều trị theo yêu cầu của bệnh nhân COVID-19” - bác sĩ Nam nói.
Theo Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, qua khảo sát của Sở Y tế thành phố tại các cơ sở y tế tư nhân, việc mua sắm thuốc, vật tư y tế, cũng như định mức sử dụng, chi phí cho công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 giữa hệ thống y tế công lập và tư nhân rất khác biệt. Cơ sở y tế tư nhân mua sắm không qua đấu thầu nên giá mua sắm một loại thuốc, vật tư y tế cao hơn so với giá mua của các cơ sở y tế công lập; lương của các nhân viên y tế tại cơ sở y tế tư nhân cao hơn. Từ thực tế trên, việc ngân sách nhà nước chi trả theo chi phí thực tế phát sinh cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại các cơ sở y tế tư nhân gặp khó khăn.
Báo cáo của các cơ sở y tế tư nhân, hiện có rất nhiều bệnh nhân có điều kiện chi trả và sẵn sàng chi trả chi phí điều trị COVID-19 để được điều trị theo yêu cầu cũng như chia sẻ một phần cho ngân sách nhà nước, để sử dụng ngân sách cho các nội dung khác trong phòng chống dịch COVID-19. Do đó, các cơ sở y tế đề nghị cho phép cơ sở y tế tư nhân được thu giá dịch vụ khám và điều trị bệnh nhân COVID-19.

>>> Mời độc giả xem thêm video Hỗ trợ cấp bách xây bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19:

Nguồn: VTV 24

Sở Y tế TP.HCM nói về cách ly, điều trị F0 tại nhà

Dịch Covid-19 bùng phát: "Chúng tôi sẽ thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Còn điều kiện cách ly tại nhà cũng như vấn đề liên quan thì TP.HCM sẽ triển khai", Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho hay.

Sở Y tế TP.HCM nói về cách ly, điều trị F0 tại nhà

Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về dịch Covid-19 tại TP.HCM chiều 13/7, Zing đặt câu hỏi cho Sở Y tế TP.HCM về kế hoạch cách ly, điều trị F0 tại nhà.

Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng cho biết cách ly, điều trị F0 tại nhà là ý kiến của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn.

Điều kỳ diệu trong phòng bệnh tuyến cuối điều trị F0 nặng, nguy kịch

“Nghe tin con là F0 đang điều trị ở tuyến dưới tiến triển tốt, được ra viện, nữ bệnh nhân nhiễm Covid-19 nặng bỗng tươi tỉnh hơn. Những ngày sau, người phụ nữ 67 tuổi hồi phục một cách diệu kỳ”, BS Tùng kể.

Điều kỳ diệu trong phòng bệnh tuyến cuối điều trị F0 nặng, nguy kịch
Ths.Bs Trần Xuân Tùng – Phó Trưởng Khoa Hồi sức tích cực, BV Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng là một trong 114 người của Đoàn y bác sĩ TP.Hải Phòng chi viện cho TP.HCM chống dịch.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Quá tải trong điều trị F0 tại TP HCM

Bộ Y tế chỉ đạo phải phân tầng đúng theo tình trạng bệnh, tuy nhiên, một số địa phương quá lo lắng nên dồn bệnh nhân lên tầng điều trị thứ 3.

Thứ trưởng Bộ Y tế: Quá tải trong điều trị F0 tại TP HCM
Ngay sau phiên họp Chính phủ thường kỳ đầu tiên ngày 11/8, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo. Cùng dự trả lời báo chí có nhiều lãnh đạo các bộ, ngành.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.