(Kiến Thức) - Jagdpanther vốn là cỗ pháo chống tăng tự hành thời chiến tranh thế giới thứ 2 cho nên không dễ để ghi lại cảnh nó khai hỏa khẩu pháo 88 nguy hiểm.
Thiết Giáp
Mời độc giả xem clip Jagdpanther khai hỏa ở thế giới hiện đại: (Nguồn Youtube)
Ra đời và phục vụ chủ yếu trong CTTG 2 - thời mà việc quay phim hay chụp ảnh không phải dễ dàng, thế cho nên để có thể lưu lại những khoảnh khắc cỗ pháo diệt tăng này khai hỏa như một "điệp vụ bất khả thi'.
Thật may mắn, các nhà sưu tầm thế giới sau chiến tranh đã "truy lùng" được một vài chiếc Jagdpanther vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí khiến nó có thể hoạt động được và khai hỏa được.
Pháo chống tăng tự hành Jagdpanther nặng 45,5 tấn, dài 9,87m, được thiết kế trên cơ sở khung gầm xe tăng hạng trung Panther với mặt trước bọc giáp dày tới 80mm. Nó được trang bị khẩu pháo Pak 43/3 hoặc 43/4 L/71 8,8cm có khả năng đục thủng hầu hết các xe tăng hạng trung, hạng nặng của Liên Xô trong CTTG 2.
Dàn pháo chống tăng tự hành ghê gớm của Đức trong CTTG2
(Kiến Thức) - Trong CTTG 2, phát xít Đức đã phát triển nhiều kiểu loại pháo chống tăng tự hành có sức mạnh đáng sợ nhằm chống lại lực lượng xe tăng của Liên Xô.
Nhằm chống lại sức mạnh tăng thiết giáp đáng gờm của Liên Xô và quân đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, người Đức đã phát triển hàng loạt kiểu pháo chống tăng tự hành nhằm mục đích công phá bức tường thép Hồng quân Liên Xô.
Hầu hết các pháo chống tăng của Đức cũng như nhiều nước khác thời kỳ này đều không có tháp pháo hoặc tháp pháo có thể quay. Khẩu pháo được gắn chặt vào thân xe với mặt giáp trước rất dày. Chúng phù hợp với chiến thuật phục kích hoặc chiến đấu có hỗ trợ của xe tăng hộ thân vì khả năng xoay trở kém.
Pháo chống tăng Marder I trang bị pháo 75mm PaK 40 đạt tầm bắn trực tiếp hiệu quả 1,8km. Điểm yếu của khẩu pháo này là kích cỡ khung gầm nhỏ chứa ít đạn dược, không được bọc giáp toàn thân khiến nó dễ bị tiêu diệt.
Pháo chống tăng tự hành Marder II được thiết kế dựa trên khung gầm cơ sở xe tăng hạng nhẹ Panzer II, bọc giáp dày 5-35mm, trang bị pháo chống tăng 75mm Pak 40.
Pháo chống tăng Marder III được thiết kế trên khung gầm cơ sở xe tăng hạng nhẹ Panzer 38(t) có lớp giáp dày từ 10-50mm, trang bị pháo chống tăng 76,2mm PaK 36(r) hoặc 75mm Pak 40.
Pháo chống tăng hạng nhẹ Hetzer thiết kế trên khung gầm cơ sở xe tăng hạng nhẹ Panzer 389(t) bọc giáp dày 8-60m, trang bị pháo 75mm Pak 39 L/48 được đánh giá có thể diệt tăng đồng minh ở cự ly đến 1.000m. Một trong những ưu điểm của Hetzer là kích thước nhỏ nên dễ ẩn nấp phục kích các đoàn tăng - thiết giáp đối phương.
Pháo chống tăng tự hành StuG III được thiết kế trên cơ sở xe tăng hạng trung Panzer III được bọc giáp dày 16-80mm, trang bị pháo chính 75mm StuK 40 L/48 có khả năng xuyên giáp 106mm ở cự ly 100mm, 96mm cách 500m, 85mm cách 1.000m, 64mm cách 2.000m.
Pháo chống tăng tự hành StuG IV được thiết kế trên khung gầm xe tăng hạng trung Panzer IV được bọc giáp dày 10-80mm, trang bị pháo chính 75mm StuK 40 L/48.
Pháo chống tăng tự hành Nashorn bọc giáp dày 20-30mm phần thân và thượng tầng 10mm, trang bị pháo 88mm Pak 43/1 có khả năng xuyên giáp dày 202mm ở cự ly 100m, 185mm cách 500m, 132mm cách 2.000m với đạn xuyên giáp Pzgr. 39/43 hoặc nếu dùng đạn Pzgr. 40/43 thì xuyên giáp dày 238mm cách 100m, 217mm cách 500m và 153mm cách 2.000m.
Pháo chống tăng tự hành Jagdpanzer IV được phát triển trên cơ sở xe tăng Panzer IV được bọc giáp dày 10-80mm, sử dụng pháo chính 75mm Pak 42 L/70 hoặc 75mm Pak 39 L/48. Khoảng 2.000 chiếc được sản xuất từ tháng 12/1943 tới tận tháng 4/1945. Ở giai đoạn cuối chiến tranh, Jagdpanzer IV được dùng như một cỗ tăng nhằm ngăn chặn bước tiến của Hồng quân Liên Xô trong tuyệt vọng.
Pháo chống tăng Jagdpanther được phát triển ở giai đoạn cuối cuộc Chiến tranh Thế giới hai trên cơ sở khung gầm tăng hạng trung Panther. Nó thừa hưởng bộ giáp và hệ truyền động tuyệt vời của Panther và trang bị khẩu pháo 88mm Pak 43/3 hoặc 43/4 L/71 uy lực trên xe tăng Tiger. Khẩu pháo này đủ khả năng xuyên giáp hầu như mọi loại tăng Liên Xô và quân đồng minh trên chiến trường khi đó.
Pháo chống tăng hạng nặng Jagdtiger được phát triển dựa trên khung bệ cơ sở xe tăng hạng nặng Tiger II nên thừa hưởng bộ giáp "khủng" dày tới 250mm, trang bị pháo chính 128mm Pak 44. Khẩu pháo này có khả năng xuyên giáp dày hơn 200mm ở góc chạm 30 độ cự ly 1.000m, 148mm ở cách 2.000m. Tuy nhiên, sự phức tạp trong thiết kế cũng như khó khăn của Đức cuối chiến tranh khiến chỉ có 88 khẩu được chế tạo. Số lượng quá ít để tạo nên sự đột biến trên chiến trường khi đó.
Pháo chống tăng tự hành Ferdinand phát triển trên cơ sở xe tăng hạng nặng Tiger (P) có bộ giáp dày tới 200mm, trang bị pháo chính 88mm Pak 43/2 L/71.
Ngoài các pháo chống tăng được kể trên, trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, người Đức còn phát triển một số mẫu pháo khác. Ví dụ như, trong ảnh là pháo chống tăng tự hành Sturer Emil phát triển trên cơ sở xe tăng hạng trung VK 30.01 (H) với lớp giáp dày 15-50mm, trang bị pháo chính 128mm PaK 40 L/61. Chỉ có hai chiếc được chế tạo trong năm 1942.
Pháo chống tăng tự hành Panzer-Selbstfahrlafette II được thiết kế với khung gầm xe half-track (kết hợp bánh lốp và bánh xích), bọc giáp dày 5,5-20mm, pháo chính 75mm Kanone L/41.
Dự án siêu pháo chống tăng tự hành Jagdpanzer E 100 được thiết kế trên cơ sở xe tăng hạng siêu nặng E 100 sở hữu lớp giáp dày 200mm, trang bị pháo chính 170mm có khả năng xuyên giáp dày 420mm với đạn HEAT. Dự án chỉ được vạch ra trên giấy mà không bao giờ được hoàn thiện.
Điều ít biết về xe tăng Panther nổi tiếng của Hitler (1)
(Kiến Thức) - Xe tăng Panther là một trong ba loại xe tăng được Đức sản xuất nhiều nhất trong CTTG 2 và sau 1945 vẫn còn được một số nước sử dụng.
Hơn 6000 chiếc xe tăng Panther đã được người Đức chế tạo nhưng ngạc nhiên hơn, có 9 chiếc đã được chế tạo bởi quân đội Anh từ năm 1945 đến 1946.
Tên đầy đủ của loại xe tăng này là Panzerkampfwagen V Panther và có tên ký hiệu trong danh mục vũ khí quân dụng là Sd.Kfz.171. Tuy nhiên, ngày 27/2/1944, Hitler đã ra lệnh xóa bỏ chữ số La Mã “V” khỏi tên của xe tăng này.
Xe tăng hạng trung Panther là phương tiện bọc thép chiến đấu phổ biến thứ 3 của Đức. Các loại xe phổ biến hơn gồm có pháo tự hành chống tăng Sturmgeschütz III với 9.408 chiếc đã xuất xưởng và xe tăng Panzer IV với 8.298 chiếc.
Có 3 phiên bản chính của xe tăng Panther là phiên bản D, A và G. Mỗi phiên bản mới hơn lại được kết hợp những cải tiến đáng kể. Bên cạnh đó còn có các phiên bản trinh sát pháo binh và xe chỉ huy.
Bản thiết kế ban đầu của xe chỉ nặng 30 tấn nhưng Hitler yêu cầu tăng thêm áo giáp cho nó và một khẩu pháo nặng hơn khiến trọng lượng của xe sau cùng lên đến gần 50 tấn.
Phiên bản sau cùng của xe tăng Panther có tốc độ tối đa 46 km/h, gần như nhanh bằng xe tăng Tiger và hơi nhanh hơn so với xe tăng Sherman của Mỹ.
Xe tăng Panther sử dụng động cơ cùng loại với xe tăng Tiger với tuổi thọ trung bình của động cơ này là 1500 giờ.
Với một bình đầy xăng là 720 lít, xe tăng Panther có thể chạy được từ 97 đến 130 km trên đường hoặc 64 đến 84 km khi băng qua các vùng đồng ruộng. Tuy nhiên, so sánh với xe tăng Sherman của Mỹ thì Panther tiêu tốn nhiên liệu hơn. Một xe tăng Sherman có thể chạy được quãng đường lên tới 193 km với 660 lit nhiên liệu. Trong ảnh là một xe tăng Sherman.
Panther được đưa vào phục vụ sau xe tăng Tiger. Nó bắt đầu tham gia chiến đấu vào tháng 7 năm 1943 trong trận chiến Kursh còn Tiger được đưa vào chiến đấu lần đầu ở trận Leningrad tháng 12/1942.
(Kiến Thức) - Đầu tháng 7, theo báo cáo và những hình ảnh của Hải quân Mỹ, họ đã quan sát thấy sự xuất hiện của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên khu vực Biển Đông.
(Kiến Thức) - Nhà máy Z-111 Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng hiện nay là nhà máy sản xuất súng bộ binh trong biên chế quân đội ta lớn nhất hiện nay, với nhiều công nghệ cũng như quy trình hàng đầu thế giới, cho ra các sản phẩm chất lượng, đáng tin cậy.
(Kiến Thức) - Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, nước ta đã thu giữ được lượng lớn chiến đấu cơ Mỹ bỏ lại miền Nam và chúng ta còn hào phóng tặng cho Liên Xô một món quà vô giá.
(Kiến Thức) - Ngoài tàu ngầm Kilo 636 hiện đại mua của Nga, hiện nay Việt Nam còn một loại tàu ngầm khác không phải xuất xứ từ Nga mà từ một quốc gia đặc biệt.
Khi đoàn xe bọc thép Ukraine tràn vào tỉnh Kursk của Nga, các nhà quan sát phương Tây đã nín thở, chăm chú quan sát chiến dịch quan trọng này và nhận thấy Kursk là cái bẫy, khi quân Ukraine đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt.
(Kiến Thức) - Lực lượng đặc công Việt Nam có những "ngón nghề" vô cùng đặc biệt và không ít lực lượng đặc nhiệm nước ngoài đã sang nước ta để học hỏi. Đáng tiếc là dù ta sẵn sàng "truyền nghề", tuy nhiên không phải ai cũng học được.
Quân đội Ukraine cố gắng phản công vượt biên giới, nhưng đã đụng xe tăng T-90M mới nhất của Nga đánh cho tan tác; đây cũng là màn thực chiến đầu tiên của T-90M.
Máy bay ném bom chiến lược của Nga đã thực hiện tấn công vào mục tiêu của Ukraine sát với biên giới Ba Lan. Lộ rõ mục tiêu trọng điểm, khiến phương Tây không nghĩ tới.
Quân Nga ở mặt trận Kursk đã phải rút xuống hầm ngôi nhà thờ ở làng Pogrebki, và một trận cận chiến dữ dội nổ ra; thật khó hiểu đợt phản công theo kiểu “sấm to, mưa nhỏ” của AFU ở Kursk.
Công ty Inguar Defense của Ukraine cho biết, xe bọc thép Inguar-3 thuộc lớp MRAP đã vượt qua các cuộc thử nghiệm và được Lực lượng Vũ trang Ukraine đặt mua.
Vương quốc Anh có nghĩa vụ gửi đội ngũ quân sự của mình tới Ukraine như một phần của cái gọi là “lực lượng gìn giữ hòa bình”. Tuyên bố này được đưa ra bởi hai cựu bộ trưởng quốc phòng Anh, báo chí Anh đưa tin.
Được thành lập vào tháng 4/1993, JTF2 trực thuộc Bộ Tư lệnh Lực lượng Hoạt động Đặc biệt Canada (CANSOFCOM), đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia.
Hải quân Canada từng được biết đến như một lực lượng đáng gờm với các tàu chiến hiện đại, đảm bảo an ninh hàng hải và thực hiện nhiều nhiệm vụ quốc tế.
Một người đàn ông mặc đồ lính cứu hỏa đã bị bắt quả tang đang đột nhập vào một ngôi nhà ở khu vực Malibu, Los Angeles (Mỹ), nơi cháy rừng đang hoành hành.
Bỏ tất cả trứng vào một giỏ, Kiev huy động 14 lữ đoàn với 100.000 quân phản công ở mặt trận Kursk, với hy vọng lật ngược tình thế, nhưng họ đã mất tất cả.
Bộ Quốc phòng Nga lần đầu tiên tiết lộ những gì có vẻ là thiết kế thực của tên lửa hành trình siêu thanh Zircon trong cuộc tập trận hải quân ở Địa Trung Hải; nó có khác gì với miêu tả trước kia?
Rostec, tập đoàn quốc phòng nhà nước Nga, đã tiết lộ phiên bản nâng cấp của máy bay ném bom chiến lược Tu-95MSM, với những cải tiến từ kinh nghiệm của cuộc chiến ở Ukraine.
Tờ Forbes (Mỹ) cho biết, lý do lực lượng đặc nhiệm Ukraine lại phá hủy một trong số ít xe tăng M-1 Abrams do Mỹ sản xuất còn lại của Ukraine có khả năng liên quan đến việc cố gắng ngăn không để nó rơi vào tay Nga.
Mặt trận Kursk trong những ngày qua tiếp tục nóng bỏng, khi Quân đội Nga đạt bước tiến lớn nhất của họ tại đây; trong khi chiến dịch phiêu lưu của Ukraine ở Kursk có thể sắp kết thúc.
Cuối tháng 12/2024, các hợp đồng với tổng giá trị hơn 3,74 tỷ euro, bao gồm việc cung cấp gần 100 khẩu pháo tự hành Krab với hai phiên bản và xe hỗ trợ cho các mô-đun pháo K9A1 Thunder đã được ký kết tại Stalowa Wola.
Iran đã chính thức tiếp nhận hai máy bay chiến đấu Su-35 đầu tiên, một cột mốc quan trọng trong nỗ lực hiện đại hóa phi đội không quân đang già cỗi của nước này, và những chiếc F-14 sẽ phải ra đi để nhường chỗ.