Vị tướng nào đánh tan quân Tống, bắt sống vua Chiêm?

Vị tướng nào đánh tan quân Tống, bắt sống vua Chiêm?

Đây là vị tướng chỉ huy tối cao của quân đội Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống năm 1075-1077 và bắt vua Chiêm là Chế Củ (Rudravarman 4) trong chiến tranh Đại Việt - Chiêm Thành. 

Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư",  Lý Thường Kiệt là vị tướng chỉ huy tối cao của quân đội Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống năm 1075-1077.
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", Lý Thường Kiệt là vị tướng chỉ huy tối cao của quân đội Đại Việt trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống năm 1075-1077.
Hồi nhỏ, Lý Thường Kiệt tên là Ngô Tuấn, cháu 5 đời của Ngô Xương Ngập, hoàng tử trưởng của Ngô Quyền. Sau này, ông trở thành quan thái giám của nhà Lý.
Hồi nhỏ, Lý Thường Kiệt tên là Ngô Tuấn, cháu 5 đời của Ngô Xương Ngập, hoàng tử trưởng của Ngô Quyền. Sau này, ông trở thành quan thái giám của nhà Lý.
Theo sách "Giai thoại lịch sử Việt Nam", để lung lạc ý chí chiến đấu của quân Tống, Lý Thường Kiệt sai người đọc bài "Nam quốc sơn hà" trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở sông Như Nguyệt (sông Cầu).
Theo sách "Giai thoại lịch sử Việt Nam", để lung lạc ý chí chiến đấu của quân Tống, Lý Thường Kiệt sai người đọc bài "Nam quốc sơn hà" trong đền thờ Trương Hống, Trương Hát ở sông Như Nguyệt (sông Cầu).
Theo sách "Lịch triều hiến chương loại chí", dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt, quân đội Đại Việt đã đẩy lui được cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tống do chủ tướng Quách Quỳ, phó tướng Triệu Tiết chỉ huy.
Theo sách "Lịch triều hiến chương loại chí", dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt, quân đội Đại Việt đã đẩy lui được cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tống do chủ tướng Quách Quỳ, phó tướng Triệu Tiết chỉ huy.
Sau khi đánh bại quân Tống, Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa, cho quân Tống rút lui trong danh dự, bảo toàn lực lượng, cải thiện quan hệ bang giao.
Sau khi đánh bại quân Tống, Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa, cho quân Tống rút lui trong danh dự, bảo toàn lực lượng, cải thiện quan hệ bang giao.
Giống vua Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt nổi tiếng là vị tướng đánh Tống, bình Chiêm. Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", năm 1069, Lý Thường Kiệt bắt vua Chiêm là Chế Củ (Rudravarman 4) trong chiến tranh Đại Việt - Chiêm Thành.
Giống vua Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt nổi tiếng là vị tướng đánh Tống, bình Chiêm. Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", năm 1069, Lý Thường Kiệt bắt vua Chiêm là Chế Củ (Rudravarman 4) trong chiến tranh Đại Việt - Chiêm Thành.
Tháng 6/1105, thái úy Lý Thường Kiệt quan đời, thọ 86 tuổi. Ông được nhân dân lập đền thờ phụng nhiều nơi. Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam, trong đó có Lý Thường Kiệt.
Tháng 6/1105, thái úy Lý Thường Kiệt quan đời, thọ 86 tuổi. Ông được nhân dân lập đền thờ phụng nhiều nơi. Năm 2013, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa ra danh sách 14 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu nhất trong lịch sử Việt Nam, trong đó có Lý Thường Kiệt.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.