Vì sao xe tăng M3 Lee không được Mỹ trọng dụng?

Vì sao xe tăng M3 Lee không được Mỹ trọng dụng?

(Kiến Thức) - Được đưa vào trang bị từ năm 1942 nhưng đến năm 1943 xe tăng M3 Lee đã hầu như không còn hoạt động trong biên chế Quân đội Mỹ.

M3 Lee là dòng xe tăng hạng trung được Quân đội Mỹ phát triển trong giai đoạn đầu Chiến tranh Thế giới thứ 2. Chiếc xe tăng được đưa vào sử dụng trong bối cảnh tại chiến trường Châu Âu, "rùa thép" của Anh hay Pháp lần lượt bị dòng xe tăng Panzer đầy cơ động của Đức hạ gục. Nguồn ảnh: Defense Media Network.
M3 Lee là dòng xe tăng hạng trung được Quân đội Mỹ phát triển trong giai đoạn đầu Chiến tranh Thế giới thứ 2. Chiếc xe tăng được đưa vào sử dụng trong bối cảnh tại chiến trường Châu Âu, "rùa thép" của Anh hay Pháp lần lượt bị dòng xe tăng Panzer đầy cơ động của Đức hạ gục. Nguồn ảnh: Defense Media Network.
Trong năm 1940, Mỹ bắt đầu phát triển  xe tăng M3 Lee nhằm đáp ứng yêu cầu trang bị khoảng 3.600 xe tăng hạng trung mới cho quân đội nước này lẫn Quân đội Anh vốn đang bước vào cuộc chiến toàn diện với Đức. Chỉ sau hơn 1 năm những chiếc xe tăng M3 Lee đầu tiên đã đi vào hoạt động vào cuối năm 1941. Nguồn ảnh: Defense Media Network.
Trong năm 1940, Mỹ bắt đầu phát triển xe tăng M3 Lee nhằm đáp ứng yêu cầu trang bị khoảng 3.600 xe tăng hạng trung mới cho quân đội nước này lẫn Quân đội Anh vốn đang bước vào cuộc chiến toàn diện với Đức. Chỉ sau hơn 1 năm những chiếc xe tăng M3 Lee đầu tiên đã đi vào hoạt động vào cuối năm 1941. Nguồn ảnh: Defense Media Network.
Tuy nhiên, thiết kế của tăng M3 Lee hoàn toàn không có điểm nổi bật và chỉ phù hợp cho việc sản xuất hàng loạt. Thậm chí, thiết kế của nó có phần kỳ quái với xe tăng thời kỳ này khi mà khẩu pháo chính lớn được gắn chặn vào thân trong khi tháp pháo quay được chỉ gắn khẩu súng nhỏ. Trong khi đó đối thủ chính của nó lại là những chiếc Panzer IV cho tới khi M4 Sherman xuất hiện. Nguồn ảnh: Defense Media Network.
Tuy nhiên, thiết kế của tăng M3 Lee hoàn toàn không có điểm nổi bật và chỉ phù hợp cho việc sản xuất hàng loạt. Thậm chí, thiết kế của nó có phần kỳ quái với xe tăng thời kỳ này khi mà khẩu pháo chính lớn được gắn chặn vào thân trong khi tháp pháo quay được chỉ gắn khẩu súng nhỏ. Trong khi đó đối thủ chính của nó lại là những chiếc Panzer IV cho tới khi M4 Sherman xuất hiện. Nguồn ảnh: Defense Media Network.
Như đã nói ở trên M3 được phát triển dành cho cả Quân đội Mỹ lẫn Anh do đó nó cũng được phát triển thành hai biến thể gồm M3 Lee và M3 Grant, điểm khác nhau duy nhất giữa chúng là tháp pháo chính. Nguồn ảnh: Defense Media Network.
Như đã nói ở trên M3 được phát triển dành cho cả Quân đội Mỹ lẫn Anh do đó nó cũng được phát triển thành hai biến thể gồm M3 Lee và M3 Grant, điểm khác nhau duy nhất giữa chúng là tháp pháo chính. Nguồn ảnh: Defense Media Network.
Về hệ thống vũ khí cả hai phiên bản tăng hạng trung M3 đều được trang bị tháp pháo cố định 37mm và một pháo 75mm được bố trí bên trái thân xe cùng với đó là từ 3-4 súng máy M1919 Browning tập trung hết phía trước thân xe.
Về hệ thống vũ khí cả hai phiên bản tăng hạng trung M3 đều được trang bị tháp pháo cố định 37mm và một pháo 75mm được bố trí bên trái thân xe cùng với đó là từ 3-4 súng máy M1919 Browning tập trung hết phía trước thân xe.
Với sức mạnh hỏa lực như trên M3 hoàn toàn là một đối thủ đáng gờm đối với Panzer IV vốn chỉ được trang bị một pháo chính 75mm nhưng lợi thế là có tháp pháo xoay được và cơ động hơn. Nguồn ảnh: Defense Media Network.
Với sức mạnh hỏa lực như trên M3 hoàn toàn là một đối thủ đáng gờm đối với Panzer IV vốn chỉ được trang bị một pháo chính 75mm nhưng lợi thế là có tháp pháo xoay được và cơ động hơn. Nguồn ảnh: Defense Media Network.
Kíp chiến đấu của xe tăng hạng trung M3 có tới 6 người phần giáp bảo vệ phía trước của xe chỉ dày 51mm và hai bên thân là 38mm. Tuy khá giày, nhưng pháo chính 75mm của Panzer IV hoàn toàn có thể bắn hạ M3 ngay từ phát đầu tiên từ khoảng cách 1.000m. Nguồn ảnh: The Sherman Tank.
Kíp chiến đấu của xe tăng hạng trung M3 có tới 6 người phần giáp bảo vệ phía trước của xe chỉ dày 51mm và hai bên thân là 38mm. Tuy khá giày, nhưng pháo chính 75mm của Panzer IV hoàn toàn có thể bắn hạ M3 ngay từ phát đầu tiên từ khoảng cách 1.000m. Nguồn ảnh: The Sherman Tank.
Trong tổng số 6.258 chiếc xe tăng M3 Lee ở tất cả các biến thể được Mỹ chế tạo thì có tới 2.855 chiếc được cung cấp cho Quân đội Anh và khoảng 1.386 chiếc được gửi đến Liên Xô. Phải đến tận năm 1942 Quân đội Mỹ mới đưa vào trang bị M3 với trận đánh đầu tiên của nó là tại Bắc Phi và là xe tăng chủ lực của Mỹ tại đây. Nguồn ảnh: Pinterest.
Trong tổng số 6.258 chiếc xe tăng M3 Lee ở tất cả các biến thể được Mỹ chế tạo thì có tới 2.855 chiếc được cung cấp cho Quân đội Anh và khoảng 1.386 chiếc được gửi đến Liên Xô. Phải đến tận năm 1942 Quân đội Mỹ mới đưa vào trang bị M3 với trận đánh đầu tiên của nó là tại Bắc Phi và là xe tăng chủ lực của Mỹ tại đây. Nguồn ảnh: Pinterest.
Dù không được đánh giá cao nhưng xe tăng M3 lại gây tổn thất nặng đối với lực lượng tăng thiết giáp phát xít ở Bắc Phi, khi lần lượt những cái tên như M13, M14 hay Panzer IV của Italy và Đức lần lượt bị đánh bại. Nguồn ảnh: World War Photos.
Dù không được đánh giá cao nhưng xe tăng M3 lại gây tổn thất nặng đối với lực lượng tăng thiết giáp phát xít ở Bắc Phi, khi lần lượt những cái tên như M13, M14 hay Panzer IV của Italy và Đức lần lượt bị đánh bại. Nguồn ảnh: World War Photos.
Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn trái ngược ở Mặt trận phía Tây khi M3 của Liên Xô phải đối đầu với lực lượng tăng thiết giáp thiện chiến của Đức với xe tăng Panther và Tiger, thậm chí binh lính Liên Xô còn gọi M3 là “ngôi mộ dành cho 6 người” khi nó phải đối đầu với xe tăng Đức. Nguồn ảnh: The Sherman Tank.
Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn trái ngược ở Mặt trận phía Tây khi M3 của Liên Xô phải đối đầu với lực lượng tăng thiết giáp thiện chiến của Đức với xe tăng Panther và Tiger, thậm chí binh lính Liên Xô còn gọi M3 là “ngôi mộ dành cho 6 người” khi nó phải đối đầu với xe tăng Đức. Nguồn ảnh: The Sherman Tank.
Chiến trường dễ chịu nhất của M3 là Mặt trận Thái Bình Dương khi lực lượng tăng thiết giáp Nhật Bản có sức mạnh không đáng kể. Đối thủ chính của M3 là Type 95 Ha-Go sở hữu sức mạnh yếu kém hơn nhiều so với nó do dó một chiến thắng dễ dàng của M3 trong những trận đấu tăng với Nhật Bản là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nguồn ảnh: The Sherman Tank.
Chiến trường dễ chịu nhất của M3 là Mặt trận Thái Bình Dương khi lực lượng tăng thiết giáp Nhật Bản có sức mạnh không đáng kể. Đối thủ chính của M3 là Type 95 Ha-Go sở hữu sức mạnh yếu kém hơn nhiều so với nó do dó một chiến thắng dễ dàng của M3 trong những trận đấu tăng với Nhật Bản là điều hoàn toàn dễ hiểu. Nguồn ảnh: The Sherman Tank.
Nhìn chung, M3 là mẫu xe tăng đáng tin cậy trên chiến trường trong những ngày tháng đầu sự nghiệp của mình khi các đối thủ chính của nó không phải là dòng các xe tăng bọc giáp dày. Tuy nhiên sau giai đoạn năm 1943 mọi chuyện dường như thay đổi và M3 dần mất đất dụng võ của mình. Nguồn ảnh: The Sherman Tank.
Nhìn chung, M3 là mẫu xe tăng đáng tin cậy trên chiến trường trong những ngày tháng đầu sự nghiệp của mình khi các đối thủ chính của nó không phải là dòng các xe tăng bọc giáp dày. Tuy nhiên sau giai đoạn năm 1943 mọi chuyện dường như thay đổi và M3 dần mất đất dụng võ của mình. Nguồn ảnh: The Sherman Tank.
Với sự thay đổi của chiến trường Châu Âu, Quân đội Mỹ quyết định loại bỏ hoàn toàn M3 khỏi chiến tuyến và thay thế bằng những chiếc M4 Sherman chỉ sau một năm M3 được đưa vào trang bị. Dù khá đáng tiếc như quyết định trên của các tướng lĩnh Mỹ hoàn toàn chính xác khi M3 không còn khả năng đối đầu với các dòng Panzer hay Panther của Đức. Nguồn ảnh: The Sherman Tank.
Với sự thay đổi của chiến trường Châu Âu, Quân đội Mỹ quyết định loại bỏ hoàn toàn M3 khỏi chiến tuyến và thay thế bằng những chiếc M4 Sherman chỉ sau một năm M3 được đưa vào trang bị. Dù khá đáng tiếc như quyết định trên của các tướng lĩnh Mỹ hoàn toàn chính xác khi M3 không còn khả năng đối đầu với các dòng Panzer hay Panther của Đức. Nguồn ảnh: The Sherman Tank.
Dù vậy, xe tăng M3 Lee vẫn còn tiếp tục được sử dụng trong Quân đội Anh và Liên Xô cho đến năm 1945, một phần là do sự thiếu hụt vũ khí trong giai đoạn gần cuối của cuộc chiến. M3 vẫn là thứ vũ khí hiệu quả để hổ trợ cho bộ binh trên chiến trường hơn các dòng xe bọc thép hạng nhẹ. Nguồn ảnh: Military Weapons.
Dù vậy, xe tăng M3 Lee vẫn còn tiếp tục được sử dụng trong Quân đội Anh và Liên Xô cho đến năm 1945, một phần là do sự thiếu hụt vũ khí trong giai đoạn gần cuối của cuộc chiến. M3 vẫn là thứ vũ khí hiệu quả để hổ trợ cho bộ binh trên chiến trường hơn các dòng xe bọc thép hạng nhẹ. Nguồn ảnh: Military Weapons.

GALLERY MỚI NHẤT

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.
Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.