Vì sao xác ướp vẫn nguyên vẹn sau hàng trăm năm?

Vì sao xác ướp vẫn nguyên vẹn sau hàng trăm năm?

(Kiến Thức) - Sau hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn năm, nhiều xác ướp Ai Cập còn nguyên vẹn khiến các chuyên gia, nhà khoa học không khỏi kinh ngạc. Nhiều người không khỏi tò mò người xưa đã làm thế nào để bảo quản vẹn nguyên các thi hài.

Người Ai Cập nổi tiếng với thuật ướp xác. Trong những năm qua, nhiều  xác ướp Ai Cập cổ xưa đã được tìm thấy trong tình trạng còn khá nguyên vẹn.
Người Ai Cập nổi tiếng với thuật ướp xác. Trong những năm qua, nhiều xác ướp Ai Cập cổ xưa đã được tìm thấy trong tình trạng còn khá nguyên vẹn.
Để làm được điều này, người Ai Cập thời cổ đại đã thực hiện quy trình ướp xác chặt chẽ để ngăn chặn quá trình phân hủy giúp thi hài vẹn nguyên theo thời gian.
Để làm được điều này, người Ai Cập thời cổ đại đã thực hiện quy trình ướp xác chặt chẽ để ngăn chặn quá trình phân hủy giúp thi hài vẹn nguyên theo thời gian.
Người Ai Cập thực hiện ướp xác với quan niệm sau khi qua đời, thể xác vẫn là “nhà” cho các linh hồn khi họ sang thế giới bên kia.
Người Ai Cập thực hiện ướp xác với quan niệm sau khi qua đời, thể xác vẫn là “nhà” cho các linh hồn khi họ sang thế giới bên kia.
Do vậy, nếu thi thể bị phân hủy thì linh hồn sẽ không còn "nhà". Để bảo tồn thể xác giống như lúc còn sống để đảm bảo giữ lấy linh hồn, người Ai Cập thực hiện ướp xác.
Do vậy, nếu thi thể bị phân hủy thì linh hồn sẽ không còn "nhà". Để bảo tồn thể xác giống như lúc còn sống để đảm bảo giữ lấy linh hồn, người Ai Cập thực hiện ướp xác.
Quy trình ướp xác của người Ai Cập diễn ra trong thời gian 70 ngày với những bước thực hiện vô cùng tỉ mỉ nhằm tránh việc thi hài bị phân hủy.
Quy trình ướp xác của người Ai Cập diễn ra trong thời gian 70 ngày với những bước thực hiện vô cùng tỉ mỉ nhằm tránh việc thi hài bị phân hủy.
Bước đầu tiên của quy trình ướp xác là thi hài người quá cố được những người thợ ướp xác rửa sạch bằng rượu và nước sông Nile.
Bước đầu tiên của quy trình ướp xác là thi hài người quá cố được những người thợ ướp xác rửa sạch bằng rượu và nước sông Nile.
Kế đến, thợ ướp xác sẽ rạch một đường ở phía bên trái cơ thể để lấy ra các cơ quan nội tạng, trừ tim. Người Ai Cập cổ đại làm như vậy vì quan niệm trái tim tượng trưng cho trí tuệ và người chết sẽ cần nó khi đi sang thế giới bên kia.
Kế đến, thợ ướp xác sẽ rạch một đường ở phía bên trái cơ thể để lấy ra các cơ quan nội tạng, trừ tim. Người Ai Cập cổ đại làm như vậy vì quan niệm trái tim tượng trưng cho trí tuệ và người chết sẽ cần nó khi đi sang thế giới bên kia.
Thợ ướp xác cũng lấy não ra vì nó rất dễ bị phân hủy. Muối natron được phủ khắp thi thể và trong bụng nhằm làm khô tử thi và ngăn chặn quá trình phân hủy. Sau 40 ngày, thi hài được rửa sạch lại với nước sông Nile rồi được bôi dầu lên nhằm giúp da có sự đàn hồi.
Thợ ướp xác cũng lấy não ra vì nó rất dễ bị phân hủy. Muối natron được phủ khắp thi thể và trong bụng nhằm làm khô tử thi và ngăn chặn quá trình phân hủy. Sau 40 ngày, thi hài được rửa sạch lại với nước sông Nile rồi được bôi dầu lên nhằm giúp da có sự đàn hồi.
Cuối cùng, thi hài người chết được bọc trong nhiều lớp vải lanh. Mỗi lớp vải được bôi nhựa dính để gắn kết các lớp vải với nhau.
Cuối cùng, thi hài người chết được bọc trong nhiều lớp vải lanh. Mỗi lớp vải được bôi nhựa dính để gắn kết các lớp vải với nhau.
Nhờ quy trình ướp xác này mà nhiều xác ướp của người Ai Cập thời cổ đại còn gần như nguyên vẹn đến ngày nay dù họ đã qua đời từ hàng ngàn năm trước.
Nhờ quy trình ướp xác này mà nhiều xác ướp của người Ai Cập thời cổ đại còn gần như nguyên vẹn đến ngày nay dù họ đã qua đời từ hàng ngàn năm trước.
Mời độc giả xem video: Bí ẩn hình xăm cổ nhất thế giới trên xác ướp 5.000 năm (nguồn: VTC)

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.