Vì sao tuyển Việt Nam bị dớp vào bán kết hay thua?

Chưa tính giải năm nay, đội tuyển Việt Nam đã vào bán kết 8 kỳ Tiger và AFF Cup. Nhưng chúng ta dừng bước tại đây đến 6 lần.

Vì sao tuyển Việt Nam bị dớp vào bán kết hay thua?
Trong số 6 lần thua bán kết, đội tuyển Việt Nam bại trận trước mũi giày người Thái đến 3 lần (Tiger Cup 1996, 2002, AFF Cup 2007). Thua Thái thì không có nhiều thứ để biện minh, đơn giản đó là đẳng cấp giữa hai nền bóng đá.
Bại tướng quen mặt ở bán kết
Nhưng trong 2 lần thua Malaysia (AFF Cup 2010, 2014) và 1 lần thua Indonesia (Tiger Cup 2000), quá nhiều điều tiếc nuối có thể rút ra để làm thành hẳn một cuốn cẩm nang về những con đường dẫn đến đắng cay.
Năm 2000, tuyển Việt Nam chơi quật cường, 2 lần bị dẫn, 2 lần gỡ hoà, nhưng rồi vẫn gục ngã vì bàn thắng vàng của tiền đạo Gendut Christiawan trong hiệp phụ. Khi đó, Vũ Minh Hiếu bị coi là tội đồ với pha mất bóng dẫn đến bàn thua, và sự nghiệp quốc tế của tiền đạo Công an Hà Nội coi như khép lại.
Nếu AFF Cup 2010, Việt Nam thua trước 0-2 trên đất Malaysia để rồi không thể lật ngược thế cờ tại Mỹ Đình, thì giải đấu năm 2014, mọi chuyện diễn ra cứ như thể cầm vàng rồi lại để vàng rơi.
Với Indonesia và Malaysia, các tuyển thủ Việt Nam thường bị coi là đuối hơn về thể lực, va chạm cũng như tính thực dụng trong cách tiếp cận trận đấu.
HLV Rajagobal của Malaysia là người cực kỳ tinh quái khi đánh bại Calisto đến 2 lần ở SEA Games và AFF Cup. Chiêu bài của ông này chỉ đơn giản là không cho các cầu thủ của chúng ta chơi bóng, và khi chúng ta “xộc xệch”, họ ghi bàn.
Năm 2014, lần đầu tiên tuyển Việt Nam có một trận bán kết lượt đi thành công trên sân khách. Những “máy chạy” của HLV Miura đã giành thắng lợi 2-1 ngay ở Kuala Lumpur, nhưng trong khí thế ngút trời của trận lượt về, họ bị nhấn chìm tức tưởi tại Mỹ Đình với trận thua 2-4.
Sau này, khi đã rời Việt Nam, ông Miura vẫn băn khoăn tự hỏi vì sao có thể thua một trận lấm lưng như vậy. Không có đáp án nào thoả đáng, chỉ rõ ràng một thực trạng là hàng thủ của ông đã chơi nghiệp dư chưa từng thấy.
Trong trận thua tối tăm mặt mũi ấy của Miura, Trần Nguyên Mạnh, Quế Ngọc Hải và Đinh Tiến Thành là những người đá chính. Họ vẫn đang có mặt tại AFF Cup 2016 dưới tay Hữu Thắng.
Dường như có một lời nguyền nào đó cho hàng thủ của đội tuyển Việt Nam. Bất cứ khi nào cần chắc chắn, họ đều lỏng lẻo. Bất cứ khi nào cần là điểm tựa, họ đều gẫy vụn.
Với trận bán kết AFF Cup 2010 tại Malaysia, Tấn Trường mắc lỗi vồ bóng chuội vào lưới nhà. 2014, Tiến Thành phản lưới, Văn Biển và Nguyên Mạnh nhường nhau, còn Ngọc Hải phạm lỗi bị 11 m.
Ngày hôm qua, trước một Indonesia chỉ lách qua khe cửa hẹp để vào bán kết, Ngọc Hải lại chủ quan trong bàn mở tỷ số, và sau đó đón sai điểm rơi, vào bóng vụng về để tái hiện lại thảm hoạ phạt đền.
Tâm lý yếu, ứng biến kém
Xâu chuỗi lại, câu chuyện hay thua bán kết của tuyển Việt Nam không chỉ là trình độ. Nó có liên hệ đến vấn đề tâm lý. Sự kỳ vọng quá lớn và ngợi ca quá mức luôn luôn đẩy các cầu thủ từ trạng thái tự mãn sang căng cứng.
Một nguyên nhân khác cũng được các chuyên gia bóng đá nội chỉ ra, đó là khả năng ứng biến kém của cả một tập thể khi chuyển từ thể thức đá bảng vòng tròn sang loại trực tiếp. Do tính chất khốc liệt khác nhau, tinh thần của các tuyển thủ bị xáo trộn dữ dội và họ không có đủ tỉnh táo trong những thời khắc quyết định.
Vi sao doi tuyen Viet Nam bi dop vao ban ket hay thua
Hữu Thắng đạt thành tích toàn thắng vòng bảng, nhưng đang đánh mất dần lợi thế ở bán kết. Ảnh: Quốc Bảo. 
Nếu chiếu vào những pha hỏng ăn đáng tiếc của Công Vinh, Văn Quyết hay Trọng Hoàng trong trận thua trước Indonesia, thì có thể thấy ý kiến trên là có lý. Cả 3 cái tên vừa nêu đều đã dạn dày trận mạc, Công Vinh thậm chí còn là tiền đạo hàng đầu khu vực, nhưng họ vẫn không thắng được áp lực của gánh nặng ghi bàn.
Bản thân các HLV cũng không phải lúc nào cũng sáng suốt. Ông Calisto hơn một lần bị coi là đặt niềm tin mù quáng vào Tấn Trường. Miura thì bị chỉ trích dữ dội vì đột ngột phiêu lưu (trái hẳn phong cách thường thấy) trong một trận đấu chỉ cần về đích an toàn năm 2014.
Còn Hữu Thắng trên đất Indonesia, những nước cờ xáo trộn của ông không mang lại hiệu quả như thường thấy. Ngược lại, nó phản tác dụng khi tạo ra một hàng tiền vệ cứng nhắc và một tuyến phòng thủ chông chênh.
Quá nhiều thứ cần khắc phục ở trận lượt về ngày 7/12, nếu thầy trò Hữu Thắng không muốn cái dớp thua bán kết tiếp tục nối dài.

Khám phá những ngôi nhà sàn thời tiền sử ở châu Âu

(Kiến Thức) - Các khu nhà sàn thời tiền sử là bằng chứng về một xã hội quy củ của cư dân tiền sử châu Âu trong hơn 4 thiên niên kỷ.

Khám phá những ngôi nhà sàn thời tiền sử ở châu Âu
Kham pha nhung ngoi nha san thoi tien su o chau Au
 Nhà sàn thời tiền sử xung quanh dãy núi Alpes là tên gọi của một quần thể di tích lịch sử lâu đời bậc nhất của lục địa châu Âu.

Tò mò phụ nữ Việt Nam thời tiền sử làm đẹp thế nào?

(Kiến Thức) - Làm đẹp bằng trang sức là nhu cầu thiết yếu của phụ nữ ở mọi châu lục, mọi thời đại. Phụ nữ Việt Nam thời tiền sử cũng không phải ngoại lệ.

Tò mò phụ nữ Việt Nam thời tiền sử làm đẹp thế nào?
To mo Phu nu Viet Nam thoi tien su lam dep the nao?
Phụ nữ Việt Nam thời tiền sử làm đẹp như thế nào? Lời giải đáp của câu hỏi này có thể được tìm thấy ở những mẫu trang sức phụ nữ độc đáo có từ thời tiền sử được khai quật ở Việt Nam. Nhiều mẫu vật như vậy đang được trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tại Hà Nội. Ảnh: Các huỗi hạt làm bằng vỏ nhuyễn thể.

Đàn ông tiền sử mê mệt mẫu phụ nữ nào?

Đối với những người đàn ông tiền sử, để có được người phụ nữ mập ú họ sẵn sàng giết cả tình địch của mình.

Đàn ông tiền sử mê mệt mẫu phụ nữ nào?
Những người đàn ông tiền sử rất thích các cô gái có thân hình đẫy đà. Hàng chục bức tượng nhỏ bằng đá lửa khai quật tại một khu vực săn bắn cổ đại ở Ba Lan đã tiết lộ điều đó.

Đọc nhiều nhất

Tin mới