Vì sao tên lửa AIM-54 của Iran khiến Mỹ “lạnh gáy”?

Vì sao tên lửa AIM-54 của Iran khiến Mỹ “lạnh gáy”?

(Kiến Thức) - Sợ hãi chính loại vũ khí do mình sáng tạo ra, nhưng thực vậy Mỹ sẽ phải rất e dè tên lửa không đối không AIM-54 Phoenix có tầm bắn lên tới 190km của Iran.

AIM-54 Phoenix là loại tên lửa không đối không nguy hiểm nhất của Không quân Iran hiện nay, có tầm bắn lên tới 190km. Với loại vũ khí này, Iran có thể bắn hạ được các loại máy bay ném bom chiến lược của Mỹ hay những cỗ máy do thám điện tử - bộ chỉ huy trên không tối tân bậc nhất thế giới như E-3 Sentry....
AIM-54 Phoenix là loại tên lửa không đối không nguy hiểm nhất của Không quân Iran hiện nay, có tầm bắn lên tới 190km. Với loại vũ khí này, Iran có thể bắn hạ được các loại máy bay ném bom chiến lược của Mỹ hay những cỗ máy do thám điện tử - bộ chỉ huy trên không tối tân bậc nhất thế giới như E-3 Sentry....
Trớ trêu thay,  tên lửa không đối không AIM-54 Phoenix lại vốn do công ty máy bay Hughes và Tập đoàn Raytheon phát triển cho Hải quân Mỹ từ năm 1966. Giữa những năm 1970, Mỹ đã cung cấp cho chính quyền quân chủ Iran 280 tên lửa Phoenix cùng 79 tiêm kích F-14A Tomcat. Nghiễm nhiên, sau Cách mạng Hồi giáo Iran 1979, số vũ khí khủng khiếp này lọt vào tay Quân đội Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Trớ trêu thay, tên lửa không đối không AIM-54 Phoenix lại vốn do công ty máy bay Hughes và Tập đoàn Raytheon phát triển cho Hải quân Mỹ từ năm 1966. Giữa những năm 1970, Mỹ đã cung cấp cho chính quyền quân chủ Iran 280 tên lửa Phoenix cùng 79 tiêm kích F-14A Tomcat. Nghiễm nhiên, sau Cách mạng Hồi giáo Iran 1979, số vũ khí khủng khiếp này lọt vào tay Quân đội Cộng hòa Hồi giáo Iran.
Hiện nay, phương tiện mang phóng AIM-54 Phoenix là tiêm kích hạng nặng F-14A Tomcat vẫn còn trong biên chế Không quân Iran. Còn AIM-54 tùy đã hao hụt nhiều sau hàng chục năm sử dụng, tuy nhiên một số nguồn tin cho rằng Iran đã sao chép và sản xuất được loại tên lửa này với tên gọi là Fakour 90.
Hiện nay, phương tiện mang phóng AIM-54 Phoenix là tiêm kích hạng nặng F-14A Tomcat vẫn còn trong biên chế Không quân Iran. Còn AIM-54 tùy đã hao hụt nhiều sau hàng chục năm sử dụng, tuy nhiên một số nguồn tin cho rằng Iran đã sao chép và sản xuất được loại tên lửa này với tên gọi là Fakour 90.
Tên lửa không đối không AIM-54 được phát triển từ những năm 1960 cho Hải quân Mỹ nhằm đối đầu với các máy bay ném bom chiến lược như Tu-16, Tu-22M của Không quân Liên Xô.
Tên lửa không đối không AIM-54 được phát triển từ những năm 1960 cho Hải quân Mỹ nhằm đối đầu với các máy bay ném bom chiến lược như Tu-16, Tu-22M của Không quân Liên Xô.
Tên lửa AIM-54 chủ yếu được triển khai trên hai loại máy bay chiến đấu gồm F-14 Tomcat và F-111B. Trong ảnh, F-14B mang tới 6 tên lửa AIM-54 Phoenix.
Tên lửa AIM-54 chủ yếu được triển khai trên hai loại máy bay chiến đấu gồm F-14 Tomcat và F-111B. Trong ảnh, F-14B mang tới 6 tên lửa AIM-54 Phoenix.
AIM-54 là một loại tên lửa không đối không rất lớn với đường kính đến 380mm, dài 4m, nặng 450-470kg.
AIM-54 là một loại tên lửa không đối không rất lớn với đường kính đến 380mm, dài 4m, nặng 450-470kg.
Hiện nay, trên thế giới chỉ còn duy nhất Iran sở hữu AIM-54, trong khi Hải quân Mỹ đã loại biên năm 2004 cùng tiêm kích F-14.
Hiện nay, trên thế giới chỉ còn duy nhất Iran sở hữu AIM-54, trong khi Hải quân Mỹ đã loại biên năm 2004 cùng tiêm kích F-14.
AIM-54 được thiết kế với kiểu cánh khác biệt với tên lửa hiện đại, trên thân được bố trí đến 4 cánh tứ giác kéo dài nửa thân về đuôi, đuôi được bố trí 4 cánh lái hình chữ nhật.
AIM-54 được thiết kế với kiểu cánh khác biệt với tên lửa hiện đại, trên thân được bố trí đến 4 cánh tứ giác kéo dài nửa thân về đuôi, đuôi được bố trí 4 cánh lái hình chữ nhật.
Tên lửa được trang bị động cơ đẩy rocket nhiên liệu rắn cho tầm bay tối đa đến 190km, độ cao đánh chặn tối đa từ 24-30km, tốc độ bay Mach 5 đủ bắt kịp mọi loại chiến đấu cơ trên thế giới.
Tên lửa được trang bị động cơ đẩy rocket nhiên liệu rắn cho tầm bay tối đa đến 190km, độ cao đánh chặn tối đa từ 24-30km, tốc độ bay Mach 5 đủ bắt kịp mọi loại chiến đấu cơ trên thế giới.
Radar kiểm soát hỏa lực AWG-9 trên F-14 Tomcat cho phép phóng gần như cùng lúc 6 tên lửa AIM-54 trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động hoặc chủ động về phía mục tiêu.
Radar kiểm soát hỏa lực AWG-9 trên F-14 Tomcat cho phép phóng gần như cùng lúc 6 tên lửa AIM-54 trang bị đầu tự dẫn radar bán chủ động hoặc chủ động về phía mục tiêu.
Theo một số tài liệu kỹ thuật, cách mục tiêu 11km, radar chủ động trên tên lửa sẽ tự kích hoạt và dẫn đường tên lửa tấn công mục tiêu.
Theo một số tài liệu kỹ thuật, cách mục tiêu 11km, radar chủ động trên tên lửa sẽ tự kích hoạt và dẫn đường tên lửa tấn công mục tiêu.
Bia bay QF-4B bị tên lửa không đối không AIM-54 lắp đầu nổ nặng 61kg với ngòi nổ cận tiếp xúc phá hủy.
Bia bay QF-4B bị tên lửa không đối không AIM-54 lắp đầu nổ nặng 61kg với ngòi nổ cận tiếp xúc phá hủy.

GALLERY MỚI NHẤT

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Mẹo dọn sạch bếp "vừa nhanh vừa sạch" đón Tết

Dọn dẹp nhà cửa là công việc quen thuộc của mỗi gia đình khi Tết đến. Nếu lo ngại dùng các loại chất tẩy rửa chứa hóa chất có thể tham khảo công thức làm nước lau bếp từ những nguyên liệu siêu đơn giản.
Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Dấu hiệu cảnh báo cơ thể thừa chất xơ

Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa và giúp cơ thể để duy trì sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bổ sung nhiều chất xơ là tốt, ăn quá nhiều chất xơ cũng dẫn đến tác dụng không mong muốn.