Cá mập, cá heo hay nói chung là các loài động vật biển có vú thường dùng cảm biến từ trong cơ thể để định vị phương hướng.
Theo các nhà khoa học NASA, một trong những lí do vì sao sinh vật biển thường dạt bờ là bởi chúng bị ảnh hưởng bởi bão mặt trời. Khi bão mặt trời xảy ra, “la bàn tự nhiên” bên trong sinh vật biển có vú sẽ bị ảnh hưởng và khiến chúng không xác định được từ trường trái đất. Điều này vô tình khiến chúng lạc đường và lao lên bờ.
Các loài sinh vật biển có vú dạt bờ ghi nhận từ trường hợp đơn lẻ tới hàng trăm con cùng lúc. Theo Katie Moore, một nhà khoa học NASA và giám đốc Quỹ Quốc tế về Sức khỏe động vật, nói rằng hiện tượng dạt bờ xảy ra ở khắp nơi, từ New Zealand, Australia, Nam Phi cho tới Mỹ.
Hơn 400 cá voi dạt bờ hàng loạt ở New Zealand. |
Antti Pulkkinen, một nhà khoa học nghiên cứu tác động của hệ mặt trời ở Trung tâm Huấn luyện bay Goddard thuộc NASA cho hay đánh giá cụ thể về hiện tượng này vẫn chỉ mang tính chất phỏng đoán.
“Khi số lượng sinh vật có vú dạt bờ tăng lên vài trăm trường hợp, chúng ta sẽ có đủ cơ sở dữ liệu để khẳng định chắc chắn nguyên nhân”, Pulkkinen tuyên bố. “Đây là một bí ẩn còn rất lâu nữa mới có thể giải mã”.
Dù vậy, nhà khoa học này và các cộng sự đã bắt tay nghiên cứu mối quan hệ giữa bão mặt trời và hiện tượng dạt bờ của sinh vật có vú. Kết quả bước đầu cho thấy có tồn tại ảnh hưởng của bão mặt trời lên hệ thống định vị của cá heo hay cá voi, tuy nhiên sự khẳng định chắc chắn cần thêm thời gian.
“Nếu chúng ta hiểu rõ mối quan hệ giữa hai hiện tượng, các nhà khoa học sẽ giám sát bão mặt trời và đưa ra cảnh báo sớm nếu hiện tượng dạt bờ của cá voi diễn ra. Điều này giúp chúng ta tăng thêm cơ hội cứu các loài sinh vật có vú ở biển”, Pulkkien nói.