Vì sao quân đội Mỹ dừng tiếp nhận chiến cơ F-35?

Tháng 8/2022, các chuyên gia hàng không Mỹ phát hiện trong máy bay phản lực chiến đấu F-35 có một số linh kiện mà vật liệu chế tạo xuất xứ từ Trung Quốc.

Điều này đã khiến Bộ Quốc phòng Mỹ yêu cầu hãng Lockheed Martin tạm ngừng giao F-35 cho quân đội Mỹ và các nước đã đặt mua nhưng vấn đề là “loại bỏ hay tiếp tục sử dụng những linh kiện này” mới là câu chuyện đau đầu của người Mỹ…
1. Chiến đấu cơ F-35 Lightning (tia chớp) là tên gọi chung cho 3 biến thể khác nhau gồm F-35A, F-35B và F-35C, tất cả đều có khả năng tàng hình, được Hãng Lockheed Martin đưa vào nghiên cứu từ năm 2000, là dự án chế tạo vũ khí lớn nhất nước Mỹ từ sau Chiến tranh lạnh và sẽ kéo dài đến năm 2035, trung bình mỗi năm dự kiến xuất xưởng 100 chiếc. Tổng kinh phí dành cho việc nghiên cứu, phát triển cả 3 biến thể lên đến 406,1 tỉ USD.
Vi sao quan doi My dung tiep nhan chien co F-35?
 Tiếp nhiên liệu trên không cho một chiếc F-35.
Năm 2006, F-35 bay thử nghiệm lần đầu rồi năm 2011, nó được biên chế trong quân đội Mỹ. Cả 3 biến thể A, B (có khả năng cất cánh thẳng đứng như trực thăng) và C lần lượt có giá thành 77,9 triệu USD, 101 triệu USD và 94,4 triệu USD còn giá bán là 133 triệu USD, 176,5 triệu USD và 200 triệu USD.
Theo đánh giá của các chuyên gia hàng không quân sự thế giới, F-35 là loại chiến đấu cơ tiên tiến nhất hành tinh vì ngoài tốc độ, khả năng tác chiến, thời gian hoạt động trên không, nó còn áp dụng trí tuệ nhân tạo (Al) vào việc điều khiển, vận hành. Có lẽ vì vậy nên đến nay, chỉ có 5 quốc gia được Chính phủ Mỹ đồng ý bán F-35 là Anh, Australia, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. Ngoài ra, Canada, Italy, Na Uy, Đan Mạch, Hà Lan và Nhật Bản cũng đang đặt mua.
Tuy nhiên vào ngày 19-8-2022, Cơ quan Quản lý hợp đồng quốc phòng (DCMA) cảnh báo với Văn phòng dự án F-35, Bộ Quốc phòng rằng “thiết bị cấp nguồn cho động cơ F-35 là một nam châm đặt trong tua-bin, có chức năng tích hợp bộ nguồn phụ của máy bay để trở thành nơi duy nhất cung cấp điện năng khởi động động cơ chính, chưa kể loại nam châm ấy còn có ở hệ thống radar, bánh răng hạ cánh và các phần cứng trong máy bay, được làm từ 2 hợp kim quý hiếm coban và samarium xuất xứ từ Trung Quốc”. Cảnh báo nói trên lập tức gây ra một làn sóng lo ngại vì tính đến thời điểm ấy, 825 chiếc F-35 có linh kiện Trung Quốc đã được giao cho các khách hàng.
Lập tức, ngày 7-9-2022 Bộ Quốc phòng thông báo sẽ tạm ngưng giao F-35 cho quân đội Mỹ và 5 quốc gia nói trên vì theo luật pháp Mỹ cùng các quy định của Bộ, việc máy bay chiến đấu Mỹ sử dụng linh kiện Trung Quốc đã bị cấm từ khi bắt đầu có cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Trong cuộc phỏng vấn với trang tin Defense News vào thứ ba tuần trước, Greg Ulmer, Phó chủ tịch điều hành của Hãng Lockheed Martin cho biết Lockheed Martin vẫn đang tiếp tục chế tạo F-35 trong khi chờ Bộ Quốc phòng Mỹ cho phép miễn trừ đối với trường hợp này còn với William LaPlante, người đứng đầu các chương trình mua sắm thiết bị quân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ hy vọng: “Nhiều khả năng Bộ sẽ từ bỏ lệnh cấm nếu không có vấn đề về an ninh, an toàn khi sử dụng”.
Theo Lockheed Martin, F-35 chứa khoảng 300.000 bộ phận do 1.700 nhà cung cấp sản xuất nhưng với Bộ Quốc phòng Mỹ, nơi đã từng cáo buộc Trung Quốc đánh cắp công nghệ tàng hình và các bí mật quân sự khác thì việc thiết bị Trung Quốc có trong máy bay F-35 sẽ là “lằn ranh đỏ” bởi lẽ trong 5 năm qua, Bộ này đã nỗ lực đưa “hàng Trung Quốc” ra khỏi chuỗi cung ứng quốc phòng.
Vi sao quan doi My dung tiep nhan chien co F-35?-Hinh-2
 Động cơ F-35 có linh kiện Trung Quốc.
Đây không phải là lần đầu tiên linh kiện, thiết bị xuất xứ từ Trung Quốc được phát hiện trên máy bay chiến đấu. Năm 2014, hàng Trung Quốc cũng được phát hiện trong một số loại vũ khí khác của Mỹ, bao gồm máy bay ném bom B-1B của Hãng Boeing và một số máy bay chiến đấu F-16 của Lockheed Martin.
Trước đó, năm 2012, Hãng Northrop lần đầu tiên phát hiện một nhà thầu Nhật Bản đã sử dụng nam châm làm từ nguyên liệu Trung Quốc trong hệ thống radar mảng quét điện tử chủ động (AESA) để cung cấp cho dự án chế tạo máy bay F-35. Một cuộc điều tra sau đó với tất cả các bộ phận của F-35 cho thấy có thêm hai trường hợp sử dụng kim loại hiếm xuất xứ từ Trung Quốc trong bộ phận định vị và thiết bị hạ cánh. Tất cả những nam châm này đều có cùng một địa chỉ: Công ty Khoa học & Công nghệ vật liệu từ tính Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Khi ấy, tướng Charles Q. Brown, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ đã bày tỏ lo ngại về tính toàn vẹn của động cơ máy bay nhưng do phải giữ đúng tiến độ trong việc phát triển những thế hệ chiến đấu cơ mới, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thả lỏng lệnh cấm vì theo các chuyên gia, các linh kiện do Trung Quốc sản xuất “không thực sự là mối đe dọa an ninh hoặc ảnh hưởng đến hiệu suất động cơ”, cũng như “Trung Quốc không thể dựa vào những thiết bị này để có thể sao chép toàn bộ thiết kế”.
Tuy vậy, ông Greg Ulmer, Phó chủ tịch điều hành của Hãng Lockheed Martin cũng xác định nhằm giải tỏa phần nào mối lo ngại: “Chúng tôi với tư cách là một quốc gia cùng tất cả các đồng minh và các đối tác đang xem xét chuỗi cung ứng. Chúng tôi cam kết sẽ loại bỏ bất cứ thứ gì gây hại đến những sản phẩm do chúng tôi tạo ra”.
Trước khi xảy ra vụ việc liên quan trực tiếp đến dòng máy bay F-35, một báo cáo công bố hồi tháng 3 của Cơ quan nghiên cứu trực thuộc Quốc hội Mỹ đã nhấn mạnh về mặt an ninh đối với chuỗi cung ứng trong hệ thống quân sự bằng cách giảm phụ thuộc vào các thành phần, vật liệu từ các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc và Nga.
Báo cáo cho biết quân đội Mỹ đã “thận trọng hơn” với các nguyên tố đất hiếm, các linh kiện điện tử do Trung Quốc sản xuất, nhất là khi Richard Spencer, cựu Bộ trưởng Hải quân Mỹ lên tiếng cảnh báo về tính “mong manh” của ngành công nghiệp quân sự Mỹ trong việc cung cấp các linh kiện, thiết bị để phục vụ cho việc tạo ra những loại vũ khí mới. Ông Richard Spencer nhấn mạnh: “Nếu không nhanh chóng thay đổi, chúng ta sẽ phụ thuộc vào Bắc Kinh” nhưng việc xây dựng các chuỗi cung ứng có khả năng cạnh tranh và bền vững sẽ là một chiến dịch lâu dài chứ chẳng thể một sớm một chiều.
2. Về phía Trung Quốc, Fu Qianshao, chuyên gia thiết bị thuộc Lực lượng Không quân giải phóng nhân dân Trung Quốc tin rằng Mỹ khó có thể chế tạo các loại vũ khí tối tân như F-35 nếu chỉ dựa vào sự sản xuất trong nước vì sẽ rất tốn kém và mất thời gian tìm kiếm bộ phận thay thế. Ông Fu nói: “Đó là một tình thế tiến thoái lưỡng nan đối với Mỹ. Bằng cách nào đó, họ đã chỉ trích sự xâm nhập của Trung Quốc nhưng thực ra họ đang tìm kiếm các giải pháp cho chính mình”.
Vẫn theo ông Fu, Bộ Quốc phòng Mỹ không có lựa chọn nào khác ngoài việc yêu cầu miễn trừ đồng thời cho phép Lockheed Martin tiếp tục giao hàng vì Trung Quốc có nhiều nguồn cung cấp nguyên tố đất hiếm và một số kim loại giá thành rẻ. Đây cũng là lời nhắc nhở rằng Trung Quốc có thể “tạo ra tình thế giới hạn đối với Mỹ bằng cách áp đặt các hạn chế xuất khẩu nguyên liệu quý hiếm sang Mỹ”.
Còn với Song Zhongping, cựu giảng viên quân sự Trung Quốc thì nói rằng “các chính sách của cả chính quyền Trump lẫn Biden đều cho thấy Mỹ đang cố gắng tách khỏi Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng việc sử dụng vật liệu đất hiếm có nguồn gốc từ Trung Quốc không gây rủi ro cho an ninh quốc gia của Mỹ”.
Trên tờ China Daily, xuất hiện một bài viết với ngôn từ mạnh mẽ hơn: “Nó chứng tỏ sự lo lắng vô lý của chính quyền Mỹ. Họ tự gây ra cho mình phát xuất từ nỗi sợ hãi màu đỏ, và lệnh cấm chỉ là sự hù dọa” vì nếu buộc phải thay thế nam châm Trung Quốc bằng nam châm Mỹ cho những chiếc F-35, nó sẽ tiêu tốn 10,8 triệu USD đồng thời mất khoảng 25.000 giờ công lao động để tháo gỡ, chưa kể việc trì hoãn từ bỏ lệnh cấm sẽ buộc nước Mỹ và các đồng minh của họ phải giữ cho các máy bay chiến đấu cũ kéo dài thời gian phục vụ, dẫn đến chi phí bảo trì cũng cao hơn, chưa kể máy bay cũ không thể so sánh với khả năng tấn công và phòng thủ của F-35. Vẫn theo ông Song: “Mỹ duy trì tâm lý chiến tranh lạnh là để kiềm chế Trung Quốc một cách toàn diện, rằng không nên có các biểu tượng và yếu tố của Trung Quốc trong sản phẩm quân sự Mỹ”.
Vi sao quan doi My dung tiep nhan chien co F-35?-Hinh-3
 Lắp ráp F-35 tại nhà máy Lockheed Martin.
3. Với các chuyên gia phân tích kỹ thuật quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ, tác động bất lợi đối với dự án F-35 trong trường hợp này có thể là tối thiểu, nhưng nó làm nổi bật một vấn đề cố hữu đối với hầu hết hệ thống vũ khí hiện đại. Sự phức tạp của vũ khí hiện đại dẫn đến các công ty Lockheed Martin, Boeing, Northrop... cần có thêm nhiều nhà thầu phụ. Đây là điều kiện hoàn hảo để những thiết bị có khả năng gây hại, xuất xứ từ nước ngoài lọt vào thành phẩm mặc dù Cơ quan Quản lý hợp đồng quốc phòng với hơn 11.000 nhân viên chịu trách nhiệm bảo đảm các hợp đồng của chính phủ được thực hiện theo đúng thông số kỹ thuật, lại không phát hiện loại hợp kim đáng ngờ.
Lockheed Martin chẳng hạn, họ hiện có 1.700 nhà thầu phụ trên toàn thế giới chế tạo linh kiện, thiết bị cho dự án F-35. Nó là một minh họa cụ thể của chuỗi cung ứng phức tạp mà việc sử dụng nam châm Trung Quốc chỉ là một thí dụ nhỏ: Trước khi đến với Lockheed Martin, nam châm trải qua 5 công ty khác nhau, gồm nhà sản xuất hợp kim, nhà chế tạo nam châm, nhà cung cấp nam châm, các nhà cung cấp radar mảng quét điện tử chủ động, tua bin động cơ, bộ càng hạ cánh có nam châm rồi cuối cùng mới là chiếc F-35.
William LaPlante, người đứng đầu các chương trình mua sắm thiết bị quân sự của Bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận rằng ngành công nghiệp quốc phòng gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi nguyên liệu thông qua chuỗi cung ứng. Ông nói: “Lần này nó chỉ là một hợp kim nhưng lần sau sẽ là một cái gì đó quan trọng hơn. Nếu bộ phận đó là chip máy tính, nhà sản xuất hoặc tin tặc có thể cài đặt phần mềm độc hại, gây ra hậu quả thảm khốc”.
Bởi le, lần đầu tiên trên thế giới, F-35 là chiếc máy bay chiến đấu kết hợp các cảm biến, cung cấp thông tin cho phi công. Dựa trên yếu tố này, tin tặc thậm chí không cần phải đưa một con chip có mã độc vào máy bay vì các cảm biến khi hoạt động, nó cần được nối mạng với các máy chủ đặt dưới mặt đất nên chỉ cần một trong những máy chủ đó dính phần mềm độc hại thì cả hệ thống sẽ tê liệt.
Vẫn theo ông William LaPlante, mục tiêu ngắn hạn là các nhà lãnh đạo quân sự, nhà sản xuất, nhà thầu cần chắc chắn rằng tất cả các vật liệu sử dụng trên F-35 - chưa nói đến bất kỳ hệ thống vũ khí lớn nào khác - phải đến từ các nhà cung cấp đáng tin cậy để loại trừ những nguy hiểm cho nước Mỹ. Còn trong tương lai, Mỹ phải làm chủ những loại vật tư thiết yếu để tránh hiện tượng “nam châm” như vừa xảy ra.
Hiện tại, Hãng Lockheed Martin vẫn hy vọng Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ miễn trừ lệnh cấm vì trong 2 năm sắp tới, họ sẽ phải giao hơn 100 chiếc F-35 cho Thủy quân lục chiến và Hải quân Mỹ, chưa kể đến những hợp đồng với các quốc gia khác. Còn nếu lệnh cấm vẫn được duy trì thì việc “tháo ra, thay cái mới” là việc đành phải làm thôi…

Vũ khí gì giúp Không quân Trung Quốc ngồi chung mâm Mỹ, Nga [P3]

Với khả năng sao chép ngược nhiều công nghệ hiện đại, Không quân Trung Quốc chỉ tốn vài chục năm, để đi hết quãng đường mà Mỹ, Nga tốn nửa thế kỷ nghiên cứu.

Vu khi gi giup Khong quan Trung Quoc ngoi chung mam My, Nga [P3]
 Tại phần cuối cùng, chúng ta sẽ đến với thành tựu đáng tự hào nhất của lực lượng PLAAF Trung Quốc, chính là khi, lực lượng này đã có cho mình mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 “đóng mác” quốc gia là mẫu chiến đấu cơ J-20 Mighty Dragon, sánh ngang với các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới như Mỹ và Nga. Nguồn ảnh: Sino Defence.
Vu khi gi giup Khong quan Trung Quoc ngoi chung mam My, Nga [P3]-Hinh-2
 Về mẫu tiêm kích J-20 được Trung Quốc ấp ủ, chúng được đánh giá rằng, nhiều khả năng là dựa tren những gì mà các hồ sơ về chương trình công nghệ tàng hình của Mỹ bị mất trước đây. Nguồn ảnh: russiadefence,net.

UAE muốn mua Rafale từ Pháp, Mỹ sợ tiêm kích F-35 bị "thất sủng"

Hợp đồng mua các chiến đấu cơ F-35 tối tân của Mỹ đã bị đình chỉ từ phía Các tiểu Vương Quốc Ả Rập (UAE) bất chấp các nỗ lực của Washington.

UAE muon mua Rafale tu Phap, My so tiem kich F-35 bi
 Dựa trên sự tin tưởng của các chuyên gia đã đưa ra đánh giá, dường như hợp đồng mua tiêm kích chiến đấu F-35 giữa UAE – Mỹ sẽ không thể nối lại vì những vấn đến liên quan đến bảo mật quá khó khăn từ phía Mỹ. Nguồn ảnh: en.topwar.ru.
UAE muon mua Rafale tu Phap, My so tiem kich F-35 bi
 Trước đó, Các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống nhất đã thông báo với Mỹ rằng, họ sẽ tạm dừng đàm phán việc mua các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 Lightning II trị giá hàng tỷ USD với quốc gia này. Nguồn ảnh: mocah.org.

Đọc nhiều nhất

Tin mới