Vì sao PVS điều chỉnh lãi ròng tăng 111 tỷ đồng sau kiểm toán?

(Vietnamdaily) - Nhờ biên lãi gộp điều chỉnh tăng cùng với chi phí quản lý giảm là chủ yếu nên lợi nhuận sau thuế của PVS tăng thêm 111 tỷ đồng sau kiểm toán 2022.

Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) công bố báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022 với doanh thu thuần điều chỉnh giảm nhẹ 40 tỷ xuống 16.372 tỷ đồng. Đặc biệt giá vốn giảm mạnh hơn với 90 tỷ xuống 15.457 tỷ đồng.

Do đó lợi nhuận gộp tăng lên 915 tỷ đồng, tương ứng biên lãi gộp tăng từ 5,3% lên 5,6% nhờ chi phí tiền lương thấp hơn ước tính trước đây. Đồng thời, biên lợi nhuận gộp của mảng cơ khí dầu khí (M&C) được điều chỉnh từ 1,4% lên 1,9%.

Ngoài ra, chi phí quản lý doanh nghiệp giảm từ 870 tỷ đồng còn 828 tỷ đồng và thu nhập từ các liên doanh FPSO/FSO tăng 27 tỷ lên 657 tỷ đồng...

Sau cùng, PVS lãi ròng 884 tỷ đồng, tăng 14% (tức 111 tỷ đồng) so báo cáo tự lập, và tăng mạnh 47% so năm trước. 

Vi sao PVS dieu chinh lai rong tang 111 ty dong sau kiem toan?
 

Cho năm 2023, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) vừa có dự phóng doanh thu và lãi ròng của PVS lần lượt đạt 18.524 tỷ đồng và 808 tỷ đồng. Lợi nhuận tiếp tục chủ yếu đến từ các liên doanh liên kết và hoàn nhập dự phóng bảo hành công trình.

Với năm 2024, PVS có thể đạt được doanh thu 21.977 tỷ đồng và LNST cổ đông công ty mẹ tăng trưởng 30% và đạt 1.047 tỷ đồng.

Dù có nhiều tín hiệu tích cực hiện tại, VDSC cho rằng lợi nhuận cốt lõi của PVS chỉ ghi nhận sự đột biến từ năm 2024 khi mà các dự án chân đế điện gió hoặc dự án Sư Tử Trắng 2B (nếu thực hiện đúng tiến độ) được ghi nhận.

Quỹ ngoại gom mạnh sau khi PVS báo lãi lớn và làm dự án điện gió ngoài khơi

(Vietnamdaily) - Ngày 10/2, Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (HNX: PVS) đã ký thỏa thuận phát triển chung với công ty Sembcorp (Singapore) để phát triển các dự án điện gió ngoài khơi và xuất khẩu điện từ các trang trại điện gió này sang Singapore thông qua đường cáp ngầm cao thế dưới biển từ năm 2030.

Theo Thỏa thuận phát triển chung, PVS và Sembcorp sẽ hợp tác theo hình thức độc quyền để đầu tư dự án (vốn đầu tư khoảng 5 tỷ USD) sản xuất khoảng 2,3 GW điện từ nguồn năng lượng tái tạo ngoài khơi tại Việt Nam và xuất khẩu sang Singapore qua tuyến cáp cao áp ngầm dưới biển.  

Tổng Giám đốc PVS Lê Mạnh Cường cho biết, một dự án điện gió ngoài khơi thường phải mất tối thiểu từ 5-7 năm triển khai mới có thể phát điện thương mại. Hiện nay PVS đã nộp hồ sơ xin khảo sát lên Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trường hợp các cơ quan chức năng hỗ trợ, tạo hành lang pháp lý, sớm phê duyệt và cho phép PVS được tiến hành khảo sát, sử dụng khai thác vùng biển và xuất khẩu điện thì công ty sẽ sớm khởi động dự án để có thể có dòng điện thương mại vào năm 2030.

PVS: Cơ hội khi chuyển sang mảng điện gió ngoài khơi

(Vietnamdaily) - Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cho rằng lợi nhuận cốt lõi của PVS chỉ ghi nhận sự đột biến từ năm 2024 khi mà các dự án chân đế điện gió hoặc dự án Sư Tử Trắng 2B được ghi nhận. 

PVS đang dần chuyển dịch sang mảng năng lượng tái tạo

Tin mới