Vì sao phiến quân Syria “sợ” cuộc gặp Putin-Erdogan?

(Kiến Thức) - Theo giới phân tích, cuộc gặp Putin-Erdogan ngày 9/8 ở St. Petersburg có thể dẫn đến việc cắt đứt dòng chảy tài trợ, vũ khí và chiến binh nước ngoài vào Syria.

Vì sao phiến quân Syria “sợ” cuộc gặp Putin-Erdogan?
Trong cuộc gặp Putin-Erdogan ngày 9/8 ở St. Petersburg, hai bên sẽ thảo luận về một loạt các vấn đề an ninh và kinh tế. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Thổ Khĩ Kỳ, kể từ khi chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay ném bom Su-24 của Nga trên không phận Syria cuối tháng 11 năm 2015.
Vi sao phien quan Syria “so” cuoc gap Putin-Erdogan?
 Trong cuộc gặp ngày 9/8 ở St. Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan sẽ thảo luận về một loạt các vấn đề an ninh và kinh tế. Ảnh Sputnik
Vốn bị cáo buộc hỗ trợ các nhóm cực đoan Hồi giáo, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang khốn đốn trước các cuộc tấn công khủng bố, trong đó có cuộc tấn công liều chết của phiến quân IS ở Sân bay Quốc tế Ataturk (Istanbul), sát hại 40 người vô tội.
Nhà phân tích địa chính trị Eric Draitser nói Sputnik: "Cách đây vài tháng, (Tổng thống) Erdogan nhận ra rằng kế hoạch lật đổ (Tổng thống Syria) Bashar Assad và thay thế bằng một nhân vật thuộc tổ chức ‘Anh em Hồi giáo’ thân thiện với Thổ Nhĩ Kỳ là ... không khả thi. Vốn là nhà cung cấp vũ khí lớn cho các nhóm khủng bố ở Syria, Thổ Nhĩ Kỳ có khả năng đạt được một thỏa thuận nào đó với (Tổng thống Nga) Putin”.
Nhà phân tích Draitser lưu ý rằng một thỏa thuận với Tổng thống Putin có thể dẫn tới việc cắt đứt "đường ống" cung cấp tiền bạc, vũ khí và các tay súng nước ngoài cho phiến quân IS và và các nhóm cực đoan chống chính phủ Syria. Điều này cũng có thể ảnh hưởng đến mưu đồ lật đổ chế độ Assad của Mỹ và các đồng minh Châu Âu.
Nhà phân tích Draitser nói thêm: "Việc Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác thực sự với Nga có thể dẫn đến những tiến bộ đáng kể trong việc tiêu diệt cái gọi là Nhà nước Hồi giáo”.
Nhà phân tích các vấn đề đối ngoại Joe Lauria nói Sputnik rằng Tổng thống Erdogan có thể sẽ có một số nhượng bộ đối với Tổng thống Nga Putin, mặc dù đó chỉ là những nhượng bộ có tính chất tạm thời.
Nhà phân tích Joe Lauria cho rằng : "Hiện thời, sự thay đổi của (Tổng thống Erdogan) nhằm sửa chữa mối quan hệ với Nga, Iran và thậm chí với Bashar Assad Syria dường như chỉ là một động thái chiến thuật ngắn hạn để đảm bảo sự sống còn của bản thân ông ta". Ông giải thích rằng phiến quân IS đã trở mặt với Tổng thống Erdogan và nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ đã bị ảnh hưởng nặng nề sau khi bắn rơi máy bay ném bom Su-24 của Nga. Tuy nhiên, hãy còn quá sớm để nhận định rằng Ankara sắp tham gia "thế giới đa cực" và quay lưng lại với Mỹ, NATO và Liên minh Châu Âu.
Nhà sử học và phân tích quân sự Mỹ, Đại tá Douglas MacGregor nói Sputnik rằng Tổng thống Erdogan đang tạm thời tập trung vào chiến thuật ngắn hạn, nhưng mục tiêu chiến lược lâu dài của ông sẽ không thay đổi. Ông MacGregor nhận định: "Ông ấy (Erdogan) lựa chọn các thỏa thuận tạm thời với Moscow và Israel, trong khi đang củng cố quyền lực ở trong nước”.
Nhà sử học Macgregor lập luận rằng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đủ thông minh để biết rằng ông ấy không thể quá hiếu chiến khi môi trường không thuận lợi. Do đó, ông Erdogan có thể tạm ngừng hỗ trợ các nhóm cực đoan cho đến khi điều kiện ở trong và ngoài nước thuận lợi hơn.
Nhà phân tích Ivan Eland của Trung tâm Hòa bình và Tự do nói Sputnik rằng quan hệ cải thiện giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ có những tác động nghiêm trọng đến chính sách của Mỹ vì Washington vốn coi Thổ Nhĩ Kỳ là một đồng minh chiến lược chống lại cả nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo lẫn Nga.
Ngày 8/8, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Umit Yalcin bày tỏ sẵn sàng hồi sinh sự hợp tác Moscow- Ankara trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.

Nga trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ: Đảo lộn “cuộc chơi” ở Syria

(Kiến Thức) - Các biện pháp trả đũa của Nga sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 có thể trói tay Ankara và làm đảo lộn  “cuộc chơi” ở  Syria.

Nga trả đũa Thổ Nhĩ Kỳ: Đảo lộn “cuộc chơi” ở Syria
Bên cạnh các biện pháp trừng phạt kinh tế, Nga đã giáng trả mạnh mẽ “cú đâm sau lưng của những kẻ  đồng lõa với bọn khủng bố" bằng cách làm đảo lộn  "cuộc chơi" ở Syria. Trên chiến trường, Nga đang theo đuổi sách lược có thể trói tay của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria.
Thiết lập vùng cấm bay trên thực tế và tiếp cận lực lượng người Kurd

Nga báo trước Thổ Nhĩ Kỳ về âm mưu đảo chính?

(Kiến Thức) - Các nhà ngoại giao ở Ankara tiết lộ rằng Nga đã cảnh báo chính quyền Erdogan vài giờ trước khi đảo chính quân sự xảy ra vào rạng sáng ngày 16/7.

Nga báo trước Thổ Nhĩ Kỳ về âm mưu đảo chính?
Một số phương tiện truyền thông Arập dẫn lời nguồn tin ngoại giao tại Ankara nói rằng Cơ quan Tình báo Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ (MIT) đã nhận được thông tin tình báo từ các đối tác Nga báo trước về cuộc đảo chính sắp xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga bao truoc cho Tho Nhi Ky ve am muu dao chinh?
Tổng thống Nga Vladimir Putin điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan. Ảnh en.alalam.ir 

Ukraine đã cắt đứt quan hệ với Nga?

(Kiến Thức) - Theo nhà phân tích chính luận Zakhar Vinogradov của đài Sputnik, Ukraina đã cắt đứt quan hệ với Nga trên thực tế.

Ukraine đã cắt đứt quan hệ với Nga?
Sau khi không chấp nhận Đại sứ mới của Nga tại Ukraine Mikhail Babich và thậm chí từ chối thảo luận về vấn này ở cấp nhà nước, các quan chức Ukraine đã cắt đứt sợi dây vốn mỏng manh trong mối quan hệ chính thức với nước Nga.
Đêm 15/6/2014, các phần tử cực đoan Ukraine đã chặn lối vào Đại sứ quán Nga ở Kiev, ném bom xăng vào tòa nhà, lật nhào, đập phá xe của các nhà ngoại giao Nga. Ảnh Sputnik

 Đêm 15/6/2014, các phần tử cực đoan Ukraine đã chặn lối vào Đại sứ quán Nga ở Kiev, ném bom xăng vào tòa nhà, lật nhào, đập phá xe của các nhà ngoại giao Nga.  Ảnh Sputnik

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Đột nhập đảo lớn nhất thế giới ông Trump muốn mua

Greenland, đảo lớn nhất thế giới, là một vùng tự trị của Đan Mạch. Theo thỏa thuận hiện tại, Đan Mạch vẫn chịu trách nhiệm về một số lĩnh vực quan trọng của vùng đất này bao gồm tiền tệ, ngoại giao và quốc phòng.