Vì sao nhiều thí sinh không biết Xuân Quỳnh là nam hay nữ?

Sau kỳ thi tốt nghiệp THPT, nhiều thí sinh chia sẻ không biết nhà thơ Xuân Quỳnh là nam hay nữ và nhầm Ấn Độ ở châu Phi. Vào phòng thi, sĩ tử bất ngờ "quên sạch" kiến thức đơn giản.

Vì sao nhiều thí sinh không biết Xuân Quỳnh là nam hay nữ?

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2021 kết thúc để lại hàng loạt câu chuyện bi hài về bài thi của các sĩ tử.

Điển hình là khi bước ra khỏi phòng thi, nhiều thí sinh mới ngơ ngác biết nhà thơ Xuân Quỳnh là nữ. Hay trong đề thi môn Lịch Sử, không ít người nhầm lẫn Ấn Độ thuộc châu Phi.

Đây đều là những kiến thức xã hội thông thường, tuy nhiên không ít thí sinh lại dễ dàng nhầm lẫn, thậm chí khẳng định mình không biết.

Vi sao nhieu thi sinh khong biet Xuan Quynh la nam hay nu?

Phương Mỹ Chi và nhiều sĩ tử không nhớ Xuân Quỳnh là nam hay nữ. Ảnh: Phương Lâm.

"Đột xuất" quên kiến thức

Là thí sinh góp mặt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, ca sĩ Phương Mỹ Chi chia sẻ khi livestream rằng cô nằm trong số những sĩ tử quên nhà thơ Xuân Quỳnh là nam hay nữ.

Giọng ca 18 tuổi không khỏi hoang mang với câu hỏi xoay quanh bài thơ Sóng. Ngoài ra, cô cũng nhầm lẫn đáp án Ấn Độ thuộc châu Phi trong đề thi Lịch Sử.

"Lúc đầu, tôi phân vân không phân biệt được Xuân Quỳnh là ông hay bà. Sau khi thi xong, lên mạng thấy ai cũng đăng lên và ai cũng có cảm giác giống mình. Thật ra, tôi học sẽ nhớ nhưng lúc đó bị bấn loạn, tôi không nhớ ra chính xác được", nữ ca sĩ kể lại.

Không chỉ riêng Phương Mỹ Chi, trong các hội nhóm trên mạng xã hội, nhiều sĩ tử cũng bày tỏ tiếc nuối vì nhầm lẫn kiến thức đơn giản.

"Mình biết Ấn Độ ở châu Á, mà tự nhiên vô phòng thi cứ nhớ nhớ quên quên rồi khoanh sai. Về nhà cầm tờ đề thi nghĩ còn tức", tài khoản Facebook Minh Châu cho biết.

Thí sinh Phương Thy (quận 11, TP.HCM) bày tỏ cứ hay nhầm Xuân Diệu với Xuân Quỳnh, vào phòng thi thấy đề dài quá nên hoảng cứ sợ làm không kịp. "Tới giờ, mình cũng không nhớ đã ghi Xuân Quỳnh là ông hay bà nữa", Thy nói.

Một số sĩ tử khác thật lòng thú nhận lúc học không nắm rõ Xuân Quỳnh là tác giả nam hay nữ. Thậm chí, sau khi thi tốt nghiệp, kiến thức "Ấn Độ là quốc gia châu Á" cũng lần đầu được biết đến.

"Mình xem phim thấy người Ấn Độ da cũng sạm màu, nên mặc định là người châu Phi từ xưa, không chút thắc mắc gì. Cho tới hôm nay mới biết hóa ra không phải", tài khoản M.Đ chia sẻ.

Vi sao nhieu thi sinh khong biet Xuan Quynh la nam hay nu?-Hinh-2

Nhiều thí sinh bước vào phòng thi với tâm trạng lo lắng làm ảnh hưởng sự tập trung lúc làm bài. Ảnh: Việt Linh.

Tâm lý ảnh hưởng quá trình làm bài

Đối với vấn đề này, các giáo viên và chuyên gia tâm lý có nhiều cách nhìn nhận, lý giải khác nhau.

Thầy Nguyễn Nam Hùng (giáo viên dạy Ngữ văn, quận Cầu Giấy, Hà Nội) nêu quan điểm đây không phải hiện tượng tâm lý mất trí nhớ tạm thời, mà do hổng kiến thức. Học sinh không chịu đọc sách giáo khoa. Nhiều em chỉ đọc qua loa các bài văn mẫu đâu đó.

Giáo viên này cũng khẳng định khi dạy, thầy cô phải nhắc nhở những lỗi mà học sinh có thể mắc phải, ví dụ nhầm tên tác giả, tên nhân vật, nhớ sai chi tiết trong truyện hay thơ... Những giáo viên đi chấm thi năm nào cũng có câu chuyện "cười ra nước mắt" khi thí sinh "râu ông nọ cắm cằm bà kia".

Nhằm tránh các lỗ hổng kiến thức, học sinh phải học có hệ thống, chuẩn bị bài trước khi học và ôn tập nhiều lần sau khi đã nghe giảng. Việc luyện đề thường xuyên cũng giúp sĩ tử nhớ lâu hơn, phản xạ nhanh hơn. Trước khi học bài mới, các em đọc văn bản 3 lần, sau khi học xong hãy ôn tập lại ít nhất 2 đến 3 lần.

Mặt khác, việc một số em có tâm lý căng thẳng cũng ảnh hưởng quá trình làm bài và kết quả thi.

Trong khi đó, chuyên gia tâm lý Vương Nguyễn Toàn Thiện (Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM) lý giải khi bước vào kỳ thi, một số thí sinh sẽ lo lắng, căng thẳng quá mức ảnh hưởng đến mức độ tập trung. Nhiều bạn sẽ rơi vào trạng thái freeze (đứng hình) nên sẽ mất kiểm soát, không thể suy nghĩ, tư duy, thậm chí không thể cử động tay.

Theo chuyên gia Toàn Thiện, nếu rơi vào tình trạng này, thí sinh không nên cố gắng tiếp tục làm hay hoảng loạn. Thay vào đó, các sĩ tử nên tập trung vào hơi thở, hít vào thở ra chậm trong khoảng 2 phút, để lấy lại bình tĩnh, sau đó quay lại bài thi sẽ hiệu quả hơn.

Trước đó, thạc sĩ, bác sĩ Đinh Hữu Uân, thành viên Hiệp hội Tâm thần Mỹ, chia sẻ trên VTV rằng thí sinh khi bước vào phòng thi thường gặp vấn đề quên kiến thức đã ôn luyện. Theo ông Uân, trong tâm thần học, đây là hiện tượng quên trí nhớ tạm thời.

Khi gặp phải tình trạng này, học sinh không nên lo lắng, cần giữ tâm lý bình tĩnh, hít thở sâu, làm câu hỏi dễ trước. Chỉ cần làm theo mẹo nhỏ này, các em sẽ nhớ lại những kiến thức đã học, ôn luyện.

Hành động lạ, dàn thí sinh Đường lên đỉnh Olympia gây xôn xao MXH

(Kiến Thức) - Trong suốt 20 năm phát sóng Đường lên đỉnh Olympia, cộng đồng mạng đã không ít lần chứng kiến những màn tranh cãi nảy lửa của dân tình nhắm vào các thí sinh.

Hành động lạ, dàn thí sinh Đường lên đỉnh Olympia gây xôn xao MXH
Hanh dong la, dan thi sinh Duong len dinh Olympia gay xon xao MXH
 Trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 đã sắc định được Tân quán quân, giành giải thưởng 40.000 USD, đó là cô nàng có tên Thu Hằng – học sinh trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình.

"Trù" Quán quân Đường lên đỉnh Olympia, dân mạng bị VTV "phản dame" gắt

(Kiến Thức) - Đưa ra lời bình luận có phần trù úm Quán quân Đường lên đỉnh Olympia - Thu Hằng, dân mạng nhận cái kết khi bị fanpage của VTV "cà khịa" cực gắt.

"Trù" Quán quân Đường lên đỉnh Olympia, dân mạng bị VTV "phản dame" gắt
Sau 4 phần thi gay cấn, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia đã được xác định. Vòng nguyệt quế thuộc về Nguyễn Thị Thu Hằng đến từ trường THPT Kim Sơn A, Ninh Bình.
Sau chiến thắng trong trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia, ngoài những lời chúc mừng, khen ngợi Thu Hằng có nhiều người tỏ ra nghi ngờ, thành kiến với tân Quán quân.

Á quân Đường lên đỉnh Olympia 2020 dù dung dị vẫn sáng nhất MXH

(Kiến Thức) - Vũ Quốc Anh - Á quân Đường lên đỉnh Olympia 2020 khiến khán giả xúc động khi chia sẻ về đôi tất màu xanh của bố rất giản dị nhằm tỏ lòng biết ơn đến đấng sinh thành.

Á quân Đường lên đỉnh Olympia 2020 dù dung dị vẫn sáng nhất MXH
A quan Duong len dinh Olympia 2020 du dung di van sang nhat MXH
 Sáng ngày 20/9, trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 đã diễn ra tại trường quay S14 - Đài Truyền hình Việt Nam và 4 điểm cầu tại Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Trị và Đắk Lắk.

Đọc nhiều nhất

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

Chân dung 15 Bí thư tỉnh, thành vừa được Bộ Chính trị bổ nhiệm

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này đã có 15 tỉnh, thành thay đổi nhân sự bí thư. Trong đó, có một ủy viên Bộ Chính trị, 8 ủy viên TƯ, 5 ủy viên dự khuyết. Đây là những nhân tố được Bộ Chính trị đặt niềm tin sẽ hạt nhân mang lại những thành tựu kinh tế, xã hội cho các địa phương.
Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

Loạt giang hồ đình đám mạng xã hội và hồi kết chẳng như mơ

(Kiến Thức) - Những năm qua, hiện tượng giang hồ mạng nổi lên với nhiều hoạt động nhức nhối, ảnh hưởng đến trật tự xã hội và tư tưởng một bộ phận giới trẻ. Điều đáng nói, loạt giang hồ đình đám trên mạng xã hội này lại có hồi kết chẳng như mơ.

Tin mới

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Giá điện sinh hoạt mới lên tới 3.700 đồng/kWh

Bộ Công Thương đề xuất cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt còn 5 bậc thay vì 6 bậc. Bậc giá điện cao nhất có thể lên tới hơn 3.700 đồng/kWh, cao hơn so với mức cao nhất trong biểu giá hiện hành.