Vì sao Nhật Bản liên tiếp hứng chịu động đất kinh hoàng?

(Kiến Thức) - Các chuyên gia đã tìm ra nguyên nhân gốc rễ cho những vụ động đất ở Nhật Bản. Vậy, vì sao quốc gia này phải hứng chịu thảm họa kinh hoàng đến vậy? 

Vì sao Nhật Bản liên tiếp hứng chịu động đất kinh hoàng?
Mới đây, trận động đất ở Nhật Bản mạnh 7,3 độ Ricter xảy ra lúc 1h25 ngày 16/4 vừa qua đã làm rung chuyển thành phố Kumamoto, đảo Kyushu. Trước đó, tối 14/4, một trận động đất mạnh 6,2 độ Richter cũng xảy ra tại khu vực này, khiến 9 người thiệt mạng cùng hơn 800 người bị thương.
Nguyên nhân Nhật Bản thường xuyên xảy ra động đất là do nước này nằm trong vùng gọi là Vành đai lửa Thái Bình Dương. Khu vực này có hình dạng giống như vành móng ngựa và cũng là nơi xảy ra nhiều trận động đất và các hiện tượng phun trào núi lửa nhất thế giới.
Trong Vành đai lửa Thái Bình Dương, sự chuyển động và va chạm của Mảng Thái Bình Dương và Mảng Philippines, những mảng kiến tạo nằm dưới đáy Thái Bình Dương là nguyên nhân chính dẫn đến những trận động đất.
Vi sao Nhat Ban lien tiep hung chiu dong dat kinh hoang?
Trận động đất xảy ra vào khoảng 1h25 ngày 16/4 ở thành phố Kumamoto gây thiệt hại lớn.
“Bề mặt Trái Đất được chia ra thành nhiều mảng kiến tạo, trong đó tất cả các mảng đều di chuyển. Trong trường hợp các mảng kiến tạo dịch chuyển và va chạm vào nhau, ở ranh giới giữa chúng sẽ tạo ra các dãy núi hoặc núi lửa, cũng như tạo ra các trận động đất và các hiện tượng địa chất khác”, nhà địa vật lý Douglas Given thuộc Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) ở Pasadena, California cho biết.
Theo chia sẻ của nhà địa vật lý Paul Caruso thuộc USGS, những trận động đất xảy ra trong thời gian gần đây hầu hết là do sự va chạm giữa Mảng Philippines và Mảng Á-Âu.
Nhật Bản thường xuyên xảy ra động đất nên người dân không còn lạ lẫm với thảm họa thiên nhiên này. Tuy nhiên, động đất 7,0 độ richter là một trong những trận động đất mạnh nhất được ghi nhận ở miền Nam Nhật Bản. Theo đó, sau khi trận động đất với cường độ 7,3 độ Richter xảy ra tại thành phố Kumamoto, miền nam Nhật Bản, giới chức Nhật Bản nhanh chóng đưa ra cảnh báo sóng thần nhưng dỡ bỏ khoảng 50 phút sau đó.
Theo ông Caruso, trường hợp xảy ra động đất kéo theo đó là sóng thần thường gồm 3 yếu tố chính: trận động đất ít nhất phải mạnh 7,0 độ richter trở lên, tâm chấn trận động đất nằm ở dưới đáy đại dương và cuối cùng trận động đất phải là động đất cạn.
“Động đất xảy ra thường xuyên ở đảo Fiji nhưng chúng xảy ra ở tận 640 km dưới mặt đất nên những trận động đất này sẽ không có khả năng tạo ra sóng thần”, ông Caruso cho hay.
Nhà địa vật lý Paul Caruso chia sẻ những trận động đất hiện nay thường là động đất cạn, khoảng 10 km dưới đất nhưng tâm chấn lại nằm trong đất liền. Chính vì vậy, những trận động đất này không có khả năng gây ra sóng thần. Người dân Nhật Bản cũng cần phải chuẩn bị tâm lý sẵn sàng rằng, các dư chấn hậu động đất vẫn có thể tiếp tục xuất hiện trong những ngày tới.
Video toàn cảnh động đất kép tại Nhật Bản ngày 15-16/4/2016 (nguồn: VTV):

Ảnh đẹp nao lòng đất Phật Nepal trước động đất kinh hoàng

Mời quý vị đến thăm vùng đất Phật Nepal và thành phố tâm linh Kathmandu trước khi bị "hủy diệt" bởi trận động đất kinh hoàng. 

Ảnh đẹp nao lòng đất Phật Nepal trước động đất kinh hoàng
Anh dep nao long dat Phat Nepal truoc dong dat kinh hoang
Tháp Dharahara được xây dựng năm 1832 là thắng cảnh thu hút du khách bậc nhất ở thủ đô Kathmandu. Đây là một báu vật của đất nước Nepal. Tòa tháp màu trắng, đỉnh được ốp đồng và có một cầu thang xoắn hơn 200 bậc tam cấp. Tháp có ban công rất rộng cho phép du khách có thể phóng tầm mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên của thung lũng Kathmandu. 

Ảnh hiếm trận động đất mạnh nhất lịch sử California

(Kiến Thức) - Vào ngày 18/4/1906, một trận động đất mạnh nhất lịch sử California xảy ra, khiến 3.000 người chết.

Ảnh hiếm trận động đất mạnh nhất lịch sử California
Anh hiem tran dong dat manh nhat lich su California
Trận động đất mạnh nhất lịch sử California xảy ra vào 5h13 sáng ngày 18/4/1906 đã cướp đi sinh mạng 3.000 người. 

Ảnh hiếm về quân Mỹ khốn cùng trên chiến trường Khe Sanh

(Kiến Thức) - Trong hơn 2 tháng bị bao vây, có lúc người Mỹ đã lo sợ Khe Sanh sẽ trở thành một trận địa mà Việt Nam sẽ quyết đánh như Điện Biên Phủ.

Ảnh hiếm về quân Mỹ khốn cùng trên chiến trường Khe Sanh
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh
 Gần đây mạng Tencent của Trung Quốc đã đăng một loạt ảnh màu về chiến dịch Khe Sanh. Mạng này viết: Trận Khe Sanh là một trận chiến lớn trong chiến tranh Việt Nam, địa điểm tại tỉnh Quảng Trị từ tháng 1 năm 1928 đến tháng 4/1968. Trong trận chiến này, 3 sư đoàn của quân đội nhân dân Việt Nam đã bao vây và pháo kích lực lượng thủy quân lục chiến của Hải quân Mỹ.
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh-Hinh-2
 Quân Mỹ dựa vào ưu thế hỏa lực đã kiên trì cố giữ trận địa. Sau 77 ngày bao vây, Quân đội nhân dân Việt Nam kết thúc chiến dịch. Trận Khe Sanh là một trong những trận đánh ác liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam.
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh-Hinh-3
 Chiến dịch Khe Sanh thường được mô tả như một trận đánh với lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ thuần khiết nhưng thực chất nó không phải như vậy. Lực lượng Mỹ trong chiến dịch này bao gồm cả sư đoàn 1 kỵ binh được phái đến Khe Sanh để giảm áp lực cho thủy quân lục chiến.
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh-Hinh-4
 Bên cạnh đó còn có cả các đơn vị biệt kích Mỹ và binh sỹ Sài Gòn tham gia. Thêm nữa còn có cả sự yểm hộ từ không quân Mỹ, không quân hải quân Mỹ và không quân chính quyền Sài Gòn trong các phi vụ oanh tạc và trinh sát và tải thương...
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh-Hinh-5
 Sau khi giải vây Khe Sanh, quân Mỹ đã điều chỉnh lại bố phòng ở đây. Chỉ huy lực lượng Mỹ ở đây là Thiếu tướng William. B. Rosen và Thiếu tướng Thủy quân lục chiến Robert. E. Cashman đã đề xuất kế hoạch rút quân khỏi Khe Sanh. Ngày 5/7/1968, quân Mỹ chính thức đóng cửa căn cứ này.
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh-Hinh-6
Lính Mỹ trên trận địa Khe Sanh. Theo Wikipedia, ước tính trong toàn chiến dịch, phía Mỹ đã thương vong trên 12000 người còn phía Việt Nam tổn thất khoảng 9000 người. 
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh-Hinh-7
 Lính Mỹ nghỉ ngơi ngay trên vị trí chiến đấu trong một thời gian chiến trường im ắng. Trong khi quân đội Mỹ tuyên bố chiến thắng ở Khe Sanh nhưng thông tin trên báo lại khẳng định họ phải là người rút khỏi đây. Để lấp liếm thất bại, bộ máy tuyên truyền của Mỹ đã cố giải thích rằng việc rút khỏi Khe Sanh là do đối phương đã thay đổi chiến thuật.
Anh hiem ve quan My khon cung tren chien truong Khe Sanh-Hinh-8
 Binh lính bị thương đang nằm trên cáng chờ trực thăng tải thương. 

Đọc nhiều nhất

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

10 bức ảnh lịch sử khiến nhân loại "rụng tim"

(Kiến Thức) - Những năm qua, các nhiếp ảnh gia chụp được nhiều bức ảnh lịch sử có "sức nặng" lay động trái tim của người dân trên khắp thế giới. Mỗi bức ảnh là câu chuyện riêng khiến người xem có những cảm xúc khó quên. 

Tin mới