Vì sao người Trung Quốc thích ăn đồ tái sống

Tại một số vùng ở Trung Quốc, người dân có quan niệm thực phẩm sống sẽ tươi ngon và bổ dưỡng hơn.

Vi sao nguoi Trung Quoc thich an do tai song
 Nguyên liệu để nấu món soup rắn nổi tiếng ở Trung Quốc. Ảnh: Vice.
Người sống ở phía Nam Trung Quốc thuộc các tỉnh như Giang Tô, Chiết Giang, Quảng Đông, Quảng Châu, Phúc Kiến... thường ưa chuộng món thủy hải sản tươi sống ăn theo kiểu sashimi hay muối sống với rượu trắng.
Ở một vùng thuộc phía Nam, cá, rắn, ếch và các hải sản sống còn được xem là đặc sản địa phương. Điển hình như Thuận Đức (Quảng Đông) nổi tiếng với món gỏi cá sống Yusheng và thịt rắn tươi. Hay khu vực Triều Châu (Quảng Đông) có món cá, tôm, cua và các loại hải sản hoặc rau củ quả muốn sống với rượu, gừng, tỏi và các loại gia vị khác, sau đó cho vào tủ lạnh hoặc đông lạnh rồi mang ra thưởng thức.
Tuy nhiên, ăn cá, rắn và các loại hải sản tươi sống đang bị xem là sở thích ăn uống nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm liên quan đến ký sinh trùng tại Trung Quốc.
Những ca cấp cứu "rợn người"
Ông Khổng đến từ Chiết Giang (Trung Quốc) bị sốt 3 lần trong một tháng. Sau hàng loạt các kiểm tra, bệnh nhân được phát hiện bị nhiễm hai loại ký sinh trùng là Sparganum mansoni (ấu trùng sán nhái) và sán lá gan.
Khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết từng ăn món đặc sản gỏi cá sống Yusheng và thịt rắn tươi khi đến Thuận Đức, Quảng Đông (Trung Quốc) công tác vào tháng 11/2023.
Một người phụ nữ ở Bắc Kinh (Trung Quốc) cũng từng chia sẻ câu chuyện gia đình bạn trai cô đã nhiễm ký sinh trùng sau khi ăn món gỏi cá sống Yusheng tại Thuận Đức (Quảng Đông, Trung Quốc).
Ba tháng sau khi thưởng thức món ăn này, cô gái cho biết bạn trai cô cùng nhiều thành viên khác trong gia đình gặp vấn đề sức khỏe với lượng bạch cầu ái toan trong máu cao bất thường. Trong đó lượng bạch cầu ái toan của bạn trai cô cao gấp 50 lần người bình thường, sốt cao liên tục không hạ.
Kết quả chẩn đoán cho thấy bạn trai người phụ nữ bị nhiễm sán lá gan do ăn sashimi. Theo người phụ nữ, quá trình điều trị của bạn trai cô kéo dài hơn 4 tháng mới có tiến triển khả quan.
Một người phụ nữ ở Chiết Giang (Trung Quốc) được khuyên nuốt nòng nọc sống để chữa bệnh đau răng kinh niên. Tin vào bài thuốc dân gian này, người phụ nữ đã ăn 2-3 nòng nọc sống liên tục trong 4 ngày.
Sau đó, bà bị đau ngực, thậm chí cảm thấy có những con sâu nhỏ đang di chuyển khắp người. Khi đến bệnh viện kiểm tra, bà được phát hiện nhiễm Sparganum mansoni (ấu trùng sán nhái) ở tuyến thượng thận và dưới da.
Lịch sử y tế tỉnh Chiết Giang từng xảy ra dịch bệnh Sparganum mansoni hàng loạt vì thói quen ăn đồ sống của người địa phương.
"Nguyên nhân là một nhóm người đi đến hồ chứa nước trong thành phố để câu tôm rồi ăn sống. Sau khi kiểm tra, phát hiện phổi của 3 trong tổng số 7 người chưa đầy ấu trùng sán nhái Sparganum mansoni", bác sĩ Từ Tiểu Vy, Bệnh viện Chiết Giang (Trung Quốc), kể lại.
Vi sao nguoi Trung Quoc thich an do tai song-Hinh-2Món gỏi cá sống vốn được rất nhiều người châu Á yêu thích. Ảnh: Unsplash.
Vì sao người phía Nam Trung Quốc chuộng đồ sống?
Người sống ở phía Nam (Trung Quốc) thường có thói quen ăn đồ sống vì cho rằng thực phẩm như cá, tôm, cua... và thậm chí là rau củ quả ăn sống sẽ bổ dưỡng hơn ăn chín.
Họ quan niệm "rán dở hơn chiên, xào dở hơn hấp, hấp dở hơn luộc, luộc dở hơn sống". Họ thường dùng rượu, giấm và gia vị mạnh như mù tạt, tỏi, ớt…chế biến đồ tươi sống vì tin rằng chúng có thể khử trùng, tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Tuy nhiên, theo bác sĩ Từ Tiểu Vy, rượu, giấm và các loại gia vị mạnh không thể tiêu diệt vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh như quan niệm của nhiều người.
Một khi ký sinh trùng đã ký sinh trong cá, tôm hay cua nước ngọt, chúng sẽ không bao giờ bị rượu và các loại gia vị thông thường giết chết. Trong y học, cồn có nồng độ cồn 75% mới có tác dụng diệt khuẩn nhưng lượng cồn tối đa để uống chỉ là 50 hoặc 60 độ.
Vì vậy, rượu, giấm hay tỏi chỉ có tác dụng làm gia vị và có chức năng khử trùng, diệt khuẩn rất hạn chế. Ngoài ra, thời tiết càng nóng, hải sản càng dễ bị hư hỏng. Nếu được ướp sống và ngâm trong nhiều gia vị đậm đà trong thời gian dài, dù hư hỏng nhẹ cũng khó phát hiện và khi ăn phải thực phẩm này có thể gây hại cho sức khỏe.
Việc ăn thủy hải sản, thịt trứng và rau củ quả sống không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc để quá lâu có thể gây nhiễm khuẩn Salmonella gây ngộ độc thực phẩm, vi khuẩn Escherichia coli làm nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm khớp, nhiễm trùng huyết... và nhiễm các loại ký sinh trùng như giun đũa, sán dây, giun xoắn...
Trước câu hỏi thắc mắc của mọi người rằng uống thuốc tẩy giun sau khi ăn thực phẩm sống có hiệu quả không, bác sĩ Từ Tiểu Vy cho biết thuốc tẩy giun có chức năng tiêu diệt ký sinh trùng. Tuy nhiên, loại thuốc này không có tác dụng đối với các tổn thương do ký sinh trùng gây ra cho các cơ quan của con người. Ví dụ, khi ký sinh trùng xâm nhập vào não, nhãn cầu, gan, phổi... chúng có thể gây tổn thương vĩnh viễn.

Đi vệ sinh thấy “sợi mì”, hóa ra ký sinh trùng dài 4,9m

Thường xuyên ăn đồ sống, cô Tần nhiễm ký sinh trùng sán dây dài 4,95m, khiến bác sĩ cũng phải "chết lặng".

Đi vệ sinh thấy “sợi mì”, hóa ra ký sinh trùng dài 4,9m

Lá lách sợ nhất 3 thứ này, tránh xa thì sẽ sống lâu

Theo các bác sĩ, lá lách có 3 nỗi sợ hãi này, hãy tránh xa chúng để lá lách khỏe mạnh, cơ thể cũng tràn đầy sức sống hơn.

Lá lách sợ nhất 3 thứ này, tránh xa thì sẽ sống lâu
Lá lách không chiếm một diện tích quá lớn trong cơ thể con người chúng ta, nhưng nó đóng một vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi lá lách bị tổn thương sẽ mang đến cho cơ thể sự khó chịu, chúng ta có nhiều thói quen xấu trong cuộc sống sẽ trực tiếp làm tổn thương lá lách, vì vậy chúng ta phải quan tâm nhiều hơn đến cơ quan nhỏ này.

Cháo đậu xanh - bài thuốc giải rượu ngày Tết

Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Một bát cháo đậu xanh có thể giúp người say rượu bổ sung dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe nhanh hơn.

Cháo đậu xanh - bài thuốc giải rượu ngày Tết

Xin chào bác sĩ, ngày Tết là dịp mọi người uống rượu, bia nhiều. Tôi thấy có thông tin ăn cháo đậu xanh để giải rượu rất tốt. Bác sĩ có thể cho biết công dụng của đậu xanh, vì sao đây lại là món ăn giải nhiệt, giải rượu trong những ngày Tết. Những ai không nên dùng đậu xanh? Xin cảm ơn!

Nguyễn Vân Anh (Thủ Đức, TP.HCM)

Bác sĩ Nguyễn Trọng Tín - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - Cơ sở 3 tư vấn:

Đậu xanh là thức ăn rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Đây không những là thức ăn ngon bổ dưỡng mà còn có thể xem như vị thuốc được ông bà ta sử dụng từ xa xưa.

Trong Nam Dược Thần Hiệu của danh y Tuệ Tĩnh có nhắc đến công dụng của hạt đậu xanh như sau: “Lục đậu còn gọi là đậu xanh, vị ngọt, tính mát không độc, bổ ích nguyên khí, thanh nhiệt giải độc, thanh tiểu tiện, chữa lở, làm sáng mắt”. Lĩnh Nam Bản Thảo của danh y Hải Thượng Lãn Ông cũng có đề cập đến đậu xanh:

“Lục đậu tên gọi hột đậu xanh

Ngọt lạnh, không độc, vị hơi tanh

Trừ nhiệt bổ hư kiêm giải độc

Lợi thủy, tiêu sang, mắt sáng tinh”.

Chao dau xanh - bai thuoc giai ruou ngay Tet

Hạt đậu xanh có tính hàn. Ảnh: DDN

Như vậy, đậu xanh có thể được xem là vị thuốc có tính hàn, công dụng thanh nhiệt, tiêu được nhiệt độc trong cơ thể. Theo Y học cổ truyền, rượu là thức uống có tính đại nhiệt, khi uống vào sẽ hun đốt Trung tiêu, từ đó gây ra nhiều bệnh khác nhau liên quan đến nhiệt tích ở tỳ vị.

Để giải được rượu, dân gian ta đã dựa vào khả năng thanh nhiệt của đậu xanh để giải trừ nhiệt độc tích tụ do rượu gây ra. Bài thuốc cháo đậu xanh sử dụng đậu xanh chung với cháo nấu nhừ vì cháo có khả năng kiện tỳ ích vị, hồi phục chức năng tỳ vị sau những lần tiệc tùng ăn nhiều đồ béo ngọt, cay nóng.

Ngoài công dụng giải rượu, đậu xanh được dân gian sử dụng làm thức ăn giảm tiêu viêm, trị mụn lở. Chè đậu xanh ngon, bổ dưỡng, làm mát cơ thể vào những ngày hè nóng nực. Đậu xanh có thể kết hợp với các thức ăn khác cũng có tính hàn tăng tác dụng thanh nhiệt tiêu độc như rau má, nước dừa.

Mặc dù đậu xanh có nhiều công dụng nhưng không nên lạm dụng. Những người tỳ vị hư hàn với biểu hiện như dễ bị lạnh bụng, khó tiêu khi ăn đồ sống lạnh không nên lạm dụng đậu xanh. Đặc biệt khi ăn các thực phẩm có tính hàn như tôm, cua, ốc, lươn, các loại dưa… kèm đậu xanh sẽ làm cho bữa ăn mất cân bằng âm dương, có thể gây khó tiêu, lạnh bụng, đầy bụng, đau bụng ở những người có tỳ vị hư nhược.

Đọc nhiều nhất

Tin mới