Vì sao nên công nhận ngày Quốc lễ Kinh Dương Vương?

(Kiến Thức) - “Đền thờ, Lăng mộ Kinh Dương Vương là một di sản cội nguồn, tôn quý bậc nhất của dân tộc Việt Nam”, TS Nguyễn Đình Soạn khẳng định. 

Vì sao nên công nhận ngày Quốc lễ Kinh Dương Vương?
Bốn chữ Nho: Thủy tổ đài môn (cửa Đền Thủy tổ) trên cổng Đền Kinh Dương Vương.
Bốn chữ Nho: Thủy tổ đài môn (cửa Đền Thủy tổ) trên cổng Đền Kinh Dương Vương. 
Ở địa bàn làng Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh có Đền thờ Kinh Dương Vương - vị Vua bề trên, cùng con trai ông là Lạc Long Quân và con dâu là Âu Cơ (cha mẹ đẻ của Vua Hùng thứ nhất). Như vậy, Vua Hùng thứ nhất có ông nội là Kinh Dương Vương. Thế nên, Đền đã được Nhà nước cấp Bằng công nhận di tích lịch sử văn hóa, cùng với cả quần thể di tích Lăng Kinh Dương Vương. 
Đặc biệt, biết ơn nguồn cội dân tộc, tổ tiên, từ bao đời nay, cứ vào ngày 18 tháng giêng (âm lịch) - ngày giỗ Kinh Dương Vương hằng năm, đồng bào địa phương đều tổ chức Lễ dâng hương tại Đền và Lăng. Trong Lễ dâng hương có “Rước nước”, được múc từ giữa dòng sông Thiên Đức (sông Đuống ngày nay) đựng vào thạp đồng, đưa lên kiệu rước về Đền. 
TS Nguyễn Đình Soạn, nhà nghiên cứu văn hóa tâm linh, nguyên Giám đốc Trung tâm UNESCO phát triển nhân văn Việt Nam đã bình luận về tục Rước nước mang ý nghĩa triết lý nhân văn: “Nước” tượng trưng cho giang sơn, xã tắc và “nước” cũng là gốc của sự sống muôn loài. Ông đọc bốn chữ Nho trên bức hoành phi ở Đền là: “Nam Bang thủy tổ”, giải nghĩa là  “Thủy tổ nước Nam”. Và ông cho rằng: “Đền thờ, Lăng mộ Kinh Dương Vương là một di sản cội nguồn, tôn quý bậc nhất của dân tộc Việt Nam”. 
Nhân dịp sắp đến ngày giỗ Tổ Hùng Vương, kiến nghị cơ quan chức năng có thẩm quyền nên quy định, công nhận ngày giỗ Kinh Dương Vương ngày 18, tháng Giêng âm lịch hằng năm là ngày Quốc Lễ. Đồng thời, Đền cùng với quần thể Lăng Kinh Dương Vương nêu trên, sớm được nâng hạng, cấp bằng di tích lịch sử văn hóa đặc biệt trường tồn của dân tộc Việt Nam.

Văn minh Việt cổ “bị đánh cắp” như thế nào?

(Kiến Thức) - Những cứ liệu trong lịch sử Trung Quốc chứng tỏ người Việt có nhiều phát minh vĩ đại, trong đó, lịch rùa chứng minh Việt Nam ra đời trước Trung Quốc.

Văn minh Việt cổ “bị đánh cắp” như thế nào?
GS.TSKH Hoàng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Unesco, chuyên gia nghiên cứu về văn hóa phương Đông đã tìm ra những chứng cứ chứng minh về những phát minh lý thú của người Việt trong thời kỳ dựng nước bị kẻ xâm lược cố tình xóa bỏ và đánh tráo. Đó là nền văn hóa nhân bản - là nền văn minh "Lịch toán - Nông nghiệp"...

Ngôi mộ của thủy tổ nước Việt ở đâu?

Rất nhiều người không biết rằng, ngôi mộ Kinh Dương Vương, thủy tổ nước Việt nằm ngay bên bờ sông Đuống, thuộc huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.

Ngôi mộ của thủy tổ nước Việt ở đâu?
Mộ giản dị, đắp trên một gò đất nhìn ra bờ sông, xung quanh là những cây cổ thụ quanh năm xanh tốt. Nhân dân không xây thành lăng mà chỉ xây cao lên bằng gạch cổ, có mái nhỏ che mưa nắng. Rêu xanh màu thời gian. Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là ngôi mộ cổ do nhân dân chọn địa thế đẹp, có tụ khí phong thủy, dựng lên như một biểu tượng.

4 thảm họa chết chóc không thể quên trong lịch sử

"Sương mù chết chóc", "ngày đen tối"... là những thảm họa đáng sợ được ghi nhận trong lịch sử loài người... 

4 thảm họa chết chóc không thể quên trong lịch sử
Lịch sử đã chứng kiến nhiều thảm họa do tự nhiên và cả lỗi của con người gây nên. Những thảm họa này đã gây ra cho con người biết bao thiệt hại, hàng nghìn, hàng vạn người phải bỏ mạng...Cùng điểm lại vài thảm họa chết chóc không thể nào quên trong lịch sử loài người qua tổng hợp của trang ATII sau đây.
Lịch sử đã chứng kiến nhiều thảm họa do tự nhiên và cả lỗi của con người gây nên. Những thảm họa này đã gây ra cho con người biết bao thiệt hại, hàng nghìn, hàng vạn người phải bỏ mạng...Cùng điểm lại vài thảm họa chết chóc không thể nào quên trong lịch sử loài người qua tổng hợp của trang ATII sau đây.

Đọc nhiều nhất

Lặng người trước chuyện tâm linh xúc động ở Nghĩa trang Trường Sơn

Lặng người trước chuyện tâm linh xúc động ở Nghĩa trang Trường Sơn

(Kiến Thức) - "Sẽ có lúc người ta lý giải được những sự việc huyền bí ở Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn dưới ánh sáng khoa học. Nhưng, đây là vấn đề tâm linh, vì vậy trước hết nó phải được soi sáng dưới góc độ văn hóa, truyền thống, đạo lý, tín ngưỡng, tình cảm của dân tộc".
Vì sao ở giữa Tử Cấm Thành không có một bóng cây?

Vì sao ở giữa Tử Cấm Thành không có một bóng cây?

(Kiến Thức) - Tử Cấm Thành là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất Trung Quốc với nhiều bí mật bất ngờ. Trong số này, nhiều người không khỏi tò mò vì sao Tam Đại điện ở Tiền triều trong Cố Cung không có một bóng cây. 

Tin mới

Phát hiện bất ngờ về thủ đô của đế chế Assyria

Phát hiện bất ngờ về thủ đô của đế chế Assyria

Trong một cuộc khảo sát mới tại Khorsabad - thủ đô của đế chế Assyria, các chuyên gia đã phát hiện một số công trình bao gồm biệt thự, khu vườn hoàng gia... ở Iraq. Tàn tích những công trình này nằm sâu dưới lòng đất.