Vì sao máy bay ném bom He-177 Đức lại là “kẻ sát chủ“?

Vì sao máy bay ném bom He-177 Đức lại là “kẻ sát chủ“?

(Kiến Thức) - Máy bay ném bom He-177 được phát xít Đức kỳ vọng trở thành oanh tạc cơ tốt nhất thế giới nhưng ngược lại nó trở thành chiếc máy bay “sát chủ” nổi tiếng nhất.

Theo defensemedianetwork, He-177 được phân loại là máy bay ném bom hạng nặng. Các chỉ huy Đức đặt ra yêu cầu cho công nghiệp hàng không phải thiết kế một chiếc máy bay ném bom tốt nhất trên thế giới, mang được 2 tấn bom và tấn công mục tiêu ở sâu hơn 2.000km trong lãnh thổ đối phương với tốc độ 362km/h.
Theo defensemedianetwork, He-177 được phân loại là máy bay ném bom hạng nặng. Các chỉ huy Đức đặt ra yêu cầu cho công nghiệp hàng không phải thiết kế một chiếc máy bay ném bom tốt nhất trên thế giới, mang được 2 tấn bom và tấn công mục tiêu ở sâu hơn 2.000km trong lãnh thổ đối phương với tốc độ 362km/h.
Nếu làm được như vậy, chiếc máy bay này sẽ trở thành nỗi ám ảnh cho các đoàn tàu của Đồng Minh ở Đại Tây Dương cũng như các căn cứ của Liên Xô bên kia dãy núi Ural.
Nếu làm được như vậy, chiếc máy bay này sẽ trở thành nỗi ám ảnh cho các đoàn tàu của Đồng Minh ở Đại Tây Dương cũng như các căn cứ của Liên Xô bên kia dãy núi Ural.
Các kỹ sư của Heinkel tính toán rằng với các yêu cầu đó, Heinkel cần ít nhất một cặp động cơ 2000 PS (1973 mã lực). Nhưng đến thời điểm đó, công nghiệp hàng không của Đức chưa có chiếc động cơ nào mạnh như vậy nên Heinkel quyết định dùng động cơ DB601 của máy bay BF-109 để thay thế.
Các kỹ sư của Heinkel tính toán rằng với các yêu cầu đó, Heinkel cần ít nhất một cặp động cơ 2000 PS (1973 mã lực). Nhưng đến thời điểm đó, công nghiệp hàng không của Đức chưa có chiếc động cơ nào mạnh như vậy nên Heinkel quyết định dùng động cơ DB601 của máy bay BF-109 để thay thế.
Tuy nhiên, thay vì giúp tăng cường sức mạnh cho Không quân Đức, chiếc  máy bay ném bom He-177 lại trở thành một chiếc máy bay nổi tiếng với những khiếm khuyết về cấu trúc và động cơ cũng như gây nhiều tai nạn chết chóc cho các phi công lái nó.
Tuy nhiên, thay vì giúp tăng cường sức mạnh cho Không quân Đức, chiếc máy bay ném bom He-177 lại trở thành một chiếc máy bay nổi tiếng với những khiếm khuyết về cấu trúc và động cơ cũng như gây nhiều tai nạn chết chóc cho các phi công lái nó.
Nguyên do của việc chiếc He-177 trở thành một chiếc máy bay “sát chủ” nổi tiếng nằm ở hai khía cạnh. Thứ nhất là do các lỗi ở mặt thiết kế kỹ thuật và thứ hai là ở cung cách tác chiến mà các chỉ huy áp đặt cho nó.
Nguyên do của việc chiếc He-177 trở thành một chiếc máy bay “sát chủ” nổi tiếng nằm ở hai khía cạnh. Thứ nhất là do các lỗi ở mặt thiết kế kỹ thuật và thứ hai là ở cung cách tác chiến mà các chỉ huy áp đặt cho nó.
Về lý do kỹ thuật, động cơ Daimler Benz DB601 có điểm yếu là chúng nóng rất nhanh và lửa có thể bùng lên ở trong động cơ gây tai nạn. Mặt khác, trong điều kiện hoạt động bình thường, nhiệt độ quá cao trong động cơ cũng khiến cho xà dọc trong cánh máy bay trở nên yếu.
Về lý do kỹ thuật, động cơ Daimler Benz DB601 có điểm yếu là chúng nóng rất nhanh và lửa có thể bùng lên ở trong động cơ gây tai nạn. Mặt khác, trong điều kiện hoạt động bình thường, nhiệt độ quá cao trong động cơ cũng khiến cho xà dọc trong cánh máy bay trở nên yếu.
Trong chuyến bay thử nghiệm He-177 đầu tiên ngày 9/11/1939 do Carl Francke – Giám đốc Trung tâm thử nghiệm bay Rechlin trực tiếp lái, chuyến bay đã phải kết thúc đột ngột ở phút thứ 12 vì động cơ quá nóng. Francke cũng phàn nàn rằng trục cánh quạt rung lắc, đuôi bị rung động khi có bất kỳ chuyển động nào của bánh lái.
Trong chuyến bay thử nghiệm He-177 đầu tiên ngày 9/11/1939 do Carl Francke – Giám đốc Trung tâm thử nghiệm bay Rechlin trực tiếp lái, chuyến bay đã phải kết thúc đột ngột ở phút thứ 12 vì động cơ quá nóng. Francke cũng phàn nàn rằng trục cánh quạt rung lắc, đuôi bị rung động khi có bất kỳ chuyển động nào của bánh lái.
Trong số 8 chiếc máy bay ném bom He-177 sản xuất đầu tiên thì có đến 6 chiếc đã bị mất vì cháy động cơ khi đang bay thử nghiệm. Ngoài ra, trong loạt 35 chiếc sản xuất tiếp theo, nhiều chiếc cũng chịu chung số phận.
Trong số 8 chiếc máy bay ném bom He-177 sản xuất đầu tiên thì có đến 6 chiếc đã bị mất vì cháy động cơ khi đang bay thử nghiệm. Ngoài ra, trong loạt 35 chiếc sản xuất tiếp theo, nhiều chiếc cũng chịu chung số phận.
Trong khi đó, các chỉ huy Không quân Đức lại phạm một sai lầm nghiêm trọng khi đặt ra các yêu cầu tác chiến không phù hợp cho nó. Đó là yêu cầu tất cả máy bay chiến đấu phải có khả năng bổ nhào ném bom theo cách của chiếc Junker 87 Stuka. Trong ảnh là một He-177 đang bổ nhào.
Trong khi đó, các chỉ huy Không quân Đức lại phạm một sai lầm nghiêm trọng khi đặt ra các yêu cầu tác chiến không phù hợp cho nó. Đó là yêu cầu tất cả máy bay chiến đấu phải có khả năng bổ nhào ném bom theo cách của chiếc Junker 87 Stuka. Trong ảnh là một He-177 đang bổ nhào.
Một chiếc Junker 87 Stuka,
Một chiếc Junker 87 Stuka,
Chính Thượng tướng Ernst Udet – một trong những phi công nổi tiếng nhất của Đức là người đã thuyết phục Bộ Tư lệnh Không quân Đức rằng các máy bay nên có khả năng bổ nhào ném bom. Lý luận này được Tham mưu trưởng Không quân Đức tiếp tục thực hiện sau khi Ernst Udet chết năm 1941. Trong ảnh là Ernst Udet.
Chính Thượng tướng Ernst Udet – một trong những phi công nổi tiếng nhất của Đức là người đã thuyết phục Bộ Tư lệnh Không quân Đức rằng các máy bay nên có khả năng bổ nhào ném bom. Lý luận này được Tham mưu trưởng Không quân Đức tiếp tục thực hiện sau khi Ernst Udet chết năm 1941. Trong ảnh là Ernst Udet.
Trong khi đó, Tư lệnh Không quân Đức thời điểm đó là Hermann Göring sau này đổ lỗi rằng ông ta đã không biết gì về điều này: “Thật là ngu ngốc khi yêu cầu một chiếc máy bay ném bom 4 động cơ phải bổ nhào. Nếu tôi được cho biết về điều này trong một khoảnh khắc, tôi đã trả lời: Đó là ý nghĩ vô nghĩa gì vậy?”. Trong ảnh là Hermann Göring.
Trong khi đó, Tư lệnh Không quân Đức thời điểm đó là Hermann Göring sau này đổ lỗi rằng ông ta đã không biết gì về điều này: “Thật là ngu ngốc khi yêu cầu một chiếc máy bay ném bom 4 động cơ phải bổ nhào. Nếu tôi được cho biết về điều này trong một khoảnh khắc, tôi đã trả lời: Đó là ý nghĩ vô nghĩa gì vậy?”. Trong ảnh là Hermann Göring.
Tháng 6/1942, Thanh tra hàng không của Không quân Đức cùng Bộ trưởng Bộ Vũ khí đã đến một căn cứ để xem chiếc oanh tạc cơ He-177 cất cánh với đầy đủ bom đạn. Sau khi bay khỏi tầm mắt, chiếc máy bay bị rơi xuống đất từ độ cao 152m khiến tất cả phi hành đoàn tử nạn.
Tháng 6/1942, Thanh tra hàng không của Không quân Đức cùng Bộ trưởng Bộ Vũ khí đã đến một căn cứ để xem chiếc oanh tạc cơ He-177 cất cánh với đầy đủ bom đạn. Sau khi bay khỏi tầm mắt, chiếc máy bay bị rơi xuống đất từ độ cao 152m khiến tất cả phi hành đoàn tử nạn.
Các kỹ sư Đức còn tiếp tục sửa chữa khắc phục các lỗi kỹ thuật nhiều đợt nữ nhưng cuối cùng không ai vượt qua được những lỗi vốn có của chiếc máy bay này như nóng động cơ, rung lắc cánh khi bổ nhào...
Các kỹ sư Đức còn tiếp tục sửa chữa khắc phục các lỗi kỹ thuật nhiều đợt nữ nhưng cuối cùng không ai vượt qua được những lỗi vốn có của chiếc máy bay này như nóng động cơ, rung lắc cánh khi bổ nhào...
Theo Wikipedia, tính đến tháng 10/1944, Đức đã sản xuất được 1.100 máy bay He-177 nhưng chúng không giúp được điều gì nhiều cho chiến sự. Có lần 14 chiếc He-177 đi tấn công London nhưng trong 13 chiếc cất cánh được thì 8 chiếc phải quay về ngay vì động cơ quá nóng, một chiếc chuyển hướng đi nơi khác.
Theo Wikipedia, tính đến tháng 10/1944, Đức đã sản xuất được 1.100 máy bay He-177 nhưng chúng không giúp được điều gì nhiều cho chiến sự. Có lần 14 chiếc He-177 đi tấn công London nhưng trong 13 chiếc cất cánh được thì 8 chiếc phải quay về ngay vì động cơ quá nóng, một chiếc chuyển hướng đi nơi khác.

GALLERY MỚI NHẤT