Vì sao lợn rừng tại Tây Âu vẫn nhiễm phóng xạ sau 37 năm?

Dù thảm họa Chernobyl đã trôi qua hơn 3 thập kỷ nhưng tàn dư của nó vẫn gây ảnh hưởng lớn đến nhiều loại sinh vật tại các khu rừng ở Trung Âu.

Ngày 25 tháng 4 năm 1986, thảm họa hạt nhân Chernobyl tàn khốc nhất trong lịch sử đã xảy ra tại Ukraine khi một thí nghiệm kỹ thuật đã thất bại và khiến lò phản ứng hạt nhân số 4 bị tan chảy.

Vụ việc này đãđể lại hậu quả khó có thể hồi phục, biến nơi đây trở thành một "cấm địa phóng xạ"nguy hiểm nhất thế giớicũng như gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh vật sinh sống xung quanh khi sự việc xảy ra.

Vì sao lợn rừng tại Tây Âu vẫn nhiễm phóng xạ sau 37 năm?  ảnh 1

Vụ tai nạn hạt nhân tại nhà máy Chernobyl gây ám ảnh nhân loại suốt nhiều năm trời

Theo ghi nhận, trong suốt 37 năm bị bỏ hoang, các loài động vật tại đây như lợn rừng, nai sừng tấm và hươu, naichâu Âu đã tăng vọt. Trong quá trình nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng loài lợn rừng có chỉ sốnhiễm phóng xạ lớn hơn các loài khác mặc dù chúng đều sinh sống trong một môi trường.

Độ phóng xạ ở lợn rừng cao một cách đáng ngạc nhiên

Sau khi thảm họa Chernobyl xảy ra, người dân đã ngay lập tức được khuyến cáo không tiêu thụ các loại nấm và thịt động vật hoang dã tại đây vì chúng có mức độ nhiễm phóng xạ rất cao.

Theo SciDaily, chỉ số phóng xạCesium-137 (phóng xạ được phát xa sau thảm họa Chernobyl) có chu kỳ bán rã 30 năm,nghĩa là sau 30 năm, một nửa lượng phóng xạ đã tự phân hủy.Do đó, theo như quy trình thì đến năm 2016, mức độ phóng xạ Cesium-137 trong hầu hết các mẫu thực phẩm (bao gồm cả động vật và thực vật) sẽ chỉ còn một nửa so với thời kỳ đầu. 

Tuy nhiên, điều kỳ lạ là mức độ phóng xạ đo được trong thịt lợn rừngBavariatại khu vực này vẫnvượt quá giới hạn quy định một cách đáng kể hoặc có thể nói làmức độ phóng xạ của loài này gần như không đổi sau gần 40 năm.

Vì sao lợn rừng có độ phóng xạ cao?

Sau nhiều năm nghiên cứu, nhờ những phép đo chính xác hơn ở thời điểm hiện tại,một nhóm do Giáo sư Georg Steinhauser tại TU Wien dẫn đầu đã quyết định giải mã nguồn gốc cũng như lượng phóng xạ trong lợn đực.

Tiến sĩ Bin Feng, người thực hiện nghiên cứu tại Viện Hóa học vô cơ tại Đại học Leibniz, Hannover và Trung tâm Atominstitut TRIGA tại TU Wien, giải thích:"Điều này hoàn toàn có thể xảy ra được vì mỗi nguồn đồng vị phóng xạ khác nhau lại có dấu vân tay vật lý khác nhau. Theo đó, Chernobylkhông chỉ giải phóng Caesium-137 mà còn giải phóng cả Caesium-135 (một đồng vị Caesium có chu kỳ bán rã dài hơn nhiều) thì việc lợn rừng nhiễm chỉ số phóng xạ cao hơn là có thể giải thích được".

Vì sao lợn rừng tại Tây Âu vẫn nhiễm phóng xạ sau 37 năm?  ảnh 2

Việc loài lợn rừng có chỉ số phóng xạ cao là do loài này bị nhiễm cả phóng xạcaesium-135 và caesium-137

Bên cạnh đó, nghiên cứu của nhóm được dẫn đầu bởi Giáo sư Georg Steinhauser tại Đại học Công nghệ Vienna cũng có kết luận tương tự về nguồn gốc lượng phóng xạ trong thịt lợn rừng. Họ cho rằng chất phóng xạ caesium là kết quả của cả những vụ nổ vũ khí hạt nhân vào những năm 1960 và cả quá trình sản xuất năng lượng hạt nhân cũng như thảm họa Chernobyl vào năm 1986.

Nhà hóa học phóng xạ Georg Steinhauser cho rằng một nguyên nhân nữa khiến lợn rừng có chỉ số phóng xạ nhiều hơn các loài khác là do thói quen ăn nấm cục của chúng. Theo đó, khi caesium bị giải phóng ra ngoài, nó sẽ thấm qua đất và được nấm hấp thụ. Vào mùa đông, khi ngô và quả sồi trên mặt đất khan hiếm, lợn rừng có thể đã đào đất tìm thức ăn và ăn các loạinấm cục nhiễm phóng xạ caesium khiến cho chỉ số phóng xạ của chúng tăng cao.Điều này cũng giải thích tại sao các quan sát nhận thấy mức độ phóng xạ ở lợn rừng cũng cao hơn vào mùa đông.

Bán hải sản, ngư dân bị chửi mắng vì nỗi lo nhiễm phóng xạ

Dù ngư dân liên tục giải thích, cư dân mạng vẫn bình luận rất tiêu cực, cho rằng ăn hải sản này sẽ nhiễm phóng xạ, mắc bệnh ung thư.

Tình hình hỗn loạn về việc xả nước thải hạt nhân của Nhật Bản ra biển vẫn đang diễn ra âm ỉ, rất nhiều bình luận không thân thiện đổ vào phòng phát sóng trực tiếp của nhiều ngư dân Trung Quốc.

“Bí mật” đáng sợ trên hòn đảo nguy hiểm nhất hành tinh

Đảo Poveglia ở Italy, Miyake-jima của Nhật Bản hay đảo Rắn ở Brazil...là những hòn đảo nguy hiểm nhất hành tinh. Chúng chứa đựng một "bí mật" đáng sợ khiến du khách muốn tránh xa.

“Bi mat” dang so tren hon dao nguy hiem nhat hanh tinh

Đảo Ramree ở Myanmar là một trong những hòn đảo nguy hiểm nhất hành tinh và không một ai dám đặt chân đến. Theo Wonders List, trong Thế chiến II, 400 lính Nhật đã thiệt mạng do bị cá sấu tấn công sau khi xâm nhập vào đầm lầy cá sấu trên đảo này.

“Bi mat” dang so tren hon dao nguy hiem nhat hanh tinh-Hinh-2
Theo Wonders List, Poveglia, ở Italy, là một trong những hòn đảo nguy hiểm nhất hành tinh. Hòn đảo này có "quá khứ" đen tối vì được cho là nơi chôn cất bệnh nhân bị dịch hạch. Theo ước tính sơ bộ, hơn 100 nghìn người đã chết trên đảo Poveglia, và hòn đảo này hiện nay hoàn toàn bị bỏ hoang.
“Bi mat” dang so tren hon dao nguy hiem nhat hanh tinh-Hinh-3
Bikini Atoll (Đảo Bikini) thuộc Quần đảo Marshall là một hòn đảo san hô xinh đẹp nhưng nguy hiểm. Năm 1946, toàn bộ dân cư trên đảo này đã được sơ tán do Mỹ thực hiện hơn 20 vụ thử hạt nhân ở đó. Mặc dù hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng đất trong khu vực này vẫn bị nhiễm phóng xạ khiến các loại cây trồng ở đây không an toàn với sức khỏe con người.
“Bi mat” dang so tren hon dao nguy hiem nhat hanh tinh-Hinh-4
Miyakejima là một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo núi lửa Izu, Nhật Bản. Đây là một trong những hòn đảo nguy hiểm chết người, vì nó nằm trong trung tâm hoạt động của ngọn núi lửa Oyama. Ngoài ra, lượng lớn khí lưu huỳnh vẫn âm thầm rò rỉ ra từ lòng đất do hoạt động của núi lửa đã ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân sinh sống nơi đây.
“Bi mat” dang so tren hon dao nguy hiem nhat hanh tinh-Hinh-5
Đảo Rắn ở Brazil là nơi "cư ngụ" của hàng trăm nghìn con rắn độc. Nọc độc của chúng có thể khiến con người tử vong ngay lập tức nếu bị cắn. Brazil đã cấm người dân đến đảo Rắn, và chỉ có một số nhà sinh vật, nghiên cứu mới được phép đặt chân lên vùng đất đáng sợ này.
“Bi mat” dang so tren hon dao nguy hiem nhat hanh tinh-Hinh-6
Enewetak vốn là một đảo san hô xinh đẹp thuộc Quần đảo Marshall. Tuy nhiên, hòn đảo đã bị biến thành nơi thử nghiệm vũ khí hạt nhân của Mỹ trong khoảng thời gian từ năm 1948-1968, khiến nguồn nước và đất bị nhiễm phóng xạ. 
“Bi mat” dang so tren hon dao nguy hiem nhat hanh tinh-Hinh-7

Đảo Réunion thuộc Pháp nằm trong danh sách này do có rất nhiều vụ cá mập tấn công người xảy ra tại đây. Trong khoảng thời gian 2011-2015, 17 vụ cá mập tấn công người được báo cáo, trong đó có 7 trường hợp tử vong.

“Bi mat” dang so tren hon dao nguy hiem nhat hanh tinh-Hinh-8
Đảo Gruinard ở Scotland hiện là một trong những khu vực nguy hiểm nhất thế giới, không có người hay động vật sinh sống. Nơi này từng diễn ra những cuộc thí nghiệm cho nổ bom vi khuẩn than khiến khu vực này bị ô nhiễm nặng.
“Bi mat” dang so tren hon dao nguy hiem nhat hanh tinh-Hinh-9
Đảo North Sentinel, thuộc quần đảo Andaman, Ấn Độ Dương, là nơi cư ngụ của bộ lạc Sentinel. Họ sống cô lập hoàn toàn và từ chối bất cứ liên hệ nào với thế giới bên ngoài. Người Sentinel sẽ tấn công bất cứ ai tiếp cận họ. Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm mọi người đến hòn đảo này để đảm bảo an toàn.
“Bi mat” dang so tren hon dao nguy hiem nhat hanh tinh-Hinh-10
Đảo Vozrozhdeniya nằm giữa Kazakhstan và Uzbekistan là vùng đất hoang vu chết chóc, ngập tràn các loại hóa chất cực độc. Được biết, Liên Xô từng thành lập một phòng thí nghiệm vũ khí sinh học tại đây và đã thử nghiệm một số tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất như bệnh đậu mùa, bệnh than,... Sau này, hòn đảo này bị bỏ hoang từ những năm 1990. 

Đọc nhiều nhất

Sốc lý do Từ Hi Thái hậu sai người đi tìm 100 đồng nam

Sốc lý do Từ Hi Thái hậu sai người đi tìm 100 đồng nam

Trước lúc qua đời, Từ Hi Thái hậu - vị thái hậu quyền lực của nhà Thanh đã sai người đi tìm 100 đứa trẻ dưới 10 tuổi. Bề ngoài, bà nói với mọi người rằng đưa chúng vào cung để bầu bạn nhưng thực chất vì mục đích đáng sợ.

Tin mới