Vì sao loài rùa kỳ quặc luôn “nở nụ cười” trên môi?

Chúng có tên là rùa mata mata, với khả năng ngụy trang cực kỳ tốt. Vẻ ngoài của loài này giống như một mảnh vỏ cây với những chiếc vảy có gai nhọn và nó dường như luôn mỉm cười.

Vì sao loài rùa kỳ quặc luôn “nở nụ cười” trên môi?
Là một trong những loài rùa nước ngọt lớn nhất (mai của chúng có thể dài tới gần 45 cm và nặng khoảng 17 kg), rùa mata mata là một loài động vật trông khá kỳ lạ, ít nhất là theo tiêu chuẩn của con người.
Nó có một cái đầu to không cân xứng và cái cổ vừa dài vừa dày, có nhiều mụn cóc và đường gờ trên mặt, được gọi là "nốt sần". Ở hai bên mõm dài của nó có một tấm sừng giống như một đồng xu có lỗ và cái miệng rộng của nó làm cho con vật trông như thể nó luôn nở nụ cười trên khuôn mặt.
Nhưng trong khi rùa mata mata có thể xấu xí đối với một số người, thì vẻ ngoài của chúng thực sự là một sự thích nghi với môi trường xung quanh, mang lại một số lợi ích cụ thể.
Vi sao loai rua ky quac luon “no nu cuoi” tren moi?
 
Được tìm thấy ở lưu vực sông Amazon và Orinoco ở Nam Mỹ, loài rùa này là loài ăn thịt và sống về đêm, chúng thích săn cá nhỏ cũng như một số loài động vật không xương sống dưới nước vào ban đêm.
Mặc dù có một chiếc mai lớn, nhưng chúng cũng có thể trở thành con mồi của những loài ăn thịt, chẳng hạn như cá sấu.
Mặc dù những đường gờ, cục u và vạt da bao phủ cơ thể có thể khiến chúng trông xấu xí đối với con người, nhưng những lớp da đó thực sự có một số chức năng quan trọng. Một trong số đó là ngụy trang - khiến bản thân chúng giống như gỗ mục nát và thối rữa của đầm lầy - những thứ tương đối phổ biến và không ăn được ở sông lưu vực nơi rùa mata mata sống.
Da và mai của loài rùa này cũng tạo ra bề mặt cho tảo và cỏ dại phát triển, giúp chúng có thể ngụy trang giống một mảnh đá hoặc gỗ không mấy hấp dẫn đối với những kẻ săn mồi.
Ngoài ra, những bộ phận giống như mụn cóc trên mặt của loài rùa này cũng hoạt động giống như râu của mèo: chúng thông báo cho rùa về dòng chảy và chuyển động của nước, một thứ hữu ích cho cả việc săn mồi và tránh những mối nguy hiểm lớn như cá sấu xuống nước.
Rùa mata mata cũng có một cách săn mồi hết sức kỳ lạ. Người ta đã quan sát thấy chúng đuổi theo và dồn những con cá vào góc khiến cho những con cá bị mắc kẹt và năm im chờ chết.
Khi dồn được con mồi, rùa mata mata sẽ thò đầu ra và mở cái miệng lớn hết mức có thể. Sau đó, nó tạo ra một khoảng chân không áp suất thấp để hút con mồi vào miệng, được gọi là hút thức ăn. Khi con rùa ngậm miệng lại, nước từ từ bị tống ra ngoài và con cá bị nuốt chửng vào trong bụng (do cấu tạo miệng hết sức đặc biệt nên loài rùa này không thể nhai con mồi).
Theo những người đã từng nuôi rùa mata mata, có lẽ chúng là một loài khá thông minh. Thậm chí người ta đã quan sát thấy những con rùa mata mata nuôi nhốt sử dụng dòng chảy của máy bơm nước để ghìm con mồi trong bể cá.
Rùa mata mata hiện không được xếp vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng, nhưng những phẩm chất độc đáo của chúng khiến loài này trở thành mục tiêu phổ biến của những người săn thú cưng và chúng thường bị đưa vào bể cá để nuôi làm cảnh.
Nhưng vì chúng tương đối khó nuôi như thú cưng và thường xuyên bị căng thẳng nên chúng thường gặp phải các vấn đề sức khỏe khi bị nuôi nhốt.

Rùa thực sự có thể thở bằng mông không?

Hầu hết các loài động vật có vú đều thở bằng miệng và mũi, trong khi đó ếch có thể thở bằng da. Thế còn rùa? Làm thế nào để những sinh vật có vỏ cứng này lấy được oxy?

Rùa thực sự có thể thở bằng mông không?

Rua thuc su co the tho bang mong khong?

Rùa có thể thực hiện một quá trình hô hấp cơ bản, theo nghĩa ít kỹ thuật hơn, có thể được hiểu là "thở bằng mông".

Về mặt kỹ thuật, rùa không thở bằng xương sống của chúng. Đó là bởi vì loài rùa không thực sự có "mông"; thay vào đó, chúng có một lỗ đa năng được gọi là cloaca, được sử dụng để sinh sản hữu tính và đẻ trứng cũng như tống chất thải ra ngoài. Tuy nhiên, chúng tham gia vào một quá trình được gọi là hô hấp cơ bản, theo nghĩa ít kỹ thuật hơn, có thể được hiểu là "thở bằng mông".

Điểm danh loài rùa bản địa Việt Nam "báo động" tuyệt chủng

Danh lục Đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) liệt kê một số loài rùa bản địa ở Việt Nam vào danh sách có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Trong số này, rùa núi vàng được xếp ở mức cực kỳ nguy cấp.

Điểm danh loài rùa bản địa Việt Nam "báo động" tuyệt chủng
Diem danh loai rua ban dia Viet Nam
Trong cuộc hội thảo công bố báo cáo "Chợ rùa trên mạng Sôi động thị trường rùa trên Facebook và Youtube ở Việt Nam năm 2021” do Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) và Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á (ATP) thuộc Tổ chức Indo-Myanmar Conservation (IMC) phối hợp tổ chức sáng ngày 14/10, nhiều loài rùa bản địa ở Việt Nam đứng trước nguy cơ tuyệt chủng ngoài tự nhiên.  

75 cá thể rùa đầu to bị vận chuyển trái phép: Loài cực hiếm!

Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường Công an tỉnh Nghệ An đã phát hiện, bắt quả tang một đối tượng mang 75 cá thể rùa đầu to từ Lào về Việt Nam để bán. Đây là loài rùa quý hiếm cần được bảo vệ.

75 cá thể rùa đầu to bị vận chuyển trái phép: Loài cực hiếm!
75 ca the rua dau to bi van chuyen trai phep: Loai cuc hiem!
Vào ngày 13/12, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị đã phát hiện, bắt quả tang đối tượng Vũ Trường Thi về hành vi tàng trữ, mua bán trái phép động vật nguy cấp, quý hiếm. Tại hiện trường, Cơ quan Công an thu giữ 1 thùng hàng. Bên trong thùng chứa 75 cá thể rùa (nghi là rùa đầu to) có tổng trọng lượng gần 50 kg. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới