Vì sao khi áp thuế GTGT 5% lại giảm giá phân bón?

Hiện có một số ý kiến bày tỏ lo lắng rằng, phân bón đang từ diện không chịu thuế GTGT, nay áp thuế 5% thì sẽ làm tăng giá, ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Vậy sự lo lắng này có đúng không?

Giá bán đang có 10% thuế GTGT!
Theo cách nghĩ thông thường, ví dụ giá phân bón hiện đang bán trên thị trường là 107 đồng, nếu áp thuế GTGT 5% (như Dự thảo Luật Thuế GTGT sửa đổi) thì phải cộng thêm 5% này vào giá bán, tức là giá sẽ giá tăng lên 5,35 đồng thành 112,35 đồng.
Nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy, không phải cứ chuyển từ không chịu thuế GTGT sang chịu thuế GTGT là giá bán đương nhiên sẽ tăng.
Vi sao khi ap thue GTGT 5% lai giam gia phan bon?
Thực tế, trong giá bán phân bón hiện nay đang có 10% thuế GTGT (đầu vào) 
Tiếp tục với ví dụ trên, với giá bán 107 đồng, gọi là không chịu thuế GTGT nhưng thực ra giá bán này đã bao gồm khoản thuế GTGT đầu vào, thường là 10%. Có nghĩa là, giá thực chất của phân bón lúc này chỉ có 100 đồng (là phần của doanh nghiệp, trong đó khoảng 70 đồng là chi phí sản xuất chịu thuế GTGT đầu vào) cộng với 7 đồng là thuế GTGT 10% đầu vào mà doanh nghiệp đã ứng nộp cho Nhà nước trước đó khi mua nguyên - nhiên liệu, vật tư máy móc, thiết bị để sản xuất phân bón.
Sở dĩ phải cộng 10% thuế GTGT này vào là do Luật Thuế 71 quy định phân bón là mặt hàng không chịu thuế GTGT đầu ra, mà không có thuế GTGT đầu ra nên phần thuế GTGT đầu vào kia không được khấu trừ. Mà khoản thuế này Nhà nước đã thu của doanh nghiệp nên doanh nghiệp phải cộng vào giá bán ra thị trường, cuối cùng nông dân là người phải gánh khoản thuế này.
Áp thuế GTGT 5% giá phân bón có điều kiện giảm
Khi áp thuế GTGT phân bón 5%, phần thuế GTGT đầu vào 10% kia của doanh nghiệp sẽ được khấu trừ và giá bán ra thị trường lúc này là: 100 đồng (phần của doanh nghiệp) cộng thuế GTGT 5% là 5 đồng. Như vậy, giá lúc này chỉ còn 105 đồng, thấp hơn giá khi không chịu thuế GTGT 107 đồng.
Cơ sở của phép tính trên là nếu chi phí đầu vào chịu thuế GTGT 10% mà lớn hơn 50% giá bán chưa chịu thuế GTGT thì khi đó thuế GTGT 10% cho khoản này sẽ cao hơn khoản thuế 5% đầu ra. Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất phân bón từ nguyên nhiên liệu trong nước luôn có tỷ trọng chi phí đầu vào phải chịu thuế GTGT lớn hơn 50%. Như ở Phân bón Phú Mỹ, Phân bón Cà Mau, chi phí này lên đến khoảng 70% giá bán. 10% của 70% giá bán là 7%; còn 5% của 100% giá bán chỉ có 5%. Vậy rõ ràng là nông dân chịu thuế GTGT ít đi khi áp thuế GTGT phân bón 5%.
Cũng có nhiều trường hợp tỷ trọng phần chi phí chịu thuế GTGT đầu vào 10% thấp hơn 50% giá bán. Điển hình là các doanh nghiệp nhập nguyên liệu phân bón từ nước ngoài về để phối trộn làm NPK. Thường thì phần nguyên liệu này chiếm tới 80-90% giá bán, nhưng lại không chịu thuế GTGT đầu vào theo Luật Thuế 71 hiện hành. Trong khi đó, phần chịu thuế GTGT đầu vào (bao bì, dịch vụ logistics...) chỉ chiếm đâu đó khoảng 10% chẳng hạn. Khi đó, thuế GTGT đầu vào 10% đánh trên tỷ trọng 10% đó chỉ tương đương 1% giá bán, thấp hơn khoản 5% nếu áp thuế GTGT 5%.
Thế nhưng ở trường hợp này, phần lợi thuộc về nước xuất khẩu nguyên liệu phân bón hơn. Còn trong nước, nguy cơ phân bón kém chất lượng, được phối trộn thủ công tràn lan trên thị trường gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nông dân. Hơn nữa, về lâu dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất phân bón trong nước bởi sự cạnh tranh thiếu công bằng giữa hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu do chính quy định của chúng ta.
Lấy gì đảm bảo doanh nghiệp sẽ giảm giá bán?
Cũng có ý kiến hoài nghi rằng, khi áp thuế GTGT 5%, doanh nghiệp được khấu trừ thuế đầu vào thì điều gì sẽ đảm bảo rằng doanh nghiệp sẽ giảm giá bán? Đó là chưa kể giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa?...
Hoài nghi này không có cơ sở và để giải thích điều này không khó. Thứ nhất, thị trường phân bón vốn đang cạnh tranh rất khốc liệt. Khi có điều kiện giảm giá bán thì doanh nghiệp không dại gì không hạ giá để bán hàng. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trên thị trường mang tính cạnh tranh. Điều này đã được chứng thực suốt thời gian qua khi Nhà nước giảm thuế GTGT từ 10% xuống 8%, không doanh nghiệp nào lại không giảm giá tương ứng khoản giảm 2% thuế GTGT đó, vì nếu không giảm là sẽ không bán được hàng ngay. Chính vì thế, hiện đang có nhiều kiến nghị kéo dài việc giảm thuế GTGT thêm 2 quý nữa trong năm 2025.
Thứ hai, giá cả tất nhiên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thị trường, mùa vụ, tình hình địa chính trị thế giới..., nhưng khi xem xét vấn đề tác động của việc áp thuế GTGT thì phải xét trong những điều kiện như nhau, bỏ qua những tác động không liên quan khác. Và rõ ràng là trong những điều kiện như nhau thì việc áp thuế GTGT 5% đối với phân bón sẽ giúp giá phân bón giảm đi, nông dân có lợi hơn là không chịu thuế. Các phân tích trên lý giải cho điều này.
Vì thế mà nhiều chuyên gia đã lên tiếng rằng, ai thực lòng vì nông dân thì nên ủng hộ phương án áp thuế GTGT 5% đối với phân bón vì sẽ rất có lợi cho nông dân. Còn không áp thuế như hiện nay là nông dân chịu thiệt nhiều nhất!

Petrovietnam thiết lập những kỷ lục trong SXKD

Từ năm 2020 trở lại đây, việc triển khai hiệu quả, đồng bộ giải pháp “quản trị biến động” đã giúp Petrovietnam vượt khó ngoạn mục, liên tục thiết lập nhiều kỷ lục trong SXKD, tạo đà “vươn tới đỉnh cao mới”.

Vững vàng vượt khó, thiết lập kỷ lục trong SXKD
Sau những năm 2020, 2021 với nhiều khó khăn, thách thức từ thị trường, từ “khủng hoảng kép” do dịch bệnh Covid-19 và giá dầu sụt giảm nghiêm trọng, Petrovietnam đã duy trì ổn định hoạt sản xuất kinh doanh, đạt mục tiêu phục hồi tăng trưởng so với trước đại dịch Covid-19. Với sự nỗ lực từ trong gian khó, Petrovietnam tự tin không ngại thách thức, vượt qua chính mình với việc đặt mục tiêu cao hơn cho những giai đoạn tiếp theo là tiếp tục đà tăng trưởng, phát triển bền vững.

Petrovietnam với cho mục tiêu 1 triệu tỷ đồng doanh thu năm 2024

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã hoàn thành toàn diện 6/6 chỉ tiêu tài chính năm 2024, về đích trước từ 3-5 tháng và đang nỗ lực triển khai các giải pháp cho mục tiêu đạt 1 triệu tỷ đồng doanh thu trong năm 2024.

Các chỉ tiêu trọng yếu vượt mức kế hoạch
Trong tháng 10, kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới có dấu hiệu cải thiện. Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) Việt Nam phục hồi lên 51,2 điểm, tăng so với tháng trước. Tình hình một số mặt hàng liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của Petrovietnam chuyển biến theo xu hướng tốt hơn.

Đọc nhiều nhất

Nhơn Trạch 3 có thể vận hành trước 3 tháng

Nhơn Trạch 3 có thể vận hành trước 3 tháng

Sau gần 9 tháng khẩn trương thi công, cho đến nay, Liên danh Samsung C&T Corporation - Tổng Công ty Lắp máy VN (LILAMA) đã hoàn thành 66% tiến độ tổng thể gói thầu EPC dự án NM nhiệt điện Nhơn Trách 3 và Nhơn Trạch 4.
Các trung tâm thương mại phòng dịch corona thế nào?

Các trung tâm thương mại phòng dịch corona thế nào?

(Kiến Thức) - Phòng chống sự lây lan của dịch bệnh Corona, mang đến không gian mua sắm an toàn, tiện nghi cho khách hàng, toàn bộ hệ thống 79 Trung tâm thương mại (TTTM) Vincom đã và đang triển khai các biện pháp quyết liệt. 

Tin mới