Vì sao huyền thoại S-300 của Armenia vỡ vụn trước UAV Azerbaijan?

Vì sao huyền thoại S-300 của Armenia vỡ vụn trước UAV Azerbaijan?

(Kiến Thức) - Cuộc xung đột Azerbaijan - Armenia tại khu vực Nagorno-Karabakh sau 44 ngày đã tạm dừng, "niềm hy vọng" S-300 của Armenia đã bị UAV của Azerbaijan cho vỡ vụn, vậy đâu là nguyên nhân?

Mặc dù đã có lệnh ngừng bắn ở khu vực Nagorno-Karabakh, nhưng việc phân tích các hành động quân sự giữa quân đội Azerbaijan và Armenia sẽ còn thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự trong một thời gian dài. Ảnh: Xe tăng Azerbaijan trúng đạn pháo của Armenia - Nguồn: BQP Armenia.
Mặc dù đã có lệnh ngừng bắn ở khu vực Nagorno-Karabakh, nhưng việc phân tích các hành động quân sự giữa quân đội Azerbaijan và Armenia sẽ còn thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự trong một thời gian dài. Ảnh: Xe tăng Azerbaijan trúng đạn pháo của Armenia - Nguồn: BQP Armenia.
Kết luận chính có thể được rút ra, từ trận chiến đẫm máu kéo dài 44 ngày, đó là việc sử dụng UAV quy mô lớn, giúp quân đội Azerbaijan giành chiến thắng. Bên cạnh đó là sự “bất lực” của các hệ thống phòng không của Armenia, trong đó có hệ thống phòng không được kỳ vọng là S-300. Ảnh: Xe phóng đạn  hệ thống S-300 tại thủ đô của Armenia năm 2016 - Nguồn: BQP Armenia.
Kết luận chính có thể được rút ra, từ trận chiến đẫm máu kéo dài 44 ngày, đó là việc sử dụng UAV quy mô lớn, giúp quân đội Azerbaijan giành chiến thắng. Bên cạnh đó là sự “bất lực” của các hệ thống phòng không của Armenia, trong đó có hệ thống phòng không được kỳ vọng là S-300. Ảnh: Xe phóng đạn hệ thống S-300 tại thủ đô của Armenia năm 2016 - Nguồn: BQP Armenia.
Thế giới cũng chứng kiến việc một quốc gia, sử dụng máy bay không người lái vũ trang TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ và máy bay không người lái cảm tử Habi của Israel, chưa bao giờ lớn và để lại dấu ấn sâu như vậy, trong lịch sử các cuộc chiến tranh và xung đột cục bộ. Ảnh: UAV TB-2 của Azerbaijan - Nguồn: Sina
Thế giới cũng chứng kiến việc một quốc gia, sử dụng máy bay không người lái vũ trang TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ và máy bay không người lái cảm tử Habi của Israel, chưa bao giờ lớn và để lại dấu ấn sâu như vậy, trong lịch sử các cuộc chiến tranh và xung đột cục bộ. Ảnh: UAV TB-2 của Azerbaijan - Nguồn: Sina
Năm 1982, trong trận chiến tại thung lũng Bekaa tại Lebanon, giữa Israel và Syria, các cuộc tấn công bằng không quân của Israel với chiến thuật mới, đã gây bất ngờ cho Syria và gây ra thiệt hại “không gượng nổi”, với lực lượng phòng không, không quân của Syria. Ảnh: Chiến đấu cơ F-15 của không quân Israel tham gia cuộc chiến tại Bekaa - Nguồn: Wikipedia.
Năm 1982, trong trận chiến tại thung lũng Bekaa tại Lebanon, giữa Israel và Syria, các cuộc tấn công bằng không quân của Israel với chiến thuật mới, đã gây bất ngờ cho Syria và gây ra thiệt hại “không gượng nổi”, với lực lượng phòng không, không quân của Syria. Ảnh: Chiến đấu cơ F-15 của không quân Israel tham gia cuộc chiến tại Bekaa - Nguồn: Wikipedia.
Việc không quân Israel sử dụng quy mô lớn máy bay không người lái, làm mục tiêu giả và phương tiện gây nhiễu chủ động và thụ động, đã làm bất lực một phần lớn lực lượng tên lửa, phòng không Syria trong vòng vài giờ (chiến thuật tiến công bão hòa). Ảnh: UAV IAI Scout, phương tiện đã làm cho phòng không Syria bắn hết đạn - Nguồn: Wikipedia.
Việc không quân Israel sử dụng quy mô lớn máy bay không người lái, làm mục tiêu giả và phương tiện gây nhiễu chủ động và thụ động, đã làm bất lực một phần lớn lực lượng tên lửa, phòng không Syria trong vòng vài giờ (chiến thuật tiến công bão hòa). Ảnh: UAV IAI Scout, phương tiện đã làm cho phòng không Syria bắn hết đạn - Nguồn: Wikipedia.
Qua phân tích các chiến thuật sử dụng UAV của Azerbaijan cho thấy, sự giúp đỡ của Israel lần này không phải là không có. Qua đoạn video mà UAV tự sát Habi của Azerbaijan (mua của Israel), phá hủy tên lửa phòng không S-300 của Armenia (mua của Nga), cho thấy sự bất lực của “kẻ đi săn”, bị con mồi “phục kích” lại. Ảnh: Khoảnh khắc S-300 của Armenia bị UAV của Azerbaijan tiêu diệt - Nguồn: Sina
Qua phân tích các chiến thuật sử dụng UAV của Azerbaijan cho thấy, sự giúp đỡ của Israel lần này không phải là không có. Qua đoạn video mà UAV tự sát Habi của Azerbaijan (mua của Israel), phá hủy tên lửa phòng không S-300 của Armenia (mua của Nga), cho thấy sự bất lực của “kẻ đi săn”, bị con mồi “phục kích” lại. Ảnh: Khoảnh khắc S-300 của Armenia bị UAV của Azerbaijan tiêu diệt - Nguồn: Sina
Những hệ thống phòng không kiểu Nga được trang bị trong Quân đội Armenia, từ tầm thấp đến tầm cao, đã bị UAV của Azerbaijan tiến hành một cuộc “đồ sát” quy mô lớn; điều này khiến Israel tự tin, họ sẽ đủ sức tấn công các hệ thống phòng không S-400 và S-300 của Nga và Syria trong tương lai. Ảnh: S-300 của Armenia bị UAV của Azerbaijan phá hủy - Nguồn: Sina.
Những hệ thống phòng không kiểu Nga được trang bị trong Quân đội Armenia, từ tầm thấp đến tầm cao, đã bị UAV của Azerbaijan tiến hành một cuộc “đồ sát” quy mô lớn; điều này khiến Israel tự tin, họ sẽ đủ sức tấn công các hệ thống phòng không S-400 và S-300 của Nga và Syria trong tương lai. Ảnh: S-300 của Armenia bị UAV của Azerbaijan phá hủy - Nguồn: Sina.
Việc 8 tổ hợp hệ thống phòng không S-300PS của Armenia bị phá hủy đã chứng minh rằng: UAV của Azerbaijan đã tìm thấy vị trí của tên lửa S-300 của Armenia và các loại radar của hệ thống S-300 của Armenia hoàn toàn không phát hiện được các loại UAV có tốc độ chậm, nhỏ và bay thấp; hoặc nếu có phát hiện được, nhưng bất lực. Ảnh: S-300 của Armenia bị UAV của Azerbaijan phá hủy - Nguồn: Sina
Việc 8 tổ hợp hệ thống phòng không S-300PS của Armenia bị phá hủy đã chứng minh rằng: UAV của Azerbaijan đã tìm thấy vị trí của tên lửa S-300 của Armenia và các loại radar của hệ thống S-300 của Armenia hoàn toàn không phát hiện được các loại UAV có tốc độ chậm, nhỏ và bay thấp; hoặc nếu có phát hiện được, nhưng bất lực. Ảnh: S-300 của Armenia bị UAV của Azerbaijan phá hủy - Nguồn: Sina
Khách quan đánh giá, những hệ thống phòng không S-300PS hiện có trong lực lượng phòng không của quân đội Armenia đều thuộc loại S-300 đời đầu, được sản xuất dưới thời Liên Xô, hiện đã lạc hậu; tuy nhiên trong biên chế của lực lượng phòng không Nga hiện vẫn còn biên chế những hệ thống phòng không này. Ảnh: Hệ thống phòng không S-300 của Armenia - Nguồn: Sina
Khách quan đánh giá, những hệ thống phòng không S-300PS hiện có trong lực lượng phòng không của quân đội Armenia đều thuộc loại S-300 đời đầu, được sản xuất dưới thời Liên Xô, hiện đã lạc hậu; tuy nhiên trong biên chế của lực lượng phòng không Nga hiện vẫn còn biên chế những hệ thống phòng không này. Ảnh: Hệ thống phòng không S-300 của Armenia - Nguồn: Sina
Một phân tích của trang Military Today mới đây về việc sử dụng UAV của Azerbaijan chống lại các hệ thống phòng không do Liên Xô sản xuất cho thấy, các hệ thống phòng không lỗi thời của Armenia gần như hoàn toàn không thể chống lại các UAV hiện đại. Ảnh: Hệ thống phòng không S-300 của Armenia - Nguồn: Sina
Một phân tích của trang Military Today mới đây về việc sử dụng UAV của Azerbaijan chống lại các hệ thống phòng không do Liên Xô sản xuất cho thấy, các hệ thống phòng không lỗi thời của Armenia gần như hoàn toàn không thể chống lại các UAV hiện đại. Ảnh: Hệ thống phòng không S-300 của Armenia - Nguồn: Sina
Do bề mặt phản xạ radar của máy bay không người lái của Israel và Thổ Nhĩ Kỳ quá nhỏ, khiến những hệ thống radar của Armenia không thể phát hiện chính xác; kể cả radar của hệ thống S-300 cũ của Nga. Ảnh: S-300 của Armenia bị UAV của Azerbaijan phá hủy - Nguồn: Sina
Do bề mặt phản xạ radar của máy bay không người lái của Israel và Thổ Nhĩ Kỳ quá nhỏ, khiến những hệ thống radar của Armenia không thể phát hiện chính xác; kể cả radar của hệ thống S-300 cũ của Nga. Ảnh: S-300 của Armenia bị UAV của Azerbaijan phá hủy - Nguồn: Sina
Thực tế nhiều hệ thống radar của hệ thống phòng không tầm thấp Osa có trong biên chế của lực lượng phòng không Armenia vẫn quay đều, nhưng không hề phát hiện ra UAV của Azerbaijan đang tiến công chính mình. Ảnh: Hệ thống phòng không tầm thấp Osa của Armenia - Nguồn: Wikipedia.
Thực tế nhiều hệ thống radar của hệ thống phòng không tầm thấp Osa có trong biên chế của lực lượng phòng không Armenia vẫn quay đều, nhưng không hề phát hiện ra UAV của Azerbaijan đang tiến công chính mình. Ảnh: Hệ thống phòng không tầm thấp Osa của Armenia - Nguồn: Wikipedia.
Phía Nga cho rằng, thật không may là phòng không Armenia không có hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 hiện đại. Nếu được sử dụng đúng cách, tên lửa phòng không Pantsir S-1 có thể bắn hạ thành công UAV của Thổ Nhĩ Kỳ và Israel; thực tế ở chiến trường Syria và Libya đã chứng minh điều đó. Ảnh: Hệ thống phòng không Pantsir S-1 của Syria bị tên lửa hành trình của Israel phá hủy - Nguồn: Sina
Phía Nga cho rằng, thật không may là phòng không Armenia không có hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S1 hiện đại. Nếu được sử dụng đúng cách, tên lửa phòng không Pantsir S-1 có thể bắn hạ thành công UAV của Thổ Nhĩ Kỳ và Israel; thực tế ở chiến trường Syria và Libya đã chứng minh điều đó. Ảnh: Hệ thống phòng không Pantsir S-1 của Syria bị tên lửa hành trình của Israel phá hủy - Nguồn: Sina
Đây là lý do tại sao Bộ Quốc phòng Nga đang xem xét tiếp tục nâng cấp các hệ thống Pantsir S-1 để làm "cận vệ" cho các hệ thống phòng không tầm xa như S-300 và S-400 trong tương lai; nhằm khắc phục triệt để "quầng tối chân đèn" của các hệ thống phòng không tầm xa. Ảnh: Hệ thống phòng không tầm thấp Pantsir S-1 của Nga tại Syria tiêu diệt UAV - Nguồn: Topwar
Đây là lý do tại sao Bộ Quốc phòng Nga đang xem xét tiếp tục nâng cấp các hệ thống Pantsir S-1 để làm "cận vệ" cho các hệ thống phòng không tầm xa như S-300 và S-400 trong tương lai; nhằm khắc phục triệt để "quầng tối chân đèn" của các hệ thống phòng không tầm xa. Ảnh: Hệ thống phòng không tầm thấp Pantsir S-1 của Nga tại Syria tiêu diệt UAV - Nguồn: Topwar
Hệ thống Pantsir S-1 sẽ được lắp đặt trên khung gầm bánh xích, sử dụng radar quét mảng pha chủ động và có thể phát hiện mục tiêu nhỏ, chậm và bay thấp trong bán kính 70 km. Pantsir S-1 cải tiến có thể cùng lúc tiêu diệt 4 mục tiêu và mỗi mục tiêu có thể phóng tối đa 2 tên lửa. Tên lửa của Pantsir S-1 cải tiến có thể tấn công UAV ở khoảng cách đến 40 km (thay vì 10 km như hiện nay). Ảnh: Hệ thống phòng không tầm thấp Pantsir S-1 và S-400 của Nga tại Syria - Nguồn: Topwar
Hệ thống Pantsir S-1 sẽ được lắp đặt trên khung gầm bánh xích, sử dụng radar quét mảng pha chủ động và có thể phát hiện mục tiêu nhỏ, chậm và bay thấp trong bán kính 70 km. Pantsir S-1 cải tiến có thể cùng lúc tiêu diệt 4 mục tiêu và mỗi mục tiêu có thể phóng tối đa 2 tên lửa. Tên lửa của Pantsir S-1 cải tiến có thể tấn công UAV ở khoảng cách đến 40 km (thay vì 10 km như hiện nay). Ảnh: Hệ thống phòng không tầm thấp Pantsir S-1 và S-400 của Nga tại Syria - Nguồn: Topwar
Video UAV Azerbaijan tiêu diệt radar 36D6 của tổ hợp S-300 Armenia - Nguồn: Caliber

GALLERY MỚI NHẤT