Vì sao Đồng Hới được gọi là thành phố Hoa Hồng?

Vì sao Đồng Hới được gọi là thành phố Hoa Hồng?

Câu chuyện về "thành phố Hoa Hồng" bắt đầu vào giữa năm 1964, khi nhà văn người Liên Xô Boris Polevoy (1908-1981) ghé thăm tỉnh Quảng Bình.

Là thủ phủ của tỉnh Quảng Bình, miền đất nổi tiếng với Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, thành phố Đồng Hới còn được biết đến bằng một cái tên rất lãng mạn:  Thành phố Hoa Hồng. Ảnh: Một góc thành phố Đồng Hới nhìn từ bờ Đông sông Nhật Lệ.
Là thủ phủ của tỉnh Quảng Bình, miền đất nổi tiếng với Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng, thành phố Đồng Hới còn được biết đến bằng một cái tên rất lãng mạn: Thành phố Hoa Hồng. Ảnh: Một góc thành phố Đồng Hới nhìn từ bờ Đông sông Nhật Lệ.
Trong bài “Vì sao Đồng Hới có tên Thị xã Hoa Hồng” đăng trên báo Quảng Bình số Xuân Canh Ngọ 1990, nhà văn Nguyễn Thế Tường đã phỏng vấn nhà thơ Xuân Hoàng (nguyên Chủ tịch Hội sáng tác Quảng Bình) để làm rõ nguồn gốc tên gọi “thành phố Hoa Hồng”. Ảnh: Quảng Bình quan, công trình biểu tượng của Đồng Hới.
Trong bài “Vì sao Đồng Hới có tên Thị xã Hoa Hồng” đăng trên báo Quảng Bình số Xuân Canh Ngọ 1990, nhà văn Nguyễn Thế Tường đã phỏng vấn nhà thơ Xuân Hoàng (nguyên Chủ tịch Hội sáng tác Quảng Bình) để làm rõ nguồn gốc tên gọi “thành phố Hoa Hồng”. Ảnh: Quảng Bình quan, công trình biểu tượng của Đồng Hới.
Theo đó, câu chuyện bắt đầu vào giữa năm 1964, khi nhà văn người Liên Xô Boris Polevoy (1908-1981) - tác giả của nhiều tiểu thuyết, ký sự nổi tiếng thế giới - ghé thăm tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Tượng đài Mẹ Suốt bên bờ sông Nhật Lệ.
Theo đó, câu chuyện bắt đầu vào giữa năm 1964, khi nhà văn người Liên Xô Boris Polevoy (1908-1981) - tác giả của nhiều tiểu thuyết, ký sự nổi tiếng thế giới - ghé thăm tỉnh Quảng Bình. Ảnh: Tượng đài Mẹ Suốt bên bờ sông Nhật Lệ.
Khi ấy đang mùa nắng, các loài cây hoa rất khó sống ở miền gió lào cát trắng Quảng Bình. Dù vậy, các chị tiếp viên nhà khách Giao tế ở khu Đức Ninh, Đồng Hới, vẫn kiếm được những đóa hoa hồng vàng rất đẹp để bày trong phòng khách. Ảnh: Bãi biển Nhật Lệ, Đồng Hới.
Khi ấy đang mùa nắng, các loài cây hoa rất khó sống ở miền gió lào cát trắng Quảng Bình. Dù vậy, các chị tiếp viên nhà khách Giao tế ở khu Đức Ninh, Đồng Hới, vẫn kiếm được những đóa hoa hồng vàng rất đẹp để bày trong phòng khách. Ảnh: Bãi biển Nhật Lệ, Đồng Hới.
Khi đến nhà khách Giao tế, Boris Polevoy rất ngạc nhiên khi nhìn thấy những đóa hồng tươi thắm. Chỉ vào hai bông hồng cắm trong chiếc lọ đặt trên bàn, ông khen “Hoa hồng ở Việt Nam đẹp quá!”. Ảnh: Nhà thờ Tam Tòa, chứng tích về sự phá hoại của đế quốc Mỹ ở Đồng Hới.
Khi đến nhà khách Giao tế, Boris Polevoy rất ngạc nhiên khi nhìn thấy những đóa hồng tươi thắm. Chỉ vào hai bông hồng cắm trong chiếc lọ đặt trên bàn, ông khen “Hoa hồng ở Việt Nam đẹp quá!”. Ảnh: Nhà thờ Tam Tòa, chứng tích về sự phá hoại của đế quốc Mỹ ở Đồng Hới.
Khi đó, các đồng nghiệp người Quảng Bình liền kể cho nhà văn Liên Xô biết về truyền thống trồng hoa hồng có từ xưa ở Đồng Hới và chuyện người Pháp ngày trước vẫn gọi thị xã Đồng Hới là “Thành phố Hoa Hồng”. Ảnh: Thuyền đánh cá trên sông Nhật Lệ, Đồng Hới.
Khi đó, các đồng nghiệp người Quảng Bình liền kể cho nhà văn Liên Xô biết về truyền thống trồng hoa hồng có từ xưa ở Đồng Hới và chuyện người Pháp ngày trước vẫn gọi thị xã Đồng Hới là “Thành phố Hoa Hồng”. Ảnh: Thuyền đánh cá trên sông Nhật Lệ, Đồng Hới.
Nhà văn Boris Polevoy tỏ ra thích thú: “Thành phố Hoa hồng – cái tên nghe hay quá!”. Khi tạm biệt Đồng Hới, ông đã viết bài đáp từ, trong đó có nhiều lần dùng cụm từ “Đồng Hới, thị xã Hoa Hồng”. Ảnh: Di tích thành cổ Đồng Hới.
Nhà văn Boris Polevoy tỏ ra thích thú: “Thành phố Hoa hồng – cái tên nghe hay quá!”. Khi tạm biệt Đồng Hới, ông đã viết bài đáp từ, trong đó có nhiều lần dùng cụm từ “Đồng Hới, thị xã Hoa Hồng”. Ảnh: Di tích thành cổ Đồng Hới.
Bài viết của Boris Polevoy đã được đón nhận nồng nhiệt. Kể từ đó, danh xưng “Hoa Hồng” đã xuất hiện trong nhiều bài viết, tác phẩm văn học về Đồng Hới – Quảng Bình, trở thành niềm tự hào của nhiều thế hệ người Đồng Hới... Ảnh: Di tích Lũy Thầy ở Đồng Hới.
Bài viết của Boris Polevoy đã được đón nhận nồng nhiệt. Kể từ đó, danh xưng “Hoa Hồng” đã xuất hiện trong nhiều bài viết, tác phẩm văn học về Đồng Hới – Quảng Bình, trở thành niềm tự hào của nhiều thế hệ người Đồng Hới... Ảnh: Di tích Lũy Thầy ở Đồng Hới.
Mời quý độc giả xem video: Bình Thuận - Điểm Dừng Chân Cho Những Phượt Thủ | VTV Review.